Chất lượng công chức về trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 53 - 56)

Được sự quan tâm của chính quyền các cấp trong công tác hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, trình độ của đội ngũ công chức cấp xã ngày càng được nâng cao. Về trình độ chuyên môn tất cả công chức cấp xã trên địa bàn thị xã đều đạt chuẩn so với yêu cầu của Nghị định 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ, không có công chức nào chưa qua đào tạo, cụ thể công chức có trình độ chuyên môn.

45

Bảng 2.3. Tổng hợp trình độ chuyên môn của công chức cấp xã

ĐVT:Người

STT Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp

Số lượng 3 111 3 33

Tỷ lệ (%) 2 74 2 22

Nguồn: Báo cáo Phòng Nội vụ huyện Đakrông năm 2020

Qua số liệu nêu tại Bảng 2.3 có thể thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức các cơ quan hành chính cấp xã tính đến ngày 31/12/2020 tương đối cao, công chức có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 74%, công chức có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ 2% và qua thực tế số lượng này không ngừng tăng lên qua các năm. Số lượng công chức có trình độ trung cấp cấp xã hiện nay giảm dần qua các năm. Cấp xã đã có công chức có trình độ thạc sỹ, chiếm tỷ lệ 2%. Sự thay đổi về trình độ đào tạo của công chức các cơ quan hành chính cấp xã cho thấy sự cố gắng của lãnh đạo UBND các cấp trong thực hiện chính sách sử dụng công chức và sự cố gắng của bản thân từng công chức không ngừng trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của từng vị trí đảm nhiệm.

- Về trình độ lý luận chính trị

Bảng 2.4. Tổng hợp trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã

ĐVT: người

Tổng số: 150 Bậc đào tạo Chưa đào

tạo

Cao cấp Trung cấp Sơ cấp

Số lượng 0 45 31 74

Tỷ lệ % 0 30 20,7 49,4

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Đakrông năm 2020

Một trong những yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở là xây dựng đội ngũ công chức có năng lực tổ chức và thực hiện

46

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Qua bảng thống kê về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức cấp xã trong Bảng 2.4 cho thấy số lượng công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị chiếm tỷ lệ 30%, số lượng công chức có trình độ sơ cấp lý luận chính trị chiếm tỷ lệ 20,7% trong tổng số công chức các cơ quan hành chính cấp xã đã qua đào tạo. Số lượng công chức có trình độ lý luận chính trị chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao trong tổng số công chức các cơ quan hành chính cấp xã chiếm 49,4%. Do vậy, đồng thời với việc bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chính quyền cấp xã huyện Đakrông cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Nên theo quy định tại Thông tư 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ thì tiêu chuẩn lý luận chính trị chưa đạt. Trong thời gian tới cần có các giải pháp để nâng cao trình độ lý luận chính trị, cho công chức để đáp ứng được yêu cầu của công việc cho công chức các cơ quan hành chính cấp xã.

- Về trình độ tin học, ngoại ngữ

Bảng 2.5. Tổng hợp trình độ tin học, ngoại ngữ của công chức cấp xã

ĐVT: Người Tổng số:150 Chứng chỉ Tin học Chứng chỉ Tiếng Anh Ngoại ngữ khác Chứng chỉ tiếng DTTS Số lượng 131 103 0 36 Tỷ lệ 87,4 68,6 0 24

Nguồn: Báo cáo Phòng Nội vụ huyện Đakrông năm 2020

Qua Bảng 2.5 thống kê về trình độ ngoại ngữ, tin học của công chức cấp xã huyện Đakrông năm 2020 ta thấy, số lượng công chức có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao (24%), đây là một trong những yếu tố góp

47

phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã, xóa bỏ những rào cản trong quá trình cung cấp dịch vụ công cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đakrông. Số lượng công chức có trình độ tin học và ngoại ngữ chiếm tỷ lệ không nhỏ, năm 2020 có tới 87,4% công chức có chứng chỉ tin học và 68,6% công chức có trình độ ngoại ngữ. Như vậy có thể thấy, bên cạnh sự phát triển về số lượng thì trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ công chức cấp xã cũng không ngừng được nâng lên nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 53 - 56)