Đối với cơ quan Nhà nước thuộc tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 83 - 85)

Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 16 tháng 10 năm 2020 của Tỉnh ủy Quảng Trị về “đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025” có đề ra nhiệm vụ, định hướng và giải pháp chủ yếu để tập trung, đẩy mạnh và hoàn thành các chỉ tiêu cải cách hành chính.

Tỉnh ủy Quảng Trị đã đưa ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là triển khai tất cả các nội dung cải cách, tuy nhiên, ưu tiên tập trung các lĩnh vực sau:

75

Một là, vềcải cách thểchế;

Thường xuyên rà soát văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật không còn hiệu lực, không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại tỉnh;

Xây dựng và ban hành mới kịp thời các thể chế còn thiếu để điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội mới phát sinh;

Thể chế hóa kịp thời các quy định về thể chế của Trung ương vào điều kiện thực tế tại tỉnh, trong đó ưu tiên việc xây dựng quy định về công vụ, công chức để đảm bảo được hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính ở tỉnh; Xây dựng và hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và nhân dân, trọng tâm là phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng và phát huy hơn nữa quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy hành chính nhà nước.

Nâng cao chất lương, năng lực của đội ngũ CB, CC tham mưu xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Hai là, về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũCB, CC;Tiếp tục đổi mới phương pháp tuyển dụng và quản lý đội ngũ CB, CC. Tuyển dụng CB, CC theo quy định và phù hợp với yêu cầu công việc; cơ chế thi tuyển đảm bảo tính công khai dân chủ và cạnh tranh chọn đúng người đủ tiêu chuẩn vào làm việc trong bộ máy nhà nước.

Xây dựng đội ngũ CB, CC có phẩm chất, đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cáo, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phù hợp với vị trí công việc;

Xây dựng cơ chế, tiêu chí đánh giá CB, CC nhằm đánh giá hiệu quả thực thi công vụ. Bên cạnh đó xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của

76

CB, CC; Quy chế công vụ, Quy chế dân chủ trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, việc thực thi công vụ của công chức để phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những cá nhân, tập thể mắc sai phạm.

Có thể thấy, chất lượng đội ngũ công chức và hiệu quả làm việc của công chức rất được các cơ quan hành chính ở tỉnh Quảng Trị quan tâm, và đặt ra những phương hướng để giải quyết trong thời gian tới, nhằm đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay và đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 83 - 85)