Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Trách nhiệm là khái niệm của ý thức đạo đức và ý thức pháp quyền, nói lên một đặc trưng của nhân cách trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đề ra. Trách nhiệm là sự tương xứng giữa hoạt động với nghĩa vụ, là hệ quả của tự do ý chí của con người, là đặc trưng cho hoạt động có ý thức của con người. Con người ngày càng nhận thức được quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội. Về mặt pháp lý, việc xem xét trách nhiệm cá nhân phải xuất phát từ sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ: “quyền càng rộng thì trách nhiệm càng lớn.”
Đánh giá công chức là một khâu quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng công chức do đó, phải tuân thủ nguyên tắc tổ chức. Tuy nhiên, trong thực tế, đánh giá công chức không thể không chịu ảnh hưởng và thông qua lăng kính chủ quan. Bởi vậy, để khắc phục những hạn chế này đòi hỏi người lãnh đạo khi xem xét, đánh giá công chức phải thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cơ quan tham mưu để có kết luận về công chức một cách chính xác.
Khi đánh giá công chức lãnh đạo không thể tách rời kết quả hoạt động cá nhân với kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà công chức đó chịu trách nhiệm.
Một số yêu cầu cơ bản đối với người lãnh đạo khi đánh giá công chức:
Một là, cần nhận thức rõ về vị trí, tầm quan trọng và nguyên tắc trong đánh giá công chức để lựa chọn phương pháp đánh giá công chức một cách phù hợp. Đánh giá công chức là công việc được tiến hành thường xuyên, thận trọng đúng với ý nghĩa là khâu khởi đầu trong công tác quản lý, sử dụng công
82
chức. Đánh giá chính xác những ưu điểm, khuyết điểm của công chức là cơ sở để bồi dưỡng, đào tạo công chức gắn liền với quản lý, sử dụng công chức đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, phù hợp với năng lực chuyên môn.
Hai là, phải có tầm nhìn chiến lược và có kế hoạch sử dụng công chức để đưa ra những tiêu chí đánh giá phù hợp với mục tiêu đã định. Đề kết quả đánh giá công chức phù hợp với mục tiêu, trước hết, phải đánh giá đúng thực trạng công chức, tìm ra nguyên nhân mạnh, yếu của từng cá nhân và tập thể, trên cơ sở xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức.
Ba là, khi đánh giá công chức phải toàn diện, khách quan, minh bạch, không định kiến hẹp hòi, không bảo thủ, vị kỷ cá nhân, căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ ở từng cương vị, chức trách làm cơ sở để đánh giá. Khi xem xét đánh giá công chức phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng:
"Đánh giả và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu; có phương pháp khoa học, khách quan, công tâm theo quy trình chặt chẽ, phát huy dân chủ, dựa vào tập thế và nhân dân đế lựa chọn cán bộ ". [39, tr.141]