7. Kết cấu của luận văn
1.4. Vai trò quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
Hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng có ý nghĩa vai trò quan trọng thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, thi đua, khen thưởng là hoạt động diễn ra trong mọi ngành, lĩnh vực với quy mô đa dạng và dưới hình thức phong phú, do đó, rất cần có sự định hướng, hoạch định của Nhà nước về việc xây dựng kế hoạch thi đua, khen thưởng trong từng giai đoạn cụ thể. Ngày xưa việc thưởng – phạt của bộ phân Vua – Quan còn rất vô chừng, phụ thuộc nhiều vào cảm tính nhưng khi trình độ xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định phương thức thi đua và khen thưởng cũng dần thay đổi. Nhà nước định ra những tiêu chuẩn, quy định rõ ràng, cụ thể cho từng danh hiệu thi đua hạn chế việc theo ý của cá nhân. Nhà nước phải định hướng công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với trình độ phát triển xã hội nhằm phát huy hết ý nghĩa, lợi ích và giá trị hoạt động, tạo nên phong trào thi đua công bằng, khách quan, cơ chế khen thưởng thông suốt, rõ ràng.
Thứ hai, quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng giúp điều hòa phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng để đối tượng hiểu rõ quy định mà thực hiện. Công tác thi đua, khen thưởng cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều bên tham gia, do đó rất cần có nhà nước đứng ra hướng
31
dẫn, điều hòa hoạt động cho các cấp thuộc thẩm quyền để đảm bảo tính thống nhất, kịp thời trong toàn xã hội trên cơ chế đảm bảo yếu tố đặc thù của từng địa phương khi triển khai hoạt động.
Thứ ba, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm khắc phục những hạn chế của