Đổi mới công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 97 - 99)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Đổi mới công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen

chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng cần thực hiện đúng quy định, nội quy chặt chẽ của cơ quan, đơn vị để trong quá trình thực thi công việc luôn đảm bảo tính công bằng, khách quan, minh bạch.

Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, cũng cần nâng cao ý thức chủ động tự đào tạo, tự bồi dưỡng cho mỗi cán bộ, công chức, không ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quản lý nhà nước hiện nay.

Cần có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm thi đua, khen thưởng. Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng đảm nhận tất cả các hoạt động thi đua, khen thưởng từ việc tham mưu xây dựng, kế hoạch phát động thi đua, đôn đốc thi đua, hướng dẫn khen thưởng, tổng hợp khen thưởng, tham mưu tổ chức hội nghị sơ, tổng kết và in ấn giấy khen, trong khi đó vẫn kiêm nhiệm thêm nhiều công việc khác. Tuy nhiên hiện nay, thành phố Pleiku vẫn chưa có cơ chế đãi ngộ, động viên khen thưởng cho đội ngũ này.

3.2.5. Đổi mới công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng đua, khen thưởng

Đây là khâu rất quan trọng, không thể thiếu trong tổ chức thi đua nhằm đánh giá đúng thành tích, kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua. Vấn đề mấu chốt trong công tác sơ kết, tổng kết là nhằm đánh giá được kết quả của công tác thi đua, khen thưởng, phân tích kỹ những mặt đã làm được và đặc biệt

89

là những mặt chưa làm được. Vì vậy, đây là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện phong trào thi đua. Các phong trào cần được kiểm tra, sơ, tổng kết, đánh giá đúng những kết quả đã đạt được, chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế và hướng khắc phục. Qua đó rút ra cách làm hay, kinh nghiệm tốt để bồi dưỡng, nhân ra diện rộng các điển hình tiên tiến đồng thời phát hiện gương người tốt, việc tốt để đề xuất khen thưởng kịp thời. Thực tế cho thấy, nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa coi trọng công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, sơ, tổng kết; chưa đầu tư đúng mức cho phong trào thi đua; chưa tạo được sự phối hợp, liên kết của các ngành, địa phương và cơ quan chức năng có liên quan, từ đó hạn chế tính động lực và hiệu quả của các phong trào thi đua.

Bên cạnh những kết quả đạt được từ phong trào thi đua cần phải mạnh dạn đề cập những vấn đề tồn tại, yếu kém trong công tác thi đua, khen thưởng để rút kinh nghiệm và khắc phục kịp thời những thiếu sót. Việc đánh giá không sát, không đúng, né tránh sự thật sẽ là trở ngại rất lớn trong quá trình tổ chức phong trào thi đua. Việc chỉ rõ những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và lãnh đạo đơn vị, đoàn thể, đơn vị đối với công tác thi đua, khen thưởng. Tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong từng đợt hay hàng năm, hoặc từng giai đoạn sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, bài học và đề xuất những chủ trương, giải pháp tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn tiếp theo.

Tổng kết để rút ra được những bài học kinh nghiệm, các hình thức, nội dung, phương pháp để tổ chức phong trào thi đua có hiệu quả; rà soát các hình thức, nội dung, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng, những vấn đề cần được sửa đổi, bổ sung, vận dụng vào đặc điểm của từng đơn vị, địa phương cho phù hợp. Trên cơ sở đó đề xuất công tác chỉ đạo, quản lý và các quy trình, thủ tục xét duyệt khen thưởng, tổng kết theo dõi và chấm điểm thi đua để có các hình thức tặng thưởng chính xác, kịp thời.

Khi tiến hành sơ, tổng kết phong trào thi đua, cần coi trọng việc phát hiện, lựa chọn những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, những gương người tốt, việc

90

tốt hoặc các tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc, thành tích đột xuất trong các phong trào thi đua để động viên khen thưởng kịp thời đồng thời nêu gương, giáo dục và tạo sự lan tỏa trong cộng đồng. Quan tâm khen thưởng cho đối tượng là các tập thể nhỏ, công nhân, nông dân, người trực tiếp sản xuất, công tác, lao động và học tập. Quan tâm khen thưởng đến cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và nơi biên giới, hải đảo.

Các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích tham gia phong trào thi đua cần được cấp có thẩm quyền xét khen thưởng và đề nghị khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Việc khen thưởng chính xác, kịp thời sẽ có tác dụng nêu gương và tác động tích cực đến phong trào.

Nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong các hoạt động sơ kết, tổng kết. Bên cạnh đó, UBND thành phố cần bổ sung, hỗ trợ nguồn kinh phí cho quỹ thi đua, khen thưởng của các xã, phường trong thực hiện các hoạt động sơ, kết, tổng kết các phong trào thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)