7. Kết cấu của luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
chặt chẽ công tác thi đua rất dễ biến chất thành cạnh tranh, thậm chí tha hóa làm mất đi bản chất tốt đẹp của phong trào thi đua. Còn công tác quản lý khen thưởng bị buông lỏng sẽ dẫn đến hàng loạt các hành động tiêu cực như mua danh hiệu, chạy thủ tục, lạm dụng ngân sách khen thưởng để tư lợi, tranh thủ lợi ích nhóm, bất bình đẳng đối với một số đối tượng khác, … Nhà nước cần can thiệp phòng ngữa, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm đó, đề xuất biện pháp khắc phục những bất hợp lý của thi đua, khen thưởng trong thực tiễn hoạt động.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng khen thưởng
1.5.1. Cơ sở pháp lý
Luật Thi đua, khen thưởng ra đời năm 2003 là đạo luật mang ký hiệu số 15/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 quy định về thi đua, khen thưởng tại Việt Nam, cụ thể là quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền và trình tự thủ tục thi đua, khen thưởng. Từ năm 2003 cho đến nay, Luật Thi đua, khen thưởng được sửa đổi, bổ sung nhiều điều được quy định tại Luật 34 Thi đua, khen thưởng 2005 và 2013; Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng. Đây là cơ sở pháp lý để mọi ngành, lĩnh vực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt được mục tiêu đề ra góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
32
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND tỉnh được Chính phủ phê duyệt, ngay sau khi Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 ra đời và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thi đua, khen thưởng sau này, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể: Quyết định số 97/2007/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2007 Quy định về thi đua, khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Quyết định số 42/2011/QĐ- UBND ngày 29 tháng 12 năm 2011 về việc ban hành Quy định về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2015 về việc ban hành Quy định về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2017 quy định về Giải thưởng môi trường tỉnh Gia Lai; Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2018 về việc ban hành Quy định về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai [24].
Các văn bản quy phạm pháp luật và nhiều văn bản khác liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng ngày càng được hoàn thiện cho thấy được sự quan tâm liên tục của Đảng, Nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng đã giúp cho việc quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng gặp nhiều thuận lợi hơn. Công tác xét tặng các danh hiệu thi đua rõ ràng, minh bạch; khen thưởng xứng đáng với công sức của người lao động đã tạo nên không khí làm việc hăng say, mang lại giá trị cao cả về tinh thần lẫn vật chất. Mỗi cá nhân, tập thể dựa trên những quy định về nguyên tắc, phạm vi, đối tượng, hình thức tổ chức thi đua và đề xuất khen thưởng để đưa ra những định hướng và giải pháp hiệu quả trong suốt quá trình thi đua, khen thưởng.