Nhận thức của người lãnh đạo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 41 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.5.2. Nhận thức của người lãnh đạo

Người lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp các hoạt động có hiệu quả và mang lại thành công mà tổ chức đã đề ra. Trong công tác quản lý, người lãnh đạo giống như cây cầu, người chắp nối làm cho nhân viên của mình hiểu được những quy định của pháp luật. Trong phong trào thi đua, khen thưởng thì người lãnh đạo cũng chính là người phát

33

động phong trào thi đua, khen thưởng phải làm cho mọi cá nhân, tổ chức thấy được ý nghĩa của việc khi họ tham gia tích cực vào phong trào thi đua, mang lại những kết quả như mong muốn thì họ sẽ nhận được những phần thưởng cao quý.

Khi nói đến thi đua là nói đến phong trào, chúng ta thường có câu “Cán bộ nào, phong trào đó” là nhằm đề cao vai trò của người lãnh đạo, người cán bộ trực tiếp làm phong trào cho nên cần phải nêu cao vai trò của người cán bộ trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng. Người làm công tác thi đua, khen thưởng ngoài việc nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì cần có lòng nhiệt tình với công việc, phải có năng lực trong tổ chức phong trào, gần gũi với mọi người, có năng lực tổ chức để hướng cho mọi người trong tập thể phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.

Trong cuộc sống nói chung và trong phong trào thi đua nói riêng, mỗi người đều mong muốn được lãnh đạo đánh giá đúng sự cố gắng, tích cực của bản thân minh nên việc khen thưởng được thực hiện công bằng, kịp thời là rất quan trọng. Mỗi lời động viên, khích lệ đúng lúc của người lãnh đạo sẽ có tác dụng tích cực, làm cho người được khen có tâm trạng phấn khởi và kết quả công việc sẽ tốt hơn. Trong một tập thể, điều đó sẽ góp phần tạo nên không khí vui tươi, đoàn kết, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

Việc khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ, tổng kết phong trào thi đua mới đưa ra bình xét mà cần phải tiến hành hàng ngày; thực chất của việc khen thưởng nặng về yếu tố tinh thần. Thực hiện tốt điều này là chúng ta đã duy trì được thường xuyên phong trào thi đua như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày” [14]; công tác thi đua, khen thưởng đòi hỏi phải nghiên cứu cả một quá trình, để đúc kết do đó tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng nhất thiết phải sớm đi vào ổn định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng không ngừng được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức để nâng cao năng lực tham mưu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới về công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới.

34

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)