7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân các cấp, ngành trong triển kha
triển khai tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng
Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng đã chỉ rõ: “Ðổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước theo hướng: Tập trung về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tổ chức phát động với các hình thức thi đua phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí cụ thể, nội dung thiết thực, triển khai có hiệu quả, chống hình thức. Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời”.
Phong trào thi đua nhằm động viên và phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị vào việc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Phong trào thi đua phải thiết thực, sâu rộng và bao quát toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội, các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, các cơ quan Đảng, Nhà
78
nước, Mặt trận, các đoàn thể và lực lượng vũ trang. Thông qua các phong trào thi đua phải tạo được động lực cách mạng của quần chúng, phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, vượt qua những khó khăn, thách thức, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đổi mới, cần thực hiện tốt một số nội dung, yêu cầu sau:
Cấp có thẩm quyền phát động các phong trào thi đua chỉ phát động, triển khai phong trào thi đua khi đã xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, đối tượng, nội dung, biện pháp, phạm vi tổ chức phong trào. Trong đó nội dung quan trọng nhất là phải bám sát nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành, địa phương, đơn vị để đề ra các phong trào thi đua hoàn thành toàn diện, vượt mức các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong chương trình, kế hoạch đề ra hàng năm hoặc từng thời điểm cụ thể. Nội dung và phương thức phải được gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng bộ, ngành, địa phương, từng đơn vị cơ sở.
Khi xây dựng kế hoạch thực hiện các phong trào thi đua, bên cạnh xác định mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi, biện pháp thực hiện, cần có nội dung kiểm tra, giám sát và phân công trách nhiệm, tiến độ trong quá trình thực hiện. Kế hoạch phải cụ thể và chỉ rõ: cơ quan, đơn vị khởi xướng, chủ trì; cơ quan, đơn vị phối hợp; lực lượng và điều kiện thực thi; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và đề xuất khen thưởng. Phong trào thi đua cần hướng về cơ sở và người trực tiếp công tác, học tập, lao động, sản xuất và chiến đấu, là lực lượng đông đảo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Với các phong trào lớn, phong trào mới, nhiệm vụ đề ra nhiều cần nghiên cứu, xem xét việc chọn, chỉ đạo điểm trong thời gian nhất định, để rút kinh nghiệm từ chỉ đạo điểm trước khi nhân rộng phong trào.
Gắn kết các phong trào thi đua với việc đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW ngày
79
15/5/2016 của Bộ Chính trị (Khóa XII), để tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh luôn được biểu hiện và sống mãi qua các phong trào thi đua yêu nước, qua đó nâng cao chất lượng các phong trào thi đua. Từ các chuyên đề liên quan đến việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” như: Đăng ký thực hiện các chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh; nêu cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu; các chuyên đề “Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh nói và làm”, “Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ”… Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể gắn với nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn để đổi mới, đa dạng hóa các nội dung tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi, đối tượng cụ thể của mình.
Bên cạnh các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị thường xuyên, cần chú trọng phát động các phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách hoặc đột phá vào những nhiệm vụ, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm để giải quyết những khó khăn, những mặt yếu kém của từng đơn vị, địa phương.
Để làm tốt nội dung này, đòi hỏi cơ quan tham mưu về công tác thi đua và cấp có thẩm quyền phát động phong trào thi đua phải nhanh nhạy, nắm bắt những vấn đề bức xúc, nổi cộm, những khâu yếu, việc khó của địa phương, đơn vị và hơn nữa phải chủ động, tích cực nghiên cứu, tìm tòi, đề xuất nội dung và phương thức để tháo gỡ thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua theo chuyên đề, phong trào thi đua đột xuất. Vì là phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề, chỉ có khoảng thời gian nhất định, nên trước hết, cấp ủy, lãnh đạo và người đứng đầu phải xác định quyết tâm cao trong thực hiện chuyên đề đã xác định, phải tập trung nhân lực và các nguồn lực để hướng vào giải quyết những khó khăn, tồn tại đó.
Thực tiễn thời gian qua cho thấy, tổ chức thi đua theo chuyên đề có những khó khăn nhất định trong quá trình triển khai thực hiện (chỉ diễn ra trong thời điểm nhất định, với một số nội dung cụ thể), nhưng nếu khâu chuẩn bị tốt, xác định mục tiêu và biện pháp cụ thể, thiết thực thì kết quả đem lại của các phong trào thi đua theo chuyên đề rất rõ nét, đặc biệt là có tác dụng tích cực trong thực hiện nhiệm vụ
80
chính trị của từng địa phương, đơn vị khi góp phần giải quyết những khó khăn, tồn tại của chính địa phương, đơn vị.
Cùng với đổi mới nội dung, đổi mới hình thức, phương thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước là yêu cầu tất yếu trong mọi giai đoạn cách mạng, là vấn đề quan trọng trong quá trình phát động triển khai các phong trào thi đua và là một trong những giải pháp để tổ chức phong trào thi đua đạt hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Để đổi mới hình thức tổ chức phong trào thi đua, cần quan tâm một số giải pháp, như:
Hình thức tổ chức phong trào thi đua trước hết phải phù hợp với nội dung của phong trào và việc đổi mới hình thức thực hiện sẽ làm phong trào thi đua sinh động, đa dạng và hấp dẫn hơn. Cụ thể:
Một là, Để phong trào được thực hiện có hiệu quả thì ngay từ khâu phát động, triển khai phong trào phải gây được ấn tượng, gây sự chú ý và được quan tâm làm tốt. Hình thức phù hợp và hiệu quả nhất trong tổ chức phát động phong trào thi đua là gắn với sự kiện chính trị, lịch sử, văn hóa của đất nước, của dân tộc, của Đảng; gắn với ngày truyền thống, ngày kỷ niệm hoặc sự kiện lớn của ngành, địa phương, đơn vị, khi đó sẽ tập hợp đông đảo lực lượng tham dự, chứng kiến và lồng ghép trong đó để cấp có thẩm quyền phát động các phong trào thi đua.
Hai là, Các phong trào thi đua được phát động, tổ chức ngoài trời, trong không gian rộng, thoáng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều với việc phát động, triển khai trong hội trường. Bởi khi đã có không gian, cơ quan, đơn vị có thể tổ chức nhiều hoạt động bổ trợ, mang tính cổ vũ phong trào như trưng bày ảnh, hiện vật là kết quả các phong trào thi đua; tổ chức các hoạt động tại chỗ: giao lưu, trao đổi, hỏi đáp; công tác trang trí, khánh tiết sẽ sinh động hơn; lực lượng huy động tới dự cũng sẽ đông hơn.
Ba là, Cũng có thể kết hợp việc phát động, triển khai trong hội trường với tổ chức hoạt động tiếp theo ở bên ngoài hội trường. Hình thức này được thực hiện khi phát động phong trào thi đua và có gắn với các hoạt động bề nổi như văn hóa, thể thao để tạo khí thế.
81
Hình thức tổ chức phong trào thi đua cũng phải phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ từng địa phương, đơn vị và khả năng tham gia của từng đối tượng cụ thể.