Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 75 - 76)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2.1. Những hạn chế, tồn tại

Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2016 đến nay, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố đã có bước phát triển, dần đi vào nền nếp. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế ở một số điểm sau:

Một là, phong trào thi đua ở một số nơi còn hình thức, chưa gắn kết thi đua với những công việc thường xuyên, hàng ngày; nội dung, tiêu chí thi đua chưa thực sự cụ thể. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua, chưa kịp thời nắm bắt những vấn đề từ thực tiễn đặt ra, nhiều phong trào nội dung chưa rõ nét, thiếu các tiêu chí đánh giá, chưa thực sự gắn với lợi ích của người lao động, do đó chưa thu hút, phát huy, tạo được động lực cho công tác thi đua từ cơ sở. Phong trào thi đua chưa phát triển đồng đều và rộng khắp; nhiều nơi còn lúng túng trong việc đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức thi đua; Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết chưa được coi trọng; chưa đầu tư đúng mức cho phong trào thi đua; việc biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động có lúc chưa kịp thời, nên chưa tạo được động lực để phong trào thi đua phát triển mạnh.

Hai là, công tác khen thưởng chưa bám sát các phong trào thi đua, chưa lấy kết quả phong trào thi đua làm căn cứ, còn thiếu chính xác, còn nể nang, cào bằng,

67

cá biệt có trường hợp báo cáo không trung thực, chạy theo thành tích. Ở một số đơn vị tỷ lệ khen thưởng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý còn nhiều, chưa chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, cá nhân là người lao động trực tiếp; Thủ tục khen thưởng còn nặng về hành chính, gây phiền hà, khó khăn.

Ba là, công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến tuy có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến chưa đáp ứng được yêu cầu theo tinh thần Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21-5-2004 của Bộ Chính trị Khoá IX về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07-4-2014 của Bộ Chính trị Khoá XI “về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, thiếu kế hoạch bồi dưỡng, chăm lo, xây dựng điển hình tiên tiến và còn lúng túng trong triển khai, nhân rộng, chưa phát huy được hiệu quả học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương và giữa các cá nhân.

Bốn là, tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, tổ chức không ổn định, có nhiều thay đổi và thiếu thống nhất. Năng lực tham mưu, tổ chức vận động quần chúng của cán bộ chuyên trách thi đua, khen thưởng còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)