7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Kết quả đạt được
Được sự quan tâm của UBND tỉnh, của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, sự lãnh đạo của Thành ủy, sự chỉ đạo điều hành của UBND thành phố, sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội, cùng sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong thành phố, phong trào thi đua yêu nước được phát động, triển khai sâu rộng và thực hiện có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng đảng, chính quyền… Nhiều phong trào được đổi mới về hình thức, nội dung phong phú, đã có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương; đã khơi dậy được lòng yêu nước, tính năng động, sáng tạo, ý chí tự lực tự cường trong lao động, sản xuất, công tác, góp phần tích cực hoàn thành được các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm sau luôn cao hơn năm trước; đã từng bước thực hiện được chính sách an sinh xã hội; giữ vững an ninh - chính trị và trật tự an toàn xã hội; đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân từng bước được nâng cao.
Công tác khen thưởng đã được các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, kịp thời; quy trình thủ tục xét khen thưởng và đề nghị khen thưởng thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định. Nhiều địa phương, đơn vị đã sử dụng hình thức khen thưởng của cấp mình để khen thưởng kịp thời nên đã có tác dụng động viên các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua, thiết thực lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh và ngày truyền thống của ngành, địa phương. Đặc biệt, việc khen thưởng cho cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác đã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ khen thưởng cho đối tượng này trung bình hàng năm chiếm 80%.
51
Các xã, phường, các phòng, ban, ngành đoàn thể và các đơn vị đã triển khai thực hiện tại đơn vị mình với nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị quán triệt đến cấp ủy, cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị; các phong trào thi đua được đưa vào lồng ghép vào nội dung các cuộc họp, triển khai nhiệm vụ công tác, các buổi sinh hoạt chi bộ, tổ chức giao ban, sinh hoạt theo chuyên đề... Đặc biệt tất cả 14/14 phường và 8/8 xã trên địa bàn thành phố Pleiku đã tuyên truyền phổ biến rộng rãi Luật Thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành; các phong trào thi đua trên trang thông tin điện tử của phường để toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân được biết.
Phòng Nội vụ (cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua –Khen thưởng thành phố) đã thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; tham mưu, nghiên cứu, kịp thời đề xuất với Thành ủy, UBND thành phố các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng; nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng; tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố phát động các phong trào thi đua làm nòng cốt để tổ chức các phong trào thi đua trong phạm vi trên địa bàn thành phố. Đặc biệt Phòng Nội vụ thành phố Pleiku chú trọng và quan tâm tham mưu sâu sát công tác khen thưởng tại các xã, phường trên địa bàn thành phố.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố đã hoạt động nghiêm túc theo đúng quy định; kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua, thiết thực lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, đối tượng khen thưởng là người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác được quan tâm.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền các phong trào thi đua, phát hiện, xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến qua các phong trào thi đua được quan tâm chú trọng, đặc biệt là tôn vinh, khen thưởng các điển hình tiên tiến trực tiếp lao động, sản xuất. Thông qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình trong lao động, sản xuất được biểu dương, khen thưởng. Các cơ quan báo chí của tỉnh, các đơn vị Trung ương thường trú trên địa bàn thành phố đã góp phần không nhỏ vào việc giới thiệu, tuyên truyền, động viên, đẩy mạnh phong trào thi
52
đua, cổ vũ nhưng nhân tố mới, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo thêm động lực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Cụ thể:
2.3.1.1. Thực hiện và xây dựng các văn bản về thi đua, khen thưởng
Trong giai đoạn 2016 - 2020, UBND thành phố luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, biểu dương thành quả chung của phong trào thi đua yêu nước, các tập thể và cá nhân tiêu biểu, xuất sắc, các gương điển hình tiên tiến trong các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các xã, phường, các thành phần kinh tế, các tầng lớp Nhân dân…Đồng thời từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm về tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng, kinh nghiệm về xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh các phong trào thi đua và công tác khen thưởng theo tinh thần Chỉ thị 34/CT-TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 19/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và kế hoạch 05 năm (2016 - 2020) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 17/10/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. UBND thành phố Pleiku đã tổ chức triển khai, quán triệt đến các cơ quan, đơn vị và các xã, phường các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng; phát động phong trào thi đua sâu rộng trong Nhân dân với nội dung thiết thực, hướng phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, đúng nội dung và có hiệu quả, góp phần tạo động lực, sức mạnh tinh thần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013; Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quy định về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các văn bản hướng dẫn của cấp trên; hàng năm, UBND thành phố đều ban hành văn bản phát động phong trào thi đua như: văn bản số 336/UBND-NV ngày 20/7/2018 về
53
phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018), văn bản số 237/UBND-NV ngày 04/02/2020 về phát động phong trào thi đua năm 2020, văn bản số 187/UBND-NV ngày 20/01/2021 về phát động phong trào thi đua năm 2021…; văn bản hướng dẫn tổng kết công tác thi đua và ký kết thi đua như: văn bản số 3379/UBND-NV ngày 03/12/2020 về hướng dẫn tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2020 và ký kết giao ước thi đua năm 2021, văn bản số 954/HD-UBND ngày 10/6/2019 về hướng dẫn công tác khen thưởng tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ III năm 2019; Kế hoạch tổ chức các phong trào thi đua như “Thành phố Pleiku chung tay vì người nghèo”, “Thành phố Pleiku chung tay vì an toàn giao thông”, “Thành phố Pleiku chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cán bộ, công chức, viên chức thành phố Pleiku thi đua thực hiện văn hóa công sở”.
Thành phố kịp thời ban hành: Quyết định số 902/QĐ-UBND ngày 13/6/2019 về kiện toàn Hội đồng sáng kiến thành phố Pleiku; Quyết định số 903/QĐ-UBND ngày 13/6/2019 về kiện toàn Hội đồng Thi đua – Khen thưởng thành phố; văn bản số 881/UBND-TĐKT ngày 19/5/2017 về thành lập Cụm, khối thi đua theo Quyết định 32/QĐ-UBND ngày 17/01/2017 của UBND tỉnh.
Các văn bản ban hành phù hợp với quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và tình hình thực tế tại địa phương đã tạo cơ chế chính sách khuyến khích các tập thể, cá nhân trong các phong trào thi đua. Qua đó, công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh đã từng bước đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức các phong trào đua, tập trung hướng về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tổ chức phát động với các hình thức thi đua, phong phú, hấp dẫn. Công tác tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến đã được các cơ quan, ban ngành, UBND các xã, phường, các tổ chức kinh tế xác định là nhiệm vụ trọng tâm; khi phát hiện gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến đã thực hiện tốt việc nêu gương, tôn vinh và khen thưởng kịp thời nên tạo được sự lan tỏa trong các cơ quan, đơn vị, địa phương.
54
2.3.1.2. Trách nhiệm tổ chức, cá nhân, các cấp, ngành; quy định về thời gian đề nghị khen thưởng trong triển khai tổ chức thực hiện
Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, việc đề nghị khen thưởng và khen thưởng đúng quy định, kịp thời. Cụ thể:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:
Thủ trưởng quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc xác nhận thành tích cho các cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng.
Người nào gian dối trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng thì bị huỷ bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật và tiền thưởng đã nhận; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cá nhân xác nhận sai sự thật hoặc làm hồ sơ, giấy tờ cho người khác để đề nghị khen thưởng; người lợi dụng chức vụ quyền hạn quyết định khen thưởng trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của các cấp, các ngành:
Chủ tịch UBND thành phố tổ chức phát động, chỉ đạo các phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong phạm vi toàn thành phố.
Mặt trận và các đoàn thể thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức có liên quan triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua; động viên đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tham gia có hiệu quả phong trào thi đua và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng qua đó kịp thời đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện.
55
Phòng Nội vụ có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho UBND thành phố Chủ tịch UBND thành phố và Hội đồng Thi đua, Khen thưởng thành phố quản lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố theo đúng quy định của pháp luật. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành và các tổ chức có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế này. Hàng năm ban hành hướng dẫn thực hiện Quy chế này cho phù hợp với tình hình thực tế (thời gian trình, cơ cấu, số lượng đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân…)
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các xã, phường chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý; đồng thời chủ trì và phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, để tổ chức phát động phong trào thi đua thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương và của thành phố.
Các Cụm, Khối thi đua trong toàn thành phố có trách nhiệm phát động phong trào thi đua, chỉ đạo phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng theo Quy chế hoạt động của các Cụm, Khối thi đua và Quy chế này.
Tổ chức và cá nhân được giao nhiệm vụ làm công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các xã, phường tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua, công tác thi đua, khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật.
Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh, của thành phố về công tác thi đua, khen thưởng; phản ánh đúng kết quả các phong trào thi đua và công tác khen thưởng; thường xuyên tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
56
Quy định về thời gian đề nghị, Thời gian hoàn thành việc xét duyệt khen thưởng:
Các địa phương, đơn vị đề nghị khen thưởng theo chuyên đề trình trước 15 ngày (trừ khen thưởng đột xuất).
Hồ sơ đề nghị khen thưởng cụm trưởng, khối trưởng thi đua tổng hợp chung của cụm, khối gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng thành phố (qua phòng Nội vụ thành phố) trước ngày 28/12 hằng năm. Riêng đối với khen thưởng ngành giáo dục, Phòng Giáo dục – Đào tạo thành phố chịu trách nhiệm tổng hợp trình khen cho toàn ngành gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng thành phố (qua phòng Nội vụ thành phố) trước ngày 15/06 hằng năm.
Thời gian xét thành tích cho các tập thể, cá nhân hàng năm tính từ khi kết thúc việc xét duyệt năm trước đến thời điểm xét duyệt của các năm tiếp theo.
Cơ quan thẩm định hồ sơ phải thông báo cho đơn vị trình khen thưởng biết kết quả khen thưởng trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định khen thưởng (trừ khen thưởng đột xuất).
2.3.1.3. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng
Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các phong trào thi đua đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng qua các thời kỳ, động viên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kết quả đạt được của các phong trào thi đua đó có sự đóng góp tích cực của