Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại tố

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 99 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại tố

khiếu nại tố cáo về thi đua, khen thưởng

Bất kỳ lĩnh vực nào, khu vực nào, ngành nào Nhà nước cũng đều phải có thanh tra, kiểm tra để đảm bảo các quy định được thực thi đầy đủ. Nếu không thanh tra, kiểm tra sẽ dẫn đến hiện tượng buông lỏng trong công tác quản lý nhà nước. Trong thực tế, không phải đơn vị nào, cá nhân nào cũng thực hiện tốt, đầy đủ Luật thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Công tác thanh tra kiểm tra được tiến hành định kỳ hằng năm hoặc theo đợt phát động phong trào thi đua, kết thúc phong trào thi đua hoặc kiểm tra đột xuất khi thấy có vấn đề về công tác thi đua, khen thưởng. Thanh tra, kiểm tra khi có khiếu nại, vì vậy công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng cũng phải được quan tâm giải quyết. Việc kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng giúp phát hiện, nhắc nhở và xử lý kịp thời các thiếu sót, sai phạm trước khi trở nên nghiêm trọng. Kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng giúp phát hiện những sai sót, bất hợp

91

lý của những Kế hoach, chính sách, pháp luật và biện phap quản lý đang được triển khai, từ đó có điều kiện để xem xét nhằm tìm ra biện pháp, chính sách quản lý phù hợp. Do vậy, việc kiểm tra giúp công tác thi đua, khen thưởng luôn được đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng.

Trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao hiệu quả việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai cần quan tâm thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm của công chức, viên chức trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng trong việc thực hiện các quy định về thanh tra, kiểm tra thi đua, khen thưởng. Đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của Phòng Nội vụ, cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra. Phối hợp với các ngành có liên quan, các tổ chức, chính trị xã hội trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện thi đua, khen thưởng tại các cơ quan đơn vị, xã, phường, trường học. Bố trí công chức trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng ở Phòng Nội vụ tham gia các đoàn kiểm tra cải cách hành chính hoặc bố trí đoàn chuyên về kiểm tra thi đua, khen thưởng để chủ động nắm tình hình, trực tiếp trao đổi, giải đáp các vướng mắc ngay tại cơ sở khi đến kiểm tra.

Xây dựng các chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra kịp thời và theo từng năm, giúp các cơ quan, tổ chức biết và thực hiện đúng quy định các nội dung về thi đua, khen thưởng. Kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên, ngay khi bắt đầu triển khai các phong trào thi đua, các hoạt động bình xét khen thưởng. Quán triệt quan điểm kiểm tra toàn diện. Phương pháp kiểm tra phải được tổ chức và tiến hành một cách khoa học, phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung của việc kiểm tra. Phải tổ chức tiến hành kiểm tra trực tiếp ở cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở xã, phường và các trường học để kịp thời chỉ ra những sai phạm, kịp thời khắc phục những hạn chế yếu kém.

Hiện nay, công tác khen thưởng thành tích kháng chiến vẫn còn thực hiện, tuy nhiên phần lớn hồ sơ là trả đi trả về nhiều lần do thiếu căn cứ chứng minh; việc

92

thẩm tra, giải quyết còn nhiều vướng mắc. Để thực hiện tốt việc giải quyết đơn thư liên quan đến khen thưởng thành tích kháng chiến, thành phố Pleiku cần chủ động phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai trong việc hướng dẫn giải quyết đơn thư về khen thưởng thành tích kháng chiến cho công chức Văn phòng – Thống kê phụ trách thi đua, khen thưởng ở xã, phường và công dân được biết cũng như hiểu rõ về các chính sách khen thưởng kháng chiến đang được áp dụng triển khai.

Thứ hai, gắn trách nhiệm của người đứng đầu đoàn kiểm tra và người đứng đầu cơ quan, đơn vị được thanh tra, kiểm tra; quy định rõ cơ chế xử lý trách nhiệm của người đứng đầu xảy ra sai phạm; Lấy ý kiến nhân dân, công khai các thành tích của các tập thể, cá nhân dự kiến đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước; công khai các quyết định khen thưởng, các văn bản, quy trình thủ tục tổ chức triển khai công tác thi đua, khen thưởng trên cổng thông tin điện tử huyện; Thực hiện giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng kịp thời nhanh chóng, tránh kéo dài gây ảnh hưởng đến các phong trào thi đua, tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân đối với cơ quan quản lý nhà nước. Bởi trong quá trình xét khen thưởng không phải không còn những hiện tượng không khách quan, nể nang.

Thứ ba, Sau công tác thanh tra, kiểm tra phải có đánh giá kết luận một cách trung thực, cụ thể, khách quan về kết quả thanh tra theo đúng quy định của Pháp luật.

Việc tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ phong trào thi đua, hồ sơ đề nghị khen thưởng đúng người, đúng thành tích, kịp thời phát hiện bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Có như vậy sẽ đảm bảo nguyên tắc của thi đua là tự nguyện, tự giác, nguyên tắc của khen thưởng là chính xác, công bằng, công khai và kịp thời. Theo đó, thi đua, khen thưởng sẽ thật sự trở thành động lực cho mỗi cá nhân, tập thể trong lao động, công tác, học tập tốt hơn và mới có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

93

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)