Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 31 - 32)

thi công vụ.

1.2. Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã cấp xã

1.2.1. Một số khái niệm liên quan

1.2.1.1.Khái niệm về năng lực

Có rất nhiều cách hiểu và các diễn đạt khác nhau về thuật ngữ “năng lực”. Tuy nhiên, khi nói đến năng lực là phải gắn với một chủ thể nhất định và chủ thể này ta có thể hiểu là một cá nhân (có năng lực chủ thể) hay một tổ chức (có khả năng hoạt động).

Khi nói đến năng lực là người ta muốn đề cập đến khả năng tự thân của chủ thể có thể thực hiện một hoặc nhiều hoạt động nào đó để đáp ứng yêu cầu của công việc.

Khi nói đến năng lực là muốn đề cập đến hoạt động có hướng đích. Như vậy, ta có thể diễn đạt năng lực ở một cách hiểu như sau: Năng lực là khả năng của một người để làm một việc gì đó để xử lý một tình huống và để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trường xác định. Nói cách khác năng lực là khả năng sử dụng các tài sản, tiềm lực của con người như kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất khác để đạt được các mục tiêu cụ thể trong một điều kiện xác định. Thông thường năng lực gồm có các thành tố là kiến thức, kỹ năng và thái độ.[12]

1.2.1.2. Năng lực công chức Văn phòng - thống kê

Như vậy, căn cứ vào những nội dung trên, ta có thể hiểu: Năng lực công chức VP-TK là khả năng thực hiện nhiệm vụ, xử lý công việc, xử lý tình huống một cách hiệu quả và chính xác.

22

Có thể nói, năng lực của công chức VP-TK chủ yếu được hình thành từ 03 yếu tố cơ bản sau:

Năng lực = Kiến thức + Kỹ năng + Thái độ

Đây chính là 03 yếu tố then chốt góp phần quan trọng nhất tạo nên hiệu quả công việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của công chức VP-TK.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)