Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính là một trong những công cụ quan trọng trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi, khi các hình ảnh giúp đánh giá được vị trí khối u, kích thước u và tình trạng xâm lấn của khối u, những đặc điểm u nguyên phát. Đây là các yếu tố giúp tiên lượng bệnh, tiên lượng kết quả điều trị cũng nhưu các tác dụng phụ có thể xảy ra khi khi tiến hành điều trị phác đồ phức tạp như hóa xạ trị đồng thời. Kích thước u càng lớn thì khả năng di căn hạch và di căn xa càng cao, những khối u trung tâm, u phế quản lớn thường là biểu mô vẩy, u ngoại biên thường là biểu mô tuyến, u thùy dưới di động theo nhịp thở nhiều hơn u thùy trên. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính.
Vị trí u
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có 19 bệnh nhân có u bên phải (61,2%), 12 bệnh nhân có u ở phổi trái (18,7%). Tỷ lệ u phải/trái = 1,58/1. Về vị trí giải phẫu, có 16 bệnh nhân (51,6%) có u nguyên phát ở thùy trên bên phải, 1 bệnh nhân (3,2%) có u ở thùy giữa phải, 2 bệnh nhân (6,5%) ở thùy dưới phải, 7 bệnh nhân (22,6%) ở thùy trên trái và 5 bệnh nhân ở thùy dưới trái (16,1%). Có 1 bệnh nhân có u ở cả thùy trên và thùy dưới phổi phải.
Kết quả trong nghiên cứu này khác so với nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh, khi tác giả cho thấy, vị trí khối u ở thùy trên chiếm tỷ lệ cao nhất 65,2% trong đó u ở thùy trên trái chiếm tỷ lệ 37,9%, u thùy trên phải chiếm 27,3%. Nếu so sánh vị trí khối u nguyên phát giữa hai lá phổi thì phổi trái nhiều hơn phổi phải, tỷ lệ u phổi trái là 51,5% và u phổi phải là 48,6% 45.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Lê Tuấn Anh tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy vị trí u ở thùy trên chiếm tỷ lệ cao hơn (43,4%) và cũng gặp típ biểu mô tuyến hơn các típ mô bệnh khác, cũng tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên tỷ lệ khối u phổi phải chiếm 60% nhiều hơn phổi trái 41. Nghiên cứu của Đỗ Quyết cũng nghi nhận ở bệnh nhân bệnh viện 103, u thùy trên chiếm tỷ lệ 53,7% 46. Nghiên cứu của Hồ Văn Trung tỷ lệ u thùy trên chiếm 58,8% 61. Nghiên cứu của Lê Thị Yến cũng cho thấy các khối u nằm tại vị trí thuỳ trên phổi trái chiếm tỷ lệ nhiều nhất (32,9%), tiếp đến là thuỳ trên phổi phải (31,4%). Tuy nhiên, tỷ lệ khối u phổi phải/trái: 1,6 44. Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Kiềm cho thấy, tỷ lệ khối u ở phổi phải gặp nhiều hơn với tỷ lệ 59,6% 62. Fraser R.G và cộng sự mô tả tổn thương ở phổi phải nhiều gấp 1,5 lần phổi trái, và các tác giả cho rằng tỷ lệ tổn thương ở phổi phải lớn hơn phổi trái do phế quản phải về cấu trúc giải phẫu ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn và có độ dốc hơn so với phế quản phổi trái, hoặc một lý giải khác là thể tích phổi phải lớn hơn (chiếm 55%) nên mức độ phơi nhiễm với dị nguyên cũng nhiều hơn 63.
Kích thước u
Kích thước u là một yếu tố tiên lượng quan trọng trong điều trị ung thư phổi. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, kích thước u trung bình là 4,5 cm. U biểu mô tế bào lớn có kích thước trung bình lớn nhất với 9,9 cm, tiếp đến là biểu mô vảy (4,6 cm). Điều này có thể thể hiện việc phát hiện bệnh muộn khi bệnh đã có triệu chứng điển hình, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.
Kích thước này tương đồng so với nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh, với kích thước khối u trung bình là 5,97 cm, kích thước u của nhóm biểu mổ tuyến (5,97 cm), biểu mô vẩy (5,93 cm), loại khác (6,0 cm) 45. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của Lê Tuấn Anh tại Bệnh viện Chợ Rẫy là 4,86 cm 41 và nghiên cứu của Vũ Hữu Khiêm tại Bệnh viện Bạch Mai là 5,35 cm 42. Nghiên cứu của Lê Thị Yến cho thấy, thống kê kích thước u trung bình là 47 mm, cá biệt có trường hợp kích thước u tương đối lớn, khoảng 97 mm 44.
4.1.8. Hình ảnh tổn thương phế quản qua nội soi phế quản
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IIIB, trong đó có 11 bệnh nhân có kết quả nội soi phế quản. Kết quả cho thấy, có 4 bệnh nhân có vị trí tổn thương ở khí quản (36,4%), 1 bệnh nhân ở vị trí Carina (9,1%), 1 bệnh nhân có tổn thương cùng bên phế quản gốc (9,1%). Có 4 bệnh nhân có vị trí tổn thương cùng thùy ở phế quản thùy (36,4%) và 1 bệnh nhân khác thùy (9,1%).
Về hình ảnh tổn thương, 45,4% bệnh nhân có tổn thương u sùi. Có 4 bệnh nhân có tổn thương chít hẹp (36,4%) và 2 bệnh nhân có tổn thương loét (18,2%), trong đó típ biểu mô vẩy có tỷ lệ tổn thương trong lòng phế quản cao nhất. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh khi tác giả cho thấy ba dạng tổn thương trong lòng phế quản hay gặp nhất đó là chít hẹp lòng phế quản (67,2%), thâm nhiễm niêm mạc phế quản (43,1%) và u sùi trong lòng phế quản (29,3%). Trong đó típ biểu mô vẩy có tỷ lệ tổn thương trong lòng phế quản cao nhất, các tổn dạng tổn thương chít hẹp, thâm nhiễm, u sùi lầ lượt chiểm tỷ lệ là 84,6%, 76,9%, và 38,5%, típ biểu mô tuyến và loại khác có tỷ lệ tổn thương trong lòng phế quản thấp hơn 45. Điều này có thể do ung thư phế phổi típ biểu mô vầy thường xuất phát từ trung tâm hơn là ngoại vi của phổi.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Hồng Thái (2006) thấy tổn thương dạng chít hẹp 35%, thâm nhiễm chiếm 35%, u sùi chiếm trong lòng phế quản chiếm 29,8% 12. Nghiên cứu của Đỗ Quyết (2006) thấy thâm nhiễm niêm mạc 26,4%, chít hẹp 23,5%, u sùi 17,6% 64. Nghiên cứu của Ngô Quý Châu cho thấy chủ yếu là thâm nhiễm 39%, tiếp đến là tổn thương dạng chít hẹp 30%, tổn thương u sùi 17% 65.
Nhìn chung, các tác giả đều cho thấy tổn thương thường gặp trong lòng phế quản là u sùi và chít hẹp, tương đồng với nghiên cứu này. Có thể thấy, việc nội soi phế quản trong chẩn đoán ung thư phổi là cần thiết, vì khi gặp những tổn thương dạng u sùi và chít hẹp thì có thể nhận định khả năng ung thư phổi cao.
4.1.9. Đặc điểm mô bệnh học
Trong nghiên cứu của chúng tôi, về đặc điểm mô bệnh học, bệnh nhân chủ yếu có u biểu mô tuyến (71,0%) và biểu mô vẩy (19,3%). Có 2 bệnh nhân có u biểu mô tế bào lớn (6,5%) và 1 bệnh nhân có u biểu mô khác (3,2%). Như vậy có sự ưu thế hơn của u biểu mô tuyến so với các loại u biểu mô khác.
Kết quả này tương đồng so với nghiên cứu của Lê Tuấn Anh tại bệnh viện Chợ Rẫy khi cho thấy 81,4% bệnh nhân có mô bệnh học loại u biểu mô tuyến, 6,9% u biểu mô tiểu phế quản - phế nang và 11,6% có u biểu mô tế bào vẩy 41. Nghiên cứu của Vũ Văn Vũ cho thấy u biểu mô tuyến chiếm tỉ lệ 78,3%, u biểu mô tế bào vẩy chỉ chiếm 13,8% 51. Trần Đình Thanh và cộng sự (2011) cũng ghi nhận tỉ lệ u biểu mô uyến là 87,9%, u biểu mô tế bào vẩy là 9,1% tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch 66 Tại bệnh viện K (Hà nội), bệnh nhân u biểu mô tuyến cũng chiếm ưu thế với tỉ lệ 42% 59. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh cho thấy tỷ lệ ung thư biểu mô tuyến là cao nhất 53%, típ biểu mô vầy là 22,7% còn các loại ung thư không tế bào nhỏ khác là 24,2% 45.
Một số kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy kết quả tương đồng. Nghiên cứu của Vũ Hữu Khiêm (2017) tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỉ lệ ung thư biểu mô vẩy và biểu mô tuyến tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi chiếm 21,4%, và 73% 42.
Nghiên cứu của chúng tôi khác với một số nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu của Kanamitsu tại Nhật bản với tỉ lệ ung thư biểu mô tuyến chiếm đa số 51% 23. Makitaro và cộng sự tại Phần Lan cho thấy ung thư biểu mô vẩy chiếm 34% 50. Các báo cáo khác cho thấy ung thư biểu mô vẩy chiếm 45% ở châu Âu và 30% ở Hoa kỳ 67.