Tác dụng phụ

Một phần của tài liệu Luận văn CK2: Đánh giá kết quả xạ trị điều biến liều kết hợp hóa trị đồng thời ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB tại bệnh viện K (Trang 80)

* Độc tính huyết học

Các độc tính huyết học bệnh nhân gặp chủ yếu là hạ độc tính trên huyết sắc tối ở độ 1 (41,9%) và độ 2 (9,7%); giảm bạch cầu độ 1 (3,2%) và độ 2 (3,2%). Chúng tôi không gặp trường hợp nào bị giảm huyết sắc tố, bạch cầu và tiểu cầu ở mức độ 3 và 4.

Kết quả này tương đồng với nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh cho thấy các độc tính huyết học thường gặp trong nghiên cứu của chúng tôi là giảm số lượng huyết sắc tố (78,8%) và số lượng bạch cầu (67,2%), giảm bạch cầu trung tính (42,4%), giảm tiểu cầu có tỷ lệ thấp hơn (25,8%). Tuy nhiên chủ yếu giảm độ I, trong 78,8% bệnh nhân có giảm huyết sắc tố thì gặp ở độ 1 là 57,6% trái lại với giảm huyết sắc tố thì giảm bạch cầu

lại chủ yếu gặp ở độ 2, ttrong 67,2% bệnh nhân có giảm bạch cầu thì đã có tới 42,4% là ở độ 2. Giảm huyết sắc tố và giảm bạch cầu đều gặp tỷ lệ rất thấp ở độ 3 và độ 4 45.

Nghiên cứu của Bùi Công Toàn và cộng sự cho thấy 70% bệnh nhân bị giảm huyết sắc tố nhưng tỷ lệ giảm bạch cầu và bạch cầu trung tính lại cao với tỷ lệ giảm số lương bạch cầu (96%) và giảm số lượng bạch cầu trung tính (94%) 40. Nghiên cứu của Lê Tuấn Anh cho thấy tỷ lệ giảm số lượng bạch cầu là 65%, tỷ lệ giảm huyết sắc tố là 61,7% 41. Vũ Hữu Khiêm tại Bệnh viện Bạch Mai báo cáo tỷ lệ giảm huyết sắc tố (66,7%), giảm bạch cầu (52,4%), giảm bạch cầu đa nhân trung tính (40,5%), giảm tiểu cầu (9,5%) 42. Nghiên

cứu của Hoàng Quốc Tuấn và cộng sự (2020) tỷ lệ giảm huyết sắc tố độ 1, 2 (29,2%), giảm bạch cầu độ 1, 2 (22,2%) 64.

* Độc tính trên gan, thận

Chúng tôi ghi nhận chỉ có 2 bệnh nhân (7,4%) có tăng ure độ 2; 1 bệnh nhân tăng creatinine, 1 bệnh nhân tăng GOT và 1 bệnh nhân tăng GPT. Điều này do phác độ nghiên cứu của chúng tôi, hóa chất được sử dụng liều thấp chu kỳ theo tuần nên độc tính trên chức năng gan thận là rất thấp. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh cho thấy chỉ có 9,1% tăng men gan mức độ nhẹ 45. Lê Tuấn Anh cho thấy không có trường hợp nào suy gan suy thận nặng, tăng men gan mức độ nhẹ (38,3%) và tăng creatinin mức độ nhẹ (20%) tuy nhiên tỷ lệ gặp tăng men gan và creatinin mức độ nhẹ cao hơn nghiên cứu của chúng tôi nhiều 41. Vũ Hữu Khiêm (2017) cho thấy tỷ lệ gặp tăng men gan là 28,6% và tăng creatinin là 4,8% ty nhiên chủ yếu ở mức độ nhẹ 42.

Bảng 4.3. Độc tính điều trị độ 3 – 4 trong các nghiên cứu hóa xạ trị đồng thời Độc tính độ 3, 4 (%) Tuấn Anh Hữu Khiêm Bùi Công Toàn Nguyễ n Đức Hạnh Hoàng Quốc Tuấn NC này Giảm Hb Giảm BC Giảm BCĐN Giảm TC Buồn nôn/nôn Mệt mỏi Viêm thực quản 3,3 11,7 3,3 0 1,7 23,3 23,4 0 11,9 11,9 0 0 7,1 11,9 2 20 26 0 0 8 14 1,5 4,5 3,0 0 0 0 13,6 0,0 0,0 - - 1,4 - 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 3,2 0,0

* Tác dụng không mong muốn khác

Khi đánh giá các tác dụng phụ ngoài hệ huyết học có liên quan tới phác đồ điều trị, bệnh nhân chủ yếu gặp tác dụng phụ không mong muốn bao gồm buồn nôn/nôn độ 1 (29,0%), mệt mỏi chán ăn độ 2 (87,1%), rụng tóc độ 1 (25,8%), viêm da độ 1 (32,3%), viêm thực quản độ 1 (19,4%) và viêm xơ phổi độ 1 (9,7%) và độ 2 (9,7%).

Viêm thực quản thường gặp trong quá trình điều trị sau xạ. Nếu người bệnh tạm nghỉ xạ và dùng các thuốc kháng viêm, corticoid, các thuốc giảm tiết dịch vị bao bọc niêm mạc là có thể hồi phục. Trong nghiên cứu này, không có trường hợp nào phải ngưng điều trị khi gặp phải tác dụng phụ này. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh gặp 24,2% viêm thực quản và mức độ nhẹ, không có trường hợp nào ở mức độ nặng, chủ yếu là viêm cấp trong thời gian điều trị và ổn định sau điều trị 45. Bùi Công Toàn và cộng sự báo cáo viêm thực quản cấp do xạ chiếm tỷ lệ 54% trong đó chủ yếu độ 1 và 2 (40%) 59. Lê Tuấn Anh cho thấy viêm thực quản cấp chiểm tỷ lệ 66,7% trong đó

viêm độ 1 và 2 chiếm 43,2% 41. Vũ Hữu Khiêm cho thấy viêm thực quản chiếm tỷ lệ 26,4%, viêm thực quản mức độ nặng chiếm tỉ lệ 9,1% 42. Nghiên cứu của Hoàng Quốc Tuấn và cộng sự (2020) cho thấy viêm thực quản chủ yếu độ 1 và 2 (15,3%) 64. Vokes và cộng sự cũng nhận triệu chứng khó nuốt độ 3 ở nhóm bệnh nhân được điều trị hóa chất dẫn đầu và hóa trị đồng thời đơn thuần lần lượt là 32% và 14% 70. Belani cũng quan sát thấy viêm thực quản là

độc tính tại chỗ thường gặp nhất và mức độ nặng nề hơn (chiếm 28%) khi có phối hợp hóa xạ trị đồng thời 71.

Viêm xơ phổi thường gặp sau thời gian xạ trị, rất ít các trường hợp gặp viêm xơ phổi trong quá trình điều trị xạ tuy nhiên chủ yếu mức độ nhẹ và trung bình nên không gây tình trạng suy hô hấp cho người bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi có 19,4% viêm xơ phổi độ 1 và 2, thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh cho thấy viêm xơ phổi chiếm tỉ lệ 42,4% và chủ yếu mức độ nhẹ không gây nên tình trạng suy hô hấp 45. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn so với Lê Tuấn Anh (45%) 41, và Vũ Hữu Khiêm (28%) 42. Nghiên cứu của Hoàng Quốc Tuấn và cộng sự (2020) cho thấy viêm phổi chủ yếu độ 1 và 2 (20,8%) 64. Nghiên cứu của Jegadeesh cũng cho thấy IMRT giúp làm giảm đáng kể nguy cơ viêm phổi độ 3 so với các biện pháp điều trị hóa xạ trị khác 69.

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 35,5% có nôn và buồn nôn chủ yếu ở mức độ 1. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh cho thấy 47% bệnh nhân có nôn và buồn nôn nhưng chủ yếu ở mức độ nhẹ, chỉ có 6,1% là nôn mức độ trung bình, không có trường hợp nào gây ra nôn nặng 45. Nghiên cứu của Bùi Công Toàn và cộng sự tại Bệnh viện K ghi nhận nôn do hóa trị 28%, tuy nhiên nôn gặp ở mức độ 2 cũng tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi (6%) 59. Nghiên cứu của Hoàng Quốc Tuấn và cộng sự (2020) cho thấy nôn,

ngoài cũng ghi nhận tỉ lệ buồn nôn/nôn ở mức độ nặng cũng rất ít gặp khi sử dụng phác đồ Paclitaxel – Carboplatin, tỷ lệ từ 3 – 8,1% 67, 70, 71.

Viêm da là triệu chứng thường xuyên gặp do điều trị tia xạ, chủ yếu gặp ở mức độ nhẹ (32,3%), không có trường hợp nào bị viêm da cấp mức độ nặng làm gián đoạn liệu trình điều trị. Kết quả này của chúng tôi thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu khác như của Nguyễn Đức Hạnh (100%) 45, Lê Tuấn Anh (48,3%) 41 hay Vũ Hữu Khiêm (52,4%) 42.

Các triệu chứng chủ quan như mệt mỏi/chán ăn gặp rất phổ biến với 96,8% bệnh nhân báo cáo các triệu chứng này, chủ yếu ở mức độ trung bình với 87,1%. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh tại Bệnh viện Phổi Trung ương cho thấy mệt mỏi/chán ăn rất thường gặp (86,4%) trong đó chủ yếu gặp ở mức độ nhẹ và chỉ có 9,1% gặp ở mức độ trung bình, không có trường hợp nào gặp ở mức độ nặng 45. Lê Tuấn Anh tại Bệnh viện Chợ Rẫy ghi nhận tác dụng phụ mệt mỏi/ chán ăn cũng rất thường gặp (80%) và chủ yếu mức độ nhẹ, mức độ nặng chỉ gặp 23,3% 41.

Rụng tóc là tác dụng phụ thường gặp ở nhiều loại hóa chất khác nhau. Kết quả cho thấy có 38,7% bệnh nhân bị rụng tóc ở mức độ 1 và 2. Ở nghiên cứu của chúng tôi, hai hóa chất được sử dụng bao gồm Paclitaxel và Carboplatin đều gây rụng tóc mạnh. Kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh, khi tác giả cho thấy mức độ rụng tóc chỉ gặp ở mức độ nhẹ (98,5%) và không có trường hợp nào bị rụng tóc mức độ nặng 45. Nghiên cứu của Lê Tuấn Anh cho thấy tỷ lệ rụng tóc tương đương nghiên cứu của chúng tôi (41,7%) và chủ yếu mức độ nhẹ 41. Nghiên cứu của Hoàng Quốc Tuấn và cộng sự (2020) cho thấy rụng tóc độ 1 và 2 (63,9%) 64.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 31 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB điều trị hóa xạ trị đồng thời kỹ thuật xạ IMRT đồng thời cùng hóa chất Paclitaxel – Cisplatin hàng tuần, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB

- Triệu chứng lâm sàng hay gặp: đau ngực chiếm tỉ lệ 71,0%, ho khan (58,1%) và đau vai lan cánh tay (22,6%).

- Kết quả CLVT, có 19 bệnh nhân có u bên phải (61,2%), 12 bệnh nhân có u ở phổi trái (18,7%).

- Mô bệnh học u biểu mô tuyến chiếm 71,0%) và biểu mô vẩy (19,3%). - GĐ T3 có 13 bệnh nhân (41,9%), 13 bệnh nhân giai đoạn T4 (41,9%). Bệnh nhân chủ yếu ở giai đoạn N2 27 bệnh nhân (87,1%).

2. Kết quả điều trị

- Tỷ lệ đáp ứng: 90,3% đáp ứng 1 phần, 6,5% giữ nguyên bệnh, 3,2% bệnh tiến triển sau điều trị.

- Trung vị thời gian sống còn không bệnh tiến triển là 8,5 tháng. Trung vị thời gian sống còn toàn bộ là 10,6 tháng.

- Tỷ lệ sống còn không bệnh tiến triển: 100% sau 3 tháng, 93,0% sau 6 tháng; 83,8% sau 9 tháng; 77,9% sau 12 tháng

- Tỷ lệ sống còn toàn bộ: 100% sau 6 tháng, 88,7% sau 9 tháng, 81,9% sau 12 tháng.

- Tác dụng không mong muốn: độc tính trên huyết sắc tối ở độ 1 (41,9%) và độ 2 (9,7%); buồn nôn/nôn độ 1 (29,0%), mệt mỏi chán ăn độ 2 (87,1%), rụng tóc độ 1 (25,8%), viêm da độ 1 (32,3%), viêm thực quản độ 1 (19,4%) và viêm xơ phổi độ 1 (9,7%) và độ 2 (9,7%).

cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries", CA Cancer J

Clin, 68(6), tr. 394-424.

2. Rudolf M. Huber, Martin Reck và Michael Thomas (2013), "Current status of and future strategies for multimodality treatment of unresectable stage III nonsmall cell lung cancer", 42(4), tr. 1119-1133. 3. S. M. Yoon, T. Shaikh và M. Hallman (2017), "Therapeutic

management options for stage III non-small cell lung cancer", World J

Clin Oncol, 8(1), tr. 1-20.

4. A. Jemal, R. Siegel, E. Ward và các cộng sự. (2008), "Cancer statistics, 2008", CA Cancer J Clin, 58(2), tr. 71-96.

5. A. Aupérin, C. Le Péchoux, E. Rolland và các cộng sự. (2010), "Meta- analysis of concomitant versus sequential radiochemotherapy in locally advanced non-small-cell lung cancer", J Clin Oncol, 28(13), tr. 2181-90. 6. NNAM Howlader, AM Noone, M ea Krapcho và các cộng sự. (2019),

SEER cancer statistics review, 1975–2016, National Cancer Institute,

Bethesda, MD.

7. R. Zheng, H. Zeng, S. Zhang và các cộng sự. (2014), "Lung cancer incidence and mortality in China, 2010", Thorac Cancer, 5(4), tr. 330-6. 8. R. Peto, S. Darby, H. Deo và các cộng sự. (2000), "Smoking, smoking

cessation, and lung cancer in the UK since 1950: combination of national statistics with two case-control studies", Bmj, 321(7257), tr. 323-9.

9. Bùi Chí Viết, Lê Văn Cường và Nguyễn Chấn Hùng (2010), "Khảo sát những đặc điểm lâm sàng và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ", Y

11. Schrump DS, Carter D và Kelsey CR (2011), "Non-small cell lung cancer", trong DeVita Jr. VT, Lawrence TS và Rosenberg SA, chủ biên,

Principles and Practice of Oncology 9th edition, Lippincott Williams

Wilkins company, Philadelphia, tr. 799-847.

12. Hoàng Hồng Thái (2006), "Nội soi phế quản", Bài giảng chẩn đoán và

điều trị ung thư phế quản, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, tr. 48-60.

13. Ramón Rami-Porta, Vanessa Bolejack, John Crowley và các cộng sự. (2015), "The IASLC lung cancer staging project: proposals for the revisions of the T descriptors in the forthcoming eighth edition of the TNM classification for lung cancer", Journal of Thoracic Oncology,

10(7), tr. 990-1003.

14. Nguyễn Thanh Dương (2016), Đánh giá hiệu quả điều trị ung thư phổi

không tế bào nhỏ giai đoạn IV bằng phác đồ Gemcitabine & Cisplatin tại bệnh viện Phổi Trung ương, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học

Y Hà Nội, Hà Nội.

15. Mai Trọng Khoa (2014), "Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi", Hướng

dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung bướu, Nhà xuất bản y học,

Hà Nội, tr. 78-87.

16. C. Blanke, R. Ansari, R. Mantravadi và các cộng sự. (1995), "Phase III trial of thoracic irradiation with or without cisplatin for locally advanced unresectable non-small-cell lung cancer: a Hoosier Oncology Group protocol", J Clin Oncol, 13(6), tr. 1425-9.

17. M. H. Cullen, L. J. Billingham, C. M. Woodroffe và các cộng sự. (1999), "Mitomycin, ifosfamide, and cisplatin in unresectable non- small-cell lung cancer: effects on survival and quality of life", J Clin

19. Nguyễn Thị Thái Hòa (2020), Nâng cao hiệu quả hóa xạ trị đồng thời ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III dưới góc nhìn nội khoa ung thư, Hội thảo hàng năm phòng chống ung thư TP.Hồ Chí Minh lần thứ

23, TP Hồ Chí Minh.

20. F. Pozo-Rodríguez, J. L. Martín de Nicolás, M. A. Sánchez-Nistal và các cộng sự. (2005), "Accuracy of helical computed tomography and [18F] fluorodeoxyglucose positron emission tomography for identifying lymph node mediastinal metastases in potentially resectable non-small-cell lung cancer", J Clin Oncol, 23(33), tr. 8348-56.

21. David Ball, Bryan Burmeister, Paul Mitchell và các cộng sự. (2007), "Phase I trial of gefitinib in combination with concurrent carboplatin, paclitaxel and radiation therapy in patients with stage III non small cell lung cancer", Journal of Thoracic Oncology, 2.

22. K. Basaki, Y. Abe, M. Aoki và các cộng sự. (2006), "Prognostic factors for survival in stage III non-small-cell lung cancer treated with definitive radiation therapy: impact of tumor volume", Int J Radiat

Oncol Biol Phys, 64(2), tr. 449-54.

23. T. Kanematsu, M. Hanibuchi, H. Tomimoto và các cộng sự. (2010), "Epidemiological and clinical features of lung cancer patients from 1999 to 2009 in Tokushima Prefecture of Japan", J Med Invest, 57(3-

4), tr. 326-33.

24. H. Zhang và B. Cai (2003), "The impact of tobacco on lung health in China", Respirology, 8(1), tr. 17-21.

25. Pierre Fournel, M. C. Bozonnat, Gilles Robinet và các cộng sự. (2008), "Long-term benefit is observed in a randomized phase III trial of sequential chemo-radiotherapy versus concurrent chemo-radiotherapy in locally advanced non-small cell lung cancer (NSCLC) (GLOT-GFPC NPC 95-01 study)", J Thorac Oncology, 3, tr. S63.

27. H. H. Liu, X. Wang, L. Dong và các cộng sự. (2004), "Feasibility of sparing lung and other thoracic structures with intensity-modulated radiotherapy for non-small-cell lung cancer", Int J Radiat Oncol Biol

Phys, 58(4), tr. 1268-79.

28. H. Murshed, H. H. Liu, Z. Liao và các cộng sự. (2004), "Dose and volume reduction for normal lung using intensity-modulated radiotherapy for advanced-stage non-small-cell lung cancer", Int J

Radiat Oncol Biol Phys, 58(4), tr. 1258-67.

29. W. Eberhardt, H. Wilke, G. Stamatis và các cộng sự. (1998), "Preoperative chemotherapy followed by concurrent chemoradiation therapy based on hyperfractionated accelerated radiotherapy and definitive surgery in locally advanced non-small-cell lung cancer: mature results of a phase II trial", J Clin Oncol, 16(2), tr. 622-34.

30. Kathy S. Albain, R. Suzanne Swann, Valerie W. Rusch và các cộng sự. (2009), "Radiotherapy plus chemotherapy with or without surgical resection for stage III non-small-cell lung cancer: a phase III randomised controlled trial", The Lancet, 374(9687), tr. 379-386.

31. A. W. Blackstock và R. Govindan (2007), "Definitive chemoradiation for the treatment of locally advanced non small-cell lung cancer", J Clin Oncol, 25(26), tr. 4146-52.

32. T. Y. Seiwert, P. P. Connell, A. M. Mauer và các cộng sự. (2005), "A phase I dose-escalating study of combination pemetrexed-based chemotherapy and concomitant radiotherapy for locally advanced or metastatic non-small cell lung or esophageal cancer", 23(16_suppl), tr. 7062-7062.

7(4), tr. 285-7.

34. D. R. Gandara, K. Chansky, K. S. Albain và các cộng sự. (2003), "Consolidation docetaxel after concurrent chemoradiotherapy in stage IIIB non-small-cell lung cancer: phase II Southwest Oncology Group Study S9504", J Clin Oncol, 21(10), tr. 2004-10.

35. N. Hanna, M. Neubauer, C. Yiannoutsos và các cộng sự. (2008), "Phase III study of cisplatin, etoposide, and concurrent chest radiation with or without consolidation docetaxel in patients with inoperable stage III non-small-cell lung cancer: the Hoosier Oncology Group and U.S. Oncology", J Clin Oncol, 26(35), tr. 5755-60.

36. A. W. Blackstock, C. Ho, J. Butler và các cộng sự. (2006), "Phase Ia/Ib chemo-radiation trial of gemcitabine and dose-escalated thoracic radiation in patients with stage III A/B non-small cell lung cancer", J

Một phần của tài liệu Luận văn CK2: Đánh giá kết quả xạ trị điều biến liều kết hợp hóa trị đồng thời ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB tại bệnh viện K (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w