Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM(VIETINBANK) 10598642-2520-013215.htm (Trang 27 - 30)

Các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của các Ngân hàng trên Thế giới về việc tăng cường hoạt động nội bộ Ngân hàng xanh và đẩy mạnh quản lý rủi ro môi trường ở cấp độ dự án đầu tư và danh mục tín dụng, cũng như huy động vốn hiệu quả cho bảo vệ môi trường để hoạt động ngân hàng xanh của các Ngân hàng Thương mại có thể phát triển bền vững. Các ngân hàng cũng có thể học cách thành lập một bộ phận chuyên trách để đưa ngân hàng đi đầu trong các cam kết về môi trường, xã hội và tài chính bằng cách nghiên cứu mô hình ngân hàng xanh ở các nước khác. Có các đơn vị thành viên trong các ngành, lĩnh vực liên quan, hỗ trợ ngân hàng xác định các dự án lành mạnh về môi trường, miễn trách nhiệm cho cán bộ tín dụng của ngân hàng trong việc thẩm định các vấn đề liên quan về môi trường, nội dung này sẽ do bộ phận chuyên trách có chuyên môn và kinh nghiệm đánh giá các vấn đề môi trường chịu trách nhiệm.

Để bộ phận chuyên trách này hoạt động hiệu quả, các cán bộ, nhân viên của ngân hàng cần được chú trọng đào tạo, thường xuyên được thực hiện rèn luyện về quản trị rủi ro môi trường và xã hội. Một bước tiến xa hơn nữa là hợp tác liên kết với các trường đại học, đưa những nội dung này vào một trong những thành phần nội dung bắt buộc của giáo dục đại học.

Sau khi thành lập, bộ phận chuyên trách sẽ tiến hành đào tạo và xây dựng các chính sách thống nhất để tất cả các đơn vị thành viên của ngân hàng cùng nhau nghiên cứu và phát triển các sáng kiến nhằm gia tăng tác động tích cực của các hoạt động của ngân hàng đối với môi trường và xã hội.

Bộ phận chuyên trách cũng là đầu mối khuyến khích toàn bộ ngân hàng chủ động thực hiện sáng kiến nội bộ để giảm tác động môi trường của chính ngân hàng thông qua quản lý và giảm thiểu lượng khí thải carbon. Cụ thể, đặc biệt là các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể sử dụng công nghệ để quản lý dữ liệu, khuyến khích khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử, phát triển các kênh thanh toán xanh, từ đó giảm chi phí nhân lực và đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ trong việc loại bỏ rác thải giấy, tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí in ấn, giảm phát thải carbon. Hoặc ngân hàng có thể xây dựng trụ sở xanh và tuyên truyền cho khách hàng về tín dụng xanh nhằm nâng cao uy tín của ngân hàng cũng như hình ảnh, vị thế đồng thời là kênh truyền thông hiệu quả đến khách hàng.

Nâng cao năng lực thẩm định về cam kết với môi trường của khách hàng vay vốn bằng cách đưa các câu hỏi về các ưu tiên quản lý của khách hàng, đối với các khía cạnh xã hội và môi trường, vào các cuộc tư vấn. Các ngân hàng thương mại nên hướng tới việc tuân thủ theo “Nguyên tắc Xích đạo”. Khi Ngân hàng cấp vốn cho một dự án, Ngân hàng đó cần đảm bảo rằng bên vay đã hoàn thành đánh giá tác động về Môi trường và Xã hội theo các tiêu chuẩn của “Nguyên tắc Xích đạo”. Trong tất cả các dự án đầu tư, khách hàng đồng ý cam kết tuân thủ tất cả các Luật và giấy phép của nước sở tại để đảm bảo tính bền vững về Môi trường và Xã hội. Ngân hàng sẽ không tài trợ cho các dự án mà khách hàng từ chối tuân thủ tất cả các "Nguyên tắc Xích đạo" hoặc không đảm bảo tuân thủ nguyên tắc. Bên cạnh đó, nghiên cứu biến đổi khí hậu là một trong những ưu tiên mà các ngân hàng thương mại có thể xem xét.

Bộ phận chuyên trách sẽ tư vấn cho khách hàng để cũng khách hàng nghiên cứu và triển khai các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức môi trường sau khi nghiên cứu và có năng lực đánh giá tác động môi trường. Như vậy,

bộ phận chuyên trách này sẽ vai trò tổng hợp các kiến thức chuyên môn về môi trường và xã hội của ngân hàng trên toàn bộ các giải pháp tài chính và đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chính của chương 1 đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận về hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trong thời đại công nghệ 4.0. Trong đó, chương 1 cung cấp các khái niệm về Ngân hàng Xanh, ý nghĩa hoạt động ngân hàng, nội dung hoạt động Ngân hàng xanh. Trong chương này tác giả cũng đã tập trung làm rõ các cơ sở lý luận về phát triển hoạt động Ngân hàng Xanh, khái niệm phát triển hoạt động Ngân hàng Xanh trong thời đại 4.0, hoàn thành việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động Ngân hàng Xanh. Ngoài ra, chương 1 cũng đề cập và làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng xanh bao gồm 02 nhóm nhân tố là nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan. Mặt khác, trong chương này tác giả cũng đã trình bày một số kinh nghiệm phát triển Ngân hàng Xanh tại các Ngân hàng nước ngoài từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học cho các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM(VIETINBANK) 10598642-2520-013215.htm (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w