Công thương Việt Nam
2.2.3.1 Những thành tựu đạt được
Trên cơ sở những văn bản pháp lý, hướng dẫn của Chính phủ và cơ quan quản lý về đẩy mạnh việc thực hiện tăng trưởng xanh, trong đó có hoạt động Ngân hàng xanh, bước đầu thúc đẩy một số ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) nói riêng đã quan tâm nhiều hơn đến hoạt động Ngân hàng xanh. Cụ thể như Xây dựng định hướng phát triển “Ngân hàng xanh”, xây dựng hệ thống quản lý môi trường và xã hội, triển khai các gói hỗ trợ tín dụng xanh cho các dự án như kinh doanh năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, xử lý tái chế rác thải môi trường, giảm thiểu các tác động biến đổi khí hậu...
÷ Thứ nhất: Ban hành chính sách môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng:
Trên cơ sở đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam được Ngân hàng nhà nước phê duyệt tại quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/08/2018 thì Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã hoàn thiện chính sách môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Theo đó, quy trình thẩm định hiện hành của VietinBank, ngân hàng phải đánh giá tác động của dự án đến môi trường, xã hội, thẩm định yếu tố rủi ro về môi trường và an sinh xã hội của dự án trước khi cấp tín dụng, kiểm tra trong hồ sơ xin vay vốn phải có bản đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; loại trừ hoặc hạn chế cấp tín dụng đối với các dự án có khả năng ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng đến môi trường xã hội. Từ kết quả đánh giá tác động của dự án đến môi trường - xã hội, ngân hàng phải đưa ra các biện pháp quản lý đối với dự án. Tác động và ảnh hưởng của dự án đến môi trường xã hội càng cao thì các biện pháp quản lý càng chặt chẽ và yêu cầu khách hàng phải có biện pháp xử lý, khắc phục các vấn đề ảnh hưởng đến Môi trường và Xã hội,
Để phòng tránh các rủi ro khi cấp tín dụng cho các dự án không đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, VietinBank đã đưa công tác quản lý rủi ro về môi trường và xã hội vào hoạt động thẩm định đầu tư, cấp tín dụng. Việc kiểm soát chặt ngay từ khâu thẩm định tín dụng, hạn chế cấp tín dụng cho các dự án tác động xấu đến môi trường và xã hội góp phần hạn chế những rủi ro về mặt môi trường, xã hội và khuyến khích
các doanh nghiệp hướng tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh sạch và an toàn hơn. Bên cạnh đó, tiếp tục cải thiện danh mục đầu tư, cấp tín dụng thông qua việc đánh giá hệ thống các rủi ro môi trường, xã hội trong quy trình thẩm định đầu tư hay tín dụng; thường xuyên, định kỳ kiểm tra giám sát việc quản lý rủi ro môi trường và xã hội đối với khoản tín dụng đã cấp cho khách hàng.
÷ Thứ hai: VietinBank tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên trong thực hiện “Ngân hàng - tín dụng xanh ”:
Thông qua những bước đi cụ thể thông qua tổ chức đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động “Ngân hàng - tín dụng xanh”. Đồng thời, nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa VietinBank và Công ty Tài chính quốc tế (IFC) ở lĩnh vực tài trợ hiệu quả năng lượng, IFC hỗ trợ VietinBank xây dựng chiến lược tài trợ năng lượng hiệu quả, phối hợp với nhóm chuyên trách tại VietinBank tổ chức đào tạo nghiệp vụ thẩm định, cho vay dự án tiết kiệm năng lượng hiệu quả, nhận diện dự án, xây dựng sản phẩm tài trợ tiết kiệm năng lượng tại VietinBank, xây dựng và quảng bá hình ảnh “Ngân hàng xanh”. VietinBank nắm thế chủ động trong việc tiếp cận nguồn vốn quốc tế xanh thông qua các đầu mối, hoặc tiếp cận trực tiếp các định chế tài chính (Ngân hàng Thế giới WB, Ngân hàng phát triển Châu Á ADB, Ngân hàng đầu tư Châu Âu EIB... hoặc tổ chức phi Chính phủ). Kết hợp với công bố các chương trình cho vay lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và tích cực tìm kiếm khách hàng phù hợp. Nhờ nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng đối với lĩnh vực tín dụng xanh nên trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 tỷ lệ nợ xấu của tín dụng xanh có xu hướng giảm dần qua các năm, trong đó thu nhập từ tín dụng xanh tăng trưởng đều qua mỗi năm.
÷ Thứ ba, VietinBank xây dựng giải pháp thúc đẩy sản phẩm “Ngân hàng - tín dụng xanh”:
Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh; khuyến khích tập trung nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho các dự án, phương án kinh doanh, đầu tư cho các ngành/lĩnh vực giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Điều này thể
hiện ở việc dư nợ tín dụng xanh ngày càng tăng trưởng, số lượng khách hàng sử dụng hoạt động xanh ngày càng gia tăng.
2.2.3.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
> Hạn chế tồn tại
Bên cạnh những thành tựu là những hạn chế trong hoạt động của NHTM. Hạn chế đầu tiên là bản thân các NHTMCP nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) nói riêng chưa đủ năng lực để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính Ngân hàng xanh, nguồn lực tài chính và nhân sự thực hiện các dự án xanh hạn chế. Ngân hàng hiện nay mới bước đầu có sự điều chỉnh về hoạt động hướng đến yếu tố môi trường.
Tiếp đó, hạn chế thứ hai tồn tại là hiện nay các ngân hàng TMCP Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) nói riêng vẫn còn thiếu kinh nghiệm về các công nghệ mới, gặp khó khăn về các khoản tín dụng cho năng lượng mới, thường đánh giá rủi ro các dự án này còn cao, do đó giảm việc hỗ trợ vốn một cách hiệu quả so với các dự án thông thường. Đặc biệt, tình trạng chung của các ngân hàng Việt Nam hiện nay là quá tập trung vào các tài sản thế chấp thay vì quan tâm đến dòng tiền đầu tư vào dự án. Các ngân hàng có xu hướng ưa thích các dự án ngắn hạn thông thường trong khi các chương trình tiết kiệm năng lượng dài hạn hơn lại không được chấp thuận như một khoản đầu tư, lựa chọn hoàn trả hay tài sản thế chấp. Điều này dẫn đến việc mặc dù dư nợ tín dụng xanh không ngừng gia tăng qua các năm, tuy nhiên vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ khoảng 3.3% cho đến 4.1% trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank).
Thứ ba, khuôn khổ chính sách chung của Việt Nam chưa cụ thể hóa, phần nào khiến các nhà đầu tư thiếu động lực đầu tư vào công nghệ xanh, lãi suất cho vay không được ưu đãi nhiều. Các sản phẩm tài chính xanh chuyên biệt thường không được khuyến khích và thủ tục cho vay còn phức tạp.
> Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
Việc triển khai các gói tín dụng xanh gặp phải một số rào cản lớn xuất phát từ phía nhà nước, phía ngân hàng và các doanh nghiệp cụ thể như sau:
❖ Đối với nhà nước:
Hiện nay nhà nước chưa xây dựng khung chính sách tổng thể về tín dụng ngân hàng xanh (từ công cụ của chính sách tiền tệ , chính sách tín dụng, chính sách quản trị Ngân hàng thương mại theo chuẩn mực về môi trường,...). Thay vì Ngân hàng Nhà nước chủ động xây dựng quy định khung pháp lý về quản lý rủi ro môi trường và xã hội, gắn với hệ thống Pháp luật hiện hành để định hướng cho các ngân hàng về những điều kiện cần thiết phải tuân thủ, thì Ngân hàng Nhà nước lại giao cho các NHTM quyền “tự quyết” gần như mọi khâu bao gồm xây dựng chính sách môi trường và xã hội, quy trình thực hiện, công cụ quản lý rủi ro, biện pháp tổ chức và quản lý triển khai.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng chưa hình thành các thể chế thông qua các công cụ quản trị đối với Ngân hàng thương mại như tỉ lệ LTD, tỷ lệ dư nợ cho vay xanh, tỷ lệ rủi ro quy đổi với dư nợ cho vay xanh,...
Mặt khác nhà nước cũng chưa có các chính sách hỗ trợ trong việc giải quyết những khó khăn khi đầu tư cho vay xanh và thực hiện khuyến khích nhiều hơn cho Tín dụng xanh. Dan đến hoạt động ngân hàng xanh còn nhiều những bất cập. Tính đến thời điểm hiện tại thì ngân hàng nhà nước cũng chưa có quy định cụ thể liên quan đến báo cáo về hoạt động ngân hàng xanh đối với các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP nói riêng.
về phía Ngân hàng thì một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế là do nhận thức về Ngân hàng xanh và Tín dụng xanh của ngân hàng còn hạn chế. Hiện nay đang thiếu khung pháp lý hỗ trợ tín dụng xanh và thiếu cơ chế hợp tác liên ngành trong hoạt động ngân hàng xanh.
Một nguyên nhân khác xuất phát từ năng lực của đội ngũ nhân viên. Đội ngũ nhân viên của ngân hàng chưa được đào tạo bài bản trong việc thẩm định, đánh giá và quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.
❖ về phía doanh nghiệp:
Một trong các nguyên nhân dẫn tới những hạn chế của hoạt động ngân hàng xanh là do nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp thiếu thông tin về các sản phẩm tín dụng xanh của ngân hàng Thời gian xin cấp tín dụng xanh dài, các thủ tục vay vốn khá phức tạp và mất thời gian.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung chính của chương 2 đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động ngân hàng xanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trong cương này là cung cấp thông tin giới thiệu tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020. Tiếp đến, chương 2 đi sâu vào phân tích thực trạng về hoạt động ngân hàng xanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 thông qua việc phân tích khung pháp lý đối với hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Từ đó đưa ra những đánh giá về những thành tựu đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân gây ra những hạn chế.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG