Khung pháp lý đối với hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM(VIETINBANK) 10598642-2520-013215.htm (Trang 34 - 35)

Khung pháp lý cho phát triển bền vững hệ thống ngân hàng tại Việt Nam cũng đang từng bước được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, tạo động lực cho toàn ngành Ngân hàng thực hành phát triển bền vững:

Quyết định số 986/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra mục tiêu phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững; cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình; dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân

hàng tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025 thích ứng với quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa.

Quyết định 1604/QĐ-NHNN về việc phê duyệt Đề án phát triển Ngân hàng Xanh tại Việt Nam, với mục tiêu nhằm tăng cường nhận thức và trách nhiệm Xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với Môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Cùng với đó, NHNN phối hợp với Công ty Tài chính quốc tế (IFC) ban hành Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro Môi trường-Xã hội trong hoạt động cấp tín dụng cho 10 ngành kinh tế.

Để hỗ trợ các tổ chức tín dụng triển khai chính sách tín dụng xanh một cách toàn diện, trên cơ sở thành công của cuốn sổ tay đã ban hành, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phối hợp với IFC ban hành Hướng dẫn đánh giá rủi ro Môi trường-Xã hội đối với 5 ngành kinh tế khác gồm: sản xuất nhiệt điện, sản xuất giấy và bột giấy, nhuộm vải, chế biến thủy sản, pin và sắc quy.

Đây là cơ sở giúp các tổ chức tín dụng nhận diện và chủ động quản lý các rủi ro Môi trường-Xã hội có thể gây tác động xấu, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án được cấp tín dụng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng Từ đó, giúp các tổ chức tín dụng giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã lồng ghép chương trình tín dụng xanh vào các Văn bản quy phạm Pháp luật do Ngân hàng Nhà nước ban hành hoặc do Ngân hàng Nhà nước soạn thảo trình Chính phủ ban hành.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM(VIETINBANK) 10598642-2520-013215.htm (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w