Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM(VIETINBANK) 10598642-2520-013215.htm (Trang 31 - 34)

Việt Nam (Vietinbank)

Quy mô ngân hàng

Hình 2. 1 Quy mô VietinBank trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Vietinbank năm 2018, 2019, 2020)

Biểu đồ hình 2.1 cho ta thấy trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 thì ngân hàng VietinBank không ngừng tăng trưởng. Năm 2018 tổng tài sản của Ngân hàng đạt mức 1.164.290 tỷ đồng, tuy nhiên bước sang năm thứ 2 thì VietinBank đã nâng mức tổng tài sản của mình lên 1.240.711 tỷ đồng, tăng trưởng 6.6% so với năm 2018 (tương đương với 76.421 tỷ đồng). Bước sang năm 2020, bên cạnh việc chủ động cắt giảm gần 5.000 tỷ đồng từ việc giảm lãi suất cho vay, phí và thoái lãi để hỗ trợ

doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bênh Covid-19; VietinBank đã tiếp tục chủ động tái cơ cấu toàn diện mọi mặt hoạt động, chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu, từ dựa vào tăng trưởng quy mô là chính sang cải thiện chất lượng dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu dư nợ, gia tăng cơ cấu thu nhập ngoài lãi, kiểm soát tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn và chi phí hoạt động, nâng mức tổng tài sản của ngân hàng trong năm 2020 lên mức 1.341.436 tỷ đồng, tăng trưởng 8.1% tương đương 100.725 tỷ đồng so với năm 2019.

Trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm 2018, tổng dư nợ tín dụng của VietinBank đạt mức 888.216 tỷ đồng. Bước sang năm 20219 thì con số này đạt mức 953.178 tỷ đồng, tăng trưởng 7.3% trương đương 64.962 tỷ đồng so với năm 2018. Năm 2020, có thể nói, tăng trưởng tín dụng là điểm sáng trong bức tranh hoạt động kinh doanh của VietinBank khi đạt mức tăng trưởng dư nợ tín dụng 6.5% so với năm 2019 lên mức 1.015.333 tỷ đồng. Qua kết quả trên cho thấy các chính sách phát triển dư nợ tín dụng đang được Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vận dụng một cách hiệu quả.

Tiền gửi khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) không ngừng tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020. Năm 2018 tổng tiền gửi khách hàng tại ngân hàng đạt mức 825.816 tỷ đồng, và tăng trưởng thêm 8.1% (tương đương 66.969 tỷ đồng) trong năm 2019 lên mức 892.785 tỷ đồng. Bước sang năm 2020, tổng tiền gửi khách hàng tại VietinBank đạt mức 990.331 tỷ đồng, tăng trưởng 97.546 tỷ đồng (tương đương 10.9%) so với năm 2019.

Vốn chủ sở hữu, trong đó bao gồm vốn điều lệ, là cơ sở và cũng là điều kiện để một Ngân hàng thương mại xác định quy mô hoạt động của mình. Dù chiếm tỷ trọng nhỏ, thậm chí rất nhỏ trong Tổng nguồn vốn của ngân hàng, nhưng Vốn chủ sở hữu được coi là công cụ chống đỡ rủi ro, bảo vệ người gửi tiền/ký thác và các quỹ bảo hiểm tiền gửi. Vốn chủ sở hữu cũng góp phần quyết định tới hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng.

Quy mô vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) duy trì đà tăng trưởng ổn định trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm

2020. Năm 2018, tổng vốn chủ sở hưu của VietinBank đạt mức 67.316 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là 5.02%. Bước sang năm 2019 thì tổng vốn chủ sở hữu ngân hàng tăng lên mức 77.355 tỷ đồng (tăng trưởng 14.9% so với năm 2018) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng lên mức 5.775. Năm 2020, Ngân hàng vẫn duy trì đà tăng trưởng vốn chủ sở hữu lên mức 85.395 tỷ đồng, tăng 10.4% so với năm 2019 và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đạt mức 6.37%

Lãi ròng sau thuế là một chỉ tiêu phản ánh rõ nét hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh doanh nói chung và ngân hàng nói riêng. Lãi ròng sau thuế của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) có sự biến động trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020. Năm 2018 tổng lãi ròng của VietinBank là 11.836 tỷ đồng. Bước sang năm 2019, lợi nhuận sau thuế của VietinBank giảm 2.553 tỷ đồng, tương đương với 21.6% so với năm 2018 xuống còn 9.238 tỉ đồng. Tuy nhiên bước sang năm 2020, lãi ròng sau thuế của ngân hàng đã đạt mức tăng tưởng ấn tượng là 42.8% tương đương với 3.972 tỷ đồng so với năm 2019 lên mức 13.255 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu, ROA, ROE, CAR

Hình 2.2 - Tỷ lệ nợ xấu, ROA, ROE, CAR của Vietinbank trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng VietinBank năm 2018, 2019, 2020)

Quản lý tốt chất lượng tăng trưởng, chất lượng tài sản được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp dưới 1,2% (tỷ lệ nợ xấu 2018: 1,59%), tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 128% (tỷ lệ bao phủ nợ xấu năm 2018: 93,6%). Lợi nhuận riêng lẻ năm 2019 đạt gần 11,5 ngàn tỷ đồng, tăng trên 26% so với kế hoạch và tăng 83% so với năm 2018, hiệu quả sinh lời cải thiện tích cực.

Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của VietinBank tại ngày 31/12/2020 còn 0,94%, giảm mạnh so với mức 1,87% hồi cuối quý 3/2020 và cũng thấp hơn mức 1,16% cuối năm 2019. Đây cũng là mức tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong 5 năm qua (2016-2020) của VietinBank.

Kết quả thống kê tại biểu đồ hình 2.2 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) có hệ số ROE duy trì mức tăng trưởng và dao động trong phạm vi từ 8.1% (năm 2018) tới 15.9% (năm 2020) đây là một mức khá tốt của ngành. Trong khi đó, chỉ số ROA của VietinBank trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 đạt mức lần lượt là 0.5% năm 2018, 0.8% trong năm 2019 và tăng lên mức 1.3% vào năm 2020.

Đối với hệ số CAR thì trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 chứng kiến sự biến động khá lớn. Năm 2018 hệ số CAR của VietinBank đạt mức 14.6%, bước sang năm 2019 hệ số này tăng nhẹ lên mức 15.5% nhưng lại có mức sụt giảm lớn vào năm 2020 xuống mức 8%.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM(VIETINBANK) 10598642-2520-013215.htm (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w