Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động Ngân hàng Xanh tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM(VIETINBANK) 10598642-2520-013215.htm (Trang 35 - 45)

TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2020

Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh

Hình 2.3 - Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh tại Vietinbank trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank năm 2018, 2019 và 2020)

Theo kết quả thống kê tại biểu đồ hình 2.8 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2018 cho đến năm năm 2020 thì dư nợ tín dụng xanh tại VietinBank không ngừng tăng trưởng. Năm 2018 thì dư nợ tín dụng xanh tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đạt mức 29.311 tỷ đồng. Bước sang năm 2019 thì VietinBank với định hướng phát phá triển bền vững trong lĩnh vực hoạt động Ngân hàng xanh, do vậy Tín dụng xanh trong năm 2019 cũng đạt mức tăng trưởng là 10.57% so với năm 2018 lên mức 32.408 tỷ đồng. Năm 2020 có thể coi là một năm phát triển vượt bậc của Tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam khi tín dụng xanh đạt mức tăng trưởng là 28.45% so với năm 2019. Lý giải cho sự tăng trưởng này là do VietinBank trong những năm vừa qua đã không ngừng nhanh chóng triển khai các chương trình theo định hướng của Chính phủ và NHNN như: cho vay nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55, cho vay nông nghiệp sạch công nghệ cao, cho vay công nghiệp hỗ trợ... Đồng thời, các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xanh cũng được VietinBank chủ động áp dụng các chính sách ưu đãi thông qua các sản phẩm/chương trình tín dụng phù hợp như: Đồng hành cùng khách hàng DN, Gói ưu đãi VietinBank SME Stronger

với các chủ điểm: Song hành phát triển với các chính sách ưu đãi về lãi suất và phí, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng sản xuất - kinh doanh; sẵn sàng đổi mới với ưu đãi dựa trên đặc thù ngành, lĩnh vực kinh doanh và mối liên hệ của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng/phân phối; và sung sức vươn xa nhằm cung cấp các giải pháp kết nối trong nước và quốc tế, tăng cơ hội kết nối bạn hàng, hợp tác kinh doanh và mở rộng thị trường hoạt động.

VietinBank cũng chủ động xây dựng sản phẩm cấp tín dụng, chương trình ưu đãi, gói bảo hiểm dành cho các dự án điện mặt trời mái nhà; các hướng dẫn về việc cấp tín dụng đầu tư dự án Solar Farm, điện gió. Các sản phẩm tín dụng được VietinBank xây dựng chuyên biệt dành cho từng ngành nghề chuyên biệt như: cho vay tín chấp trên cơ sở quản lý dòng tiền từ các hợp đồng xuất khẩu; bao thanh toán xuất khẩu, chuỗi nông nghiệp nhằm hỗ trợ tài chính cho các cá nhân, tổ chức là một hoặc nhiều mắt xích trong chuỗi liên kết giá trị nông nghiệp với thủ tục nhanh gọn, tài sản bảo đảm là chính hàng hóa luân chuyển hay các khoản phải thu của cá nhân, doanh nghiệp. Đặc biệt là chính sách cho vay lưu vụ áp dụng đối với các cá nhân/doanh nghiệp để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hằng năm.

> Chỉ tiêu số lượng khách hàng được hưởng dịch vụ/sản phẩm xanh

Trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã đầu tư phát triển ngân hàng số, tăng cường tiện ích cho khách hàng theo hướng chuyển dịch từ kênh thanh toán tại quầy sang kênh thanh toán online. Số lượng khách hàng, khối lượng và giá trị giao dịch qua E-banking tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh sản phẩm E-banking dành cho khách hàng cá nhân thì VietinBank cũng cung cấp sản phẩm VietinBank eFast giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa dòng tiền và có thêm nhiều thông tin để ra các quyết định kinh doanh chính xác. Hệ thống bảo mật với nhiều lớp kiểm soát chống tấn công và phòng thủ theo chiều sâu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử eFast tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể như sau:

Hình 2.4 - Số lượng khách hàng cá nhân và số lượng khách hàng doanh nghiệp sử dụng ngân hàng điện tử tại Vietinbank trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

Đơn vị tính: nghìn khách hàng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank năm 2018, 2019, 2020)

Ket quả thống kê tại biểu đồ trên cho thấy số lượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp giao dịch qua kệnh điện tử của VietinBank trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 không ngừng tăng trưởng. Cụ thể, đối với khách hàng cá nhân thì năm 2018 số lượng khách hàng sử dụng E-banking là 1.2 triệu khách hàng thì đến năm 2019 con số này là 2 triệu khách hàng và năm 2020 là 2.7 triệu khách hàng tăng 35% so với năm 2019. Đối với khách hàng doanh nghiệp thì năm 2018 có 39.6 nghìn doanh nghiệp đã sử dụng kênh điện tử tại VietinBank, bước sang năm 2019 thì tăng kên 50.5 nghìn doanh nghiệp và sang năm 2020 con số này đạt mức 63.4 nghìn khách tăng 2.2 lần về số lượng khách hàng doanh nghiệp so với năm 2017 là 28.8 nghìn doanh nghiệp.

Sự gia tăng về số lượng khách hàng kéo theo sự gia tăng về số lượng giao dịch thông qua kênh điện tử của các nhóm khách hàng trong VietinBank. Cụ thể mức tăng trưởng về số lượng giao dịch của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp qua kênh điện tử tại Vietinbank như sau:

Hình 2.5 - Số lượng giao dịch qua kênh điện tử tại VietinBank trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

Đơn vị tính: triệu giao dịch

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinBank năm 2018, 2019, 2020)

Ket quả thống kê tại biểu đồ hình 2.5 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 khối lượng giao dịch của khách hàng qua kênh điện tử tại VietinBank không ngừng gia tăng. Cụ thể khối lượng giao dịch qua kênh điện tử của E-banking của khách hàng cá nhân năm 2018 là 35.2 triệu giao dịch, năm 2019 con số này tăng lên gấp 2.4 lần lên mức 85.9 triệu giao dịch và 123.9 triệu giao dịch vào năm 2020 (tăng gấp 3.5 lần so với số lượng giao dịch năm 2018).

Đối với khách hàng doanh nghiệp, năm 2018 khối lượng giao dịch được ghi nhận là 5 triệu giao dịch thì bước sang năm 2019 con số này tăng lên mức 7.1 triệu giao dịch và năm 2020 là 9.2 triệu giao dịch.

Đi cùng với việc tăng trưởng về số lượng khách hàng và khối lượng giao dịch thì giá trị giao dịch qua kênh điện tử tại VietinBank cũng không ngừng gia tăng.

Hinh 2.6 - Giá trị giao dịch qua kênh điện tử tại VietinBank trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinBank năm 2018, 2019, 2020)

Theo thống kê tại biểu đồ hình 2.6 cho thấy giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank duy trì đà tăng trưởng ở mức cao trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020. Cụ thể, năm 2018 giá trị giao dịch của khách hàng cá nhân qua kênh điện tử E-banking chỉ đạt mức 296 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2019 đã tăng lên gấp gần 3 lần lên mức 885 nghìn tỷ đồng. Bước sang năm 2020 con số này đạt mức 1362 nghìn tỷ đồng, tăng 57.5% so với năm 2019. Còn đối với khách hàng doanh nghiệp thì giá trị giao dịch qua kênh điện từ năm 2018 ghi nhận đạt mức 787 nghìn tỷ đồng, con số này bước sang năm 2019 tăng lên là 976 nghìn tỷ đồng và đạt mức 1231 nghìn tỷ đồng vào năm 2020.

Hiện nay, VietinBank cung cấp đa dạng sản phẩm thẻ như: thẻ ghi nợ nội địa ATM E-Partner, thẻ tín dụng quốc tế Premium Visa/MasterCard/JCB, thẻ ghi nợ quốc tế Visa debit/MasterCard Debit, thẻ trả trước thanh toán online, thẻ quà tặng... Bên cạnh đó, VietinBank phối hợp với các đơn vị triển khai các sản phẩm thẻ đồng thương hiệu như: thẻ Bảo hiểm xã hội, thẻ taxi, thẻ JCB Vietnam Airlines, Hello Kitty, thẻ

Visa debit Chelsea, Otofun, Citimart... Tất cả những sản phẩm này không chỉ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng mà còn thỏa mãn thị hiếu sở hữu những sản phẩm thẻ mang phong cách riêng biệt.

Ngoài ra, VietinBank còn hợp tác với các tổ chức thẻ uy tín trên thế giới như: MasterCard, Visa, JCB, Diner Club, Cybershot triển khai các dịch vụ thanh toán thẻ tại POS/ATM, thanh toán trực tuyến, dịch vụ mPOS. Cùng với sự đa dạng, các sản phẩm dịch vụ thẻ của VietinBank còn có nhiều tính năng hiện đại, thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng như: thanh toán trực tuyến, gửi tiết kiệm và nộp tiền mặt tại ATM, rút tiền tại ATM không dùng thẻ, thanh toán viện phí qua Kiosk Banking, thanh toán hóa đơn tiền điện, viễn thông, nộp thuế, SMS Banking, thanh toán cước taxi tự động; thanh toán dịch vụ y tế trực tuyến.Với các sản phẩm dịch vụ này, khách hàng được tiếp cận các phương thức thanh toán hiện đại, giảm thiểu lượng tiền mặt phải mang theo và đảm bảo sự an toàn tối ưu. Đồng nghĩa với việc hoạt động xanh của ngân hàng ngày càng phát triển

> Chỉ tiêu số lượng dự án xanh được tài trợ

Hình 2.7 - Số lượng dự án xanh được tài trợ bởi Vietinbank trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

Đơn vị tính: Dự án

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank trong giai đoạn từ năm 2018 -2020)

Kết quả thống kê tại biểu đồ hình 2.7 thì song song với việc tăng trưởng dư nợ tín dụng thì số lượng dự án xanh được tài trợ vốn từ ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) cũng tăng trưởng đồng pha. Cụ thể năm 2018 số lượng dự án được VietinBank tài trợ vốn là 223 dự án, bước sang năm 2019 số lượng Dự án xanh được tài trợ vốn bởi VietinBank tăng lên là 230 dự án. Trong năm 2019 VietinBank đã cấp tín dụng cho đa dạng các khách hàng thuộc lĩnh vực Tín dụng Xanh, dự án tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Trong đó, dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 89%, dư nợ năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (65%), quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn (17%), xử lý chất thải và phòng chống ô nhiễm (16%), nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững, tái chế, tái sử dụng các nguồn tài nguyên. Năm 2020, ghi nhận số lượng dự án xanh nhận được nguồn vốn tài trợ bởi Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) là 278 dự án. Trong năm 2020 VietinBank đã chủ động xây dựng các chính sách, sản phẩm tạo cơ chế linh hoạt trong tài trợ các dự án Xanh như: Chính sách cấp tín dụng cho dự án điện mặt trời mái nhà; Chính sách tín dụng tài trợ đặc thù dự án năng lượng tái tạo; Bộ điều kiện và hướng dẫn thẩm định với dự án năng lượng tái tạo; Cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng, phục vụ toàn diện chuỗi giá trị ngành năng lượng từ năng lượng sơ cấp, sản xuất, truyền tải, phân phối và dịch vụ phục vụ ngành năng lượng; nâng cao năng lực tư vấn và thu xếp vốn cho các dự án năng lượng, đặc biệt là các dạng năng lượng mới như điện khí LNG (Liquefied Natural Gas-Khí thiên nhiên hóa lỏng), thủy điện tích năng, năng lượng tái tạo,... Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng với doanh nghiệp, các chương trình, chính sách của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là các dự án hoặc doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, góp phần gia tăng sự đóng góp của lĩnh vực tư nhân trong sự phát triển ngành năng lượng. Các hoạt động được triển khai đồng bộ, mạnh mẽ trên toàn hệ thống đã đem lại kết quả khả quan, trong đó 88% dư nợ là cho vay trung dài hạn, 71% cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, 14% cho lĩnh vực quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn, 13% cho lĩnh vực xử lý chất thải và phòng chống ô nhiễm.Đặc biệt,

100% các đề nghị cấp tín dụng đã phê duyệt đều được thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội.

> Tỷ lệ nợ xấu

Hình 2.8 -Tỷ lệ nợ xấu tín dụng xanh tại Vietinbank trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank trong giai đoạn từ năm 2018 -2020)

Theo thống kê tại biểu đồ hình 2.8 cho thấy tỷ lệ nợ xấu tính dụng xanh đang có xu hướng giảm tại Vietinbank trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy Ngân hàng đang ngày càng làm tốt công tác đánh giá và kiếm soát rủi ro, đặc biệt với lĩnh vực tín dụng xanh. Cụ thể năm 2018 tỷ lệ nợ xấu tín dụng xanh tại Vietinbanj đạt mức 1.59%, tuy nhiên sang đến năm 2019 thì tỷ lệ này giảm xuống còn 1.2% và bước sang năm 2020 thì tỉ lệ nợ xấu tín dụng xanh đã lần đầu tiên giảm xuống mức dưới 1% là 0.94%. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần phát huy hơn nữa công tác quản trị và đánh giá rủi ro tín dụng xanh trong những năm tiếp theo.

> Thu nhập từ tín dụng xanh

Hinh 2.9 - Thu nhập từ tín dụng xanh của Vietinbank trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank trong giai đoạn từ năm 2018 -2020)

Theo thống kê tại biểu đồ hình 2.9 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2018 cho đến năm 2020 thì thu nhập từ hoạt động tín dụng xanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam duy trì đà tăng trưởng ổn định. Năm 2018, thu nhập từ hoạt động tín dụng xanh tại VietinBank đạt mức 2109 tỷ đồng. Bước sang năm 2019, thu nhập từ Tín dụng xanh tại VietinBank tăng 325 tỷ, tương đương với 15.4% lên mức 2434 tỷ. Thu nhập từ hoạt động Tín dụng xanh của VietinBank trong năm 2020 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng là 23.6% tương đương 575 tỷ so với năm 2019 đạt mức 3009 tỷ đồng. Điều này cho thấy, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đang thực hiện tốt việc phát triển hiệu quả hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng, giúp gia tăng thu nhập cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM(VIETINBANK) 10598642-2520-013215.htm (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w