Nhóm giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM(VIETINBANK) 10598642-2520-013215.htm (Trang 55 - 59)

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tín dụng xanh

Các Ngân hàng Thương mại Cổ phần phải thực hiện các bước tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thông tin về lợi ích và hiệu quả của việc cung cấp tín dụng xanh cho các ngân hàng nhằm năng cao nhận thức về Tín dụng Xanh. Hơn nữa, cần thuyết phục các ngân hàng rằng việc tham gia và thực hiện đúng các quy định về rủi ro môi trường sẽ không chỉ hỗ trợ nền Kinh tế, mà còn hỗ trợ xã hội đi theo hướng phát triển Xanh nói chung, bên cạnh đó đem lại những cơ hội kinh doanh mới cho ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển bền vững.

Đồng thời, cần nâng cao nhận thức, tăng cường công tác giáo dục và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường cũng như hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ các điều kiện vay vốn từ chương trình tín dụng xanh do mình làm chủ. Họ sẽ phải điều chỉnh hoạt động của mình và đăng ký các khoản vay thông qua chương trình Tín dụng Xanh.

Hơn nữa, các doanh nghiệp nhận được Tín dụng Xanh phải sử dụng nó một cách có trách nhiệm và hiệu quả, từ đó tạo ra niềm tin từng bước giữa ngân hàng và doanh nghiệp đối với hoạt động Tín dụng Xanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội dung chính của chương 3 tập trung trình bay về định hướng phát triển hoạt động ngân hàng xanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025. Trên cơ sở định hướng phát triển của ngân hàng và những hạn chế tồn tại trong hoạt động phát triển ngân hàng xanh tại VietinBank trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 đã được thảo luận tại Chương II của nghiên cứu này thì chương III của nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động ngân hàng xanh tại VietinBank và khắc phục những hạn chế tồn tại trong hoạt động phát triển ngân hàng xanh tại VietinBank.

KẾT LUẬN

Nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Chính phủ thì việc triển khai và phát triển hoạt động Ngân hàng Xanh là một điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp các quốc gia trên Thế giới. Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích thực trạng hoạt động phát triển Ngân hàng Xanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 để trên cơ sở đó chỉ ra những thành tựu đạt được và những hạn chế tồn tại. Từ đó đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và thúc đẩy hoạt động Ngân hàng Xanh tại các Ngân hàng Thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói riêng. Nghiên cứu đã tập trung đi vào giải quyết các vấn đề với các nội dung cụ thể như sau:

Trước tiên, nghiên cứu đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về Ngân hàng Xanh như cung cấp các khái niệm về Ngân hàng Xanh, ý nghĩa của hoạt động Ngân hàng Xanh, nội dung của hoạt động Ngân hàng Xanh và trên cơ sở bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác trên Thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam và xây dựng được một số tiêu chí nhằm đánh giá sự phát triển hoạt động Ngân hàng Xanh tại các ngân hàng. Nội dung chính thứ hai đó là: nghiên cứu đã phân tích thực trạng triển khai hoạt động ngân hàng xanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thông qua việc đánh giá các tiêu chí đo lường, đánh giá sự phát triển của hoạt động Ngân hàng Xanh. Từ đó, đưa ra những nhận xét và đánh giá về những thành tựu đạt được và những hạn chế tồn tại, nguyên nhân gây ra những hạn chế đó. Trên cơ sở những đánh giá đó kết hợp với định hướng phát triển hoạt động ngân hàng xanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong giai đoạn từ 2021 đến năm 2025 thì nghiên cứu đã đề xuất một số nhóm giải pháp có tính khả thi nhằm khắc phục các hạn chế tồn tại và thúc đẩy sự phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trần Thị Thanh Tú, Trần Thị Hoàng Yến (2016), “ Đánh giá thực tiễn ngân hàng xanh ở Việt Nam theo thông lệ quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng số 16;

Vũ Thị Kim Oanh (2015), “Ngân hàng xanh - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam”, Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ số 16;

Nguyễn Thị Đoan Trang (2018), “Phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam - trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng số190;

Số liệu thống kê từ website Ngân hàng Nhà nước

Biswas N., Sustainable Green Banking Approach: The Need of the Hour, Business Spectrum, 1(1), 32 - 38 (2011).

Chen, Z., Hossen, M. M., Muzafary, S. S., & Begum, M. (2018), “Green banking for environmental sustainability-present status and future agenda:

Experience from Bangladesh”, Asian Economic and Financial Review, 8(5), 571.

Greenbank Report (2010), “The basics of green banking”, (http://

greenbankreport.com/green-bank-report/the-basics-of-green-banking) Greenbank Report (2010) ,“What is green bank?”, (http://greenbankreport.com

/eco-friendly-banking/what-is-green-banking)

Hohne, Khosla, Fekete & Gilbert (2012), Mapping of Green Finance, IDFC members, Ecofys.

Hoshen,S., Hasan,N., Hossain,S., Mamun,A, Mannan,A. (2017), “Green

Financing: An emerging Form of Sustainable Development in Bangladesh”, IOSR Journal of Business and Management, Volumn 19, Issue 12

IDRBT (2013), Green Banking, (https://www.idrbt.ac.in/assets

/publications/Best%20Practices/Green%20Banking%20Framework%20( 2 013).pdf)

Trần Thị Hải yến và Trần Thị Thanh Tú (2015). Ngân hàng xanh: Kinh nghiệm quốc tế và viễn cảnh Việt Nam. Khoa học xã hội Câu Á, 11 (28), 188 -199

Imeson, M. and Sim, A (2010). Sustainable Banking: Why Helping Communities and Saving the Planet is Good for Business? SAS White Paper. Issued by SAS Institue Inc. World Headquaters.

Jha N. and Bhome S., A Study of Green Banking Trends in India, International Monthly Referred Journal of Research in Management and Technology, 2: 127- 132(2013).

Kaeufer, K., 2010. Banking as a Vehicle for Socio-economic Development and Change: Case Studies of Socially Responsible and Green Banks. Presencing Institute, Cambridge, MA.

Ledgerwood, Joanna (2013), The New Microfinance Handbook : A Financial Market System Perspective. Washington, DC: World Bank. © World Bank, (https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/12272 License: CC BY 3.0 IGO)

Lindenberg, N . (2014), Definition of Green Finance (April 15, 2014), DIE mimeo, 2014, Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=2446496

Mishra D. K., Green Strategies: Response of Indian Banks to Climate Change. The Ecoscan, Special Issue, 3: 345 - 348 (2013).

Ngân hàng nhà nước (2015), Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lỷ rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, ban hành ngày 24 tháng 3 năm 2015.

Ngân hàng Nhà nước (2015), Quyết định số 1552/QD-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020, ban hành ngày 06 tháng 8 năm 2015.

Rahman, M.,Saha, N.K. &Sarker M.N.I (2017). Problems and prospects of electronic banking in Bangladesh: A case study on Dutch-Bangla Bank Limited. American journal of Operations Management and Information Systems, 2, 42-53

Hong, V. X. N. (2013). Green finance and banking: Aid to green growth. Workshop of Green Finance and Banking. Germany International Organization-State Bank-Viet Nam Ministry of Finance, Hanoi.

57

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

TS. Bùi Diệu Anh Nguyễn Thị Mai Đình

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM(VIETINBANK) 10598642-2520-013215.htm (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w