> Xây dựng những chính sách về tín dụng xanh phù hợp với hoạt động của từng ngân hàng:
Nhà nước đặt ra yêu cầu rằng hoạt động Tín dụng Xanh phải trong khuôn khổ các quy định của Pháp luật. Tuy nhiên, các văn bản luật thường chỉ quy định những điều khoản có tính chất khung, ít quy định cụ thể và chi tiết về những vấn đề có liên quan đến hoạt động Tín dụng Xanh của ngân hàng. Mặt khác, quy định cụ thể và chi tiết về những vấn đề liên quan tới Tín dụng Xanh là rất quan trọng đốt với mỗi ngân hàng khi muốn triển khai có hiệu quả hoạt động này. Các chính sách đó có thể là: khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng, phân tích phưong án sản xuất kinh doanh, thẩm định co sở sản xuất kinh doanh, thẩm định tài sản đảm bảo, đánh giá về các ngành nghề và các co sở gây ô nhiễm môi trường, thu thập thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn và nhất là thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng, co quan quản lý môi trường địa phưong, lập tờ trình trình lãnh đạo để xem xét ra quyết định.
> Gia tăng nguồn vốn huy động:
Các khoản đầu tư cho Tín dụng Xanh thường tốn một nguồn vốn khá lớn của Ngân hàng và thời gian thu hồi vốn từ những dự án này có thể là tưong đối chậm nên việc làm hết sức cần thiết bây giờ là gia tăng huy động vốn. Để gia tăng huy động vốn có thể vận dụng các phưong pháp sau:
S Nâng cao, đầu tư nhiều vào chất lượng dịch vụ trong việc huy động tiền gửi: thái độ niềm nở, mến khách, lịch sự, giải quyết nhanh chóng, hỗ trợ nhiệt tình, chi trả kịp thời cho khách hàng khi có yêu cầu.
S Đa dạng hóa các hình thức huy động, tăng tính cạnh tranh trong công tác huy động vốn.
S Ngoài việc cạnh tranh về vấn đề lãi suất, ngân hàng còn phải áp dụng các hình thức kích thích khách hàng khác như tiết kiệm dự thưởng, tặng quà ngay sau khi gửi tiền hoặc tặng quà nhân những ngày lễ, ngày Tết, ngày sinh nhật cho những khách hàng thân thiết.
S Ngân hàng cần xem xét để mở rộng quy mô hoạt động ở các tuyến cơ sở nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy phát triển các dịch vụ huy động, thanh toán, chuyển tiền, máy rút tiền tự động (ATM).
S Cần có nhiều máy ATM hơn nữa để thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ trong việc chi lương qua tài khoản và đây là một kênh thu hút nguồn tiền gửi không kỳ hạn rất lớn, mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho chi nhánh.
S Không ngừng tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị để quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến khách hàng làm tăng sự tin tưởng trong lòng những khách hàng cũ đồng thời tạo ấn tượng nhằm thu hút khách hàng mới.
> xếp loại khách hàng:
Việc xếp loại khách hàng có thể thực hiện theo các tiêu thức sau:
❖ Tác động tới môi trường — xã hội: đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động tín dụng xanh. Ngân hàng có thể biết được thông tin về sự tác động tới môi trường - xã hội từ hoạt động đánh giá tác động môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh và cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
❖ Uy tín: đây là yếu tố rất quan trọng trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Uy tín không chỉ là sự sẵn lòng trả nợ mà còn có ý nghĩa mạnh hơn là sự kiên quyết nhằm thực hiện đúng các điều khoản đã được ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên ngân hàng cần thận trọng để tránh nhầm lẫn uy tín giả mạo do khách hàng xác lập trong những lần quan hệ đầu tiên đề tạo tiền đề cho mục tiêu khác.
❖ Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng: thông qua các tiêu chí như: vốn tự có, vốn lưu động, nợ phải thu, nợ phải trả, lợi nhuận thu được. Đối với cá nhân vay vốn thì ngân hàng cần xem xét đến tính ổn định của công ăn việc làm, thu nhập hàng tháng, ý thức chấp hành Pháp luật tại địa phương.
❖ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay qua từng lần vay vốn: với những tiêu chí có tăng trưởng đều đặn hay không, có đúng với kế hoạch phát triển kinh doanh của
doanh nghiệp, khả năng tạo ra lợi nhuận qua từng lần vay vốn. Trong quá trình thực hiện tốt việc xếp loại tín dụng khách hàng thì ngân hàng cần phải lập hồ sơ theo dõi từng khách hàng, đánh giá mức độ thực hiện các cam kết trong hợp đồng tín dụng, thu thập các nguồn thông tin thông qua việc điều tra môi trường kinh doanh của khách hàng như mức độ tăng về quy mô kinh doanh, tốc độ luân chuyển hàng hóa, cách thức tổ chức và quản lý của khách hàng.