Võ Phương Diễm (2016) với đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
sinh lợi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.”. Võ Phương Diễm đã hoạch định các thành phần tác động vào khả năng sinh lợi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 đến 2015. Tác giả đã xem xét và đánh giá hoạt động kinh doanh của 22 NHTMCP Việt Nam bằng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng. Tác giả đã sử dụng ba chỉ tiêu chính đại diện cho lợi nhuận của ngân hàng bao gồm: tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tác giả đã sử dụng các biến độc lập bao gồm quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí hoạt động, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ cho dư nợ cho vay và mức độ phát triển của ngân hàng để đánh giá mức độ tác động của chúng đến lợi nhuận của ngân hàng. Và kết quả của bài nghiên cứu cho thấy
rằng, đúng như mong đợi của tác giả, quy mô ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ dư nợ cho vay có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng; tỷ lệ chi phí hoạt động và mức độ phát triển của ngân hàng thì lại có kết quả ngược lại, chúng tác động
tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu lại có tác động tích cực đến ROA nhưng lại tác động tiêu cực đến ROE và tỷ lệ dự phòng rủi to tín dụng thì không giải thích sự ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012) với đề tài: Hiệu quả hoạt động của
Ngân hàng tại các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Bài viết
yếu tố: mức độ an toàn vốn (CAR) và lãi suất thị trường ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Yếu tố chất lượng tài sản, chất lượng quản trị chi phí và thanh khoản có ảnh hưởng cùng chiều lên hiệu quả hoạt động ngân hàng. Ngoài ra sự hiện diện của hiệu quả theo quy mô đã không được tìm thấy trong bài viết.
Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) với đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Tobit bám theo số liệu của 39 NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 đến 2012 để xác định các yếu tố tác động lên hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam thông qua chỉ tiêu hai chỉ số đại diện là lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Dựa vào kết quả đánh giá của bài nghiên cứu, tổng chi phí hoạt động trên doanh thu có tác động tiêu cực đến cả ROA và ROE; tỷ lệ vốn chủ sở hữu tổng tài sản có tương quan thuận đến ROA nhưng lại tương quan nghịch đến ROE và chỉ có tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản thì tác động tích cực đến lợi nhuận của NHTMCP cả ROA và ROE. Nghiên cứu cho thấy, để tăng hiệu quả tài chính của một ngân hàng cần chú ý tăng quy mô vốn chủ sở hữu, tăng tỷ lệ cho vay và giảm tỷ lệ nợ xấu.