Mô hình hồi quy tác động cố định FEM

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬNCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 10598633-2498-013035.htm (Trang 55)

Phương pháp FEM được sử dụng trong ước lượng với giả định mỗi ngân hàng có những đặc điểm riêng biệt và những đặc điểm riêng này có thể ảnh hưởng đến các biến độc lập trong mô hình hay nói cách khác có sự tương quan giữa các biến độc lập

với thành phần sai số của mỗi thực thể (chứa các đặc điểm riêng của NH). Các đặc điểm riêng (không đổi theo thời gian) này là duy nhất đối với một ngân hàng và không

tương quan với đặc điểm của các ngân hàng khác.

Vì vậy, FEM có thể kiểm soát, tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không

đổi theo thời gian) ra khỏi các biến độc lập và mô hình có thể ước lượng tác động thực của các yếu tố trong mô hình lên khả năng sinh lời. Tuy nhiên, FEM có hạn chế là không đo lường được tác nhân không đổi theo thời gian và làm tăng khả năng đa cộng tuyến của mô hình gây khó khăn cho việc ước lượng chính xác.

Khi các đơn vị chéo được quan sát không đồng nhất, FEM được sử dụng để phản ánh tác động k của biến giải thích Xkiit đến biến phụ thuộc Yiit. Theo đó FEM giả định

các hệ số hồi quy riêng giống nhau giữa các đơn vị chéo, các hệ số chặn hồi quy được

phân biệt giữa các đơn vị chéo. Mô hình FEM được trình bày như sau:

Y

í,t =a + β1x1'it + ...+βkxk'it + Uit Trong đó:

β là hệ số chung cho tất cả các đơn vị chéo phản ánh tất cả các đơn vị chéo có tốc độ tăng giống nhau.

a bao gồm hệ số chặn và biến bị bỏ sót của từng đơn vị chéo, được gọi là tham số đặc trưng của đối tượng, đồng thời cũng được gọi là thành phần tác động cố định. Tác động cố định ở đây có nghĩa rằng không thay đổi theo thời gian. Sự xuất hiện của α phản ánh sự không đồng nhất giữa các đơn vị chéo do tác dộng của các biến không thể quan sát được, nhờ đó FEM giải quyết được vấn đề biến bị bỏ sót.

U là phần dư.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬNCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 10598633-2498-013035.htm (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w