Tỷ lệ chi phí họat động (CIR)

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬNCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 10598633-2498-013035.htm (Trang 74 - 77)

Biến tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng (CIR) có mức ý nghĩa rất mạnh đến cả 3 biến phụ thuộc ROA, ROE và ROCE,với mức ý nghĩa 10% và hệ số âm của biến CIR cho kết quả được xác định đúng như giả thuyết H2 là CIR có mối quan hệ nghịch biến với tất cả các mô hình với các biến phụ thuộc khác nhau của ngân hàng. Với hệ số âm tác động đến 2 biến phụ thuộc lần lượt là -0.023, -0.236 và -0.067 đối với ROA, ROE và ROCE. Kết quả này thể hiện, biến CIR có tác động đến ROE mạnh hơn tác động đến ROA và ROCE; và chi phí hoạt động chính là một trong những yếu tố quan trọng và đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết để cải thiện lợi nhuận của các NHTMCP ở Việt Nam. Có một số tác giả như: Syafri (2012); Trujilo-Ponce (2010); Pasiouras và Kosmidou (2008) và Acaravci & Calim (2013) cũng cho kết quả đồng nhất như kết quả của bài nghiên cứu và điều này càng chứng tỏ rằng; chi phí là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ này cho thấy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, với giá trị thấp tương đương với hiệu quả hoạt động cao; một ngân hàng muốn gia tăng lợi nhuận, điều đầu tiên cần phải giảm thiểu chi phí hoạt động ở mức tối thiểu và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Với xu hướng hiện tại là công nghệ, để tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của mình, các ngân hàng cần phải giảm thiểu được chi phí hoạt động, bên cạnh đó cần khai thác và phát triển những sản phẩm mới trên nền tảng cộng nghệ hiện có để dễ dàng tăng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ ít rủi ro này.

4.3.3 Tỷ lệ quy mô vốn chủ sở hữu (CAP)

Tỷ lệ quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) có mức ý nghĩa thống kê rất cao (10%) đối với biến phụ thuộc ROA và 5% đối với ROCE nhưng lại không có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc ROE. Kết quả này trùng khớp giả thuyết H3 trước khi nghiên cứu rằng CAP có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng. Trong giai đoạn nghiên cứu này, hầu như các ngân hàng đều gia tăng vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao khả năng chống chịu rủi ro tài chính và hoạt động của các ngân hàng cũng phát triển, từ đó lợi nhuận được thể hiện qua ROA sẽ tăng lên. Việc tác động cùng chiều của CAP lên ROA nghĩa là càng tăng vốn chủ sở hữu thì ROA sẽ càng cao khi ngân hàng gia tăng vốn, ngân hàng sẽ có nhiều vốn để kinh doanh với chi phí thấp; do đó, sẽ thu được lợi nhuận cao hơn. Kết quả nghiên cứu này trùng khớp với các nghiên

cứu của Pasiouras và Kosmidou (2008), Berger (1995), Kawshala, H., &

Panditharathna, K. (2017) và Syafri (2012), tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ nguồn vốn ngân hàng càng lớn, nhờ đó khách hàng có niềm tin hơn vào sự uy tín và chất lượng của ngân hàng để gửi gắm tài sản, sử dụng dịch vụ và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng hơn. Ket quả này lại không được đồng ý bởi Akbas (2012) và Dietrich, A & Wanzzenried, G (2009) vì họ cho rằng vốn chủ sở hữu cao có thể giúp khả năng thanh toán cao hơn, điều này sẽ làm giảm hiệu ứng đòn bẩy và làm tăng chi phí tài chính của ngân hàng.

4.3.4 Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng (DEP)

Hệ số hồi quy biến DEP đối với ROA đúng như kỳ vọng của nghiên cứu (tác động ngược chiều đến lợi nhuận của ngân hàng) với mức ý nghĩa thống kê là 5% nhưng lại không có tác động đến ROE và ROCE. Kết quả này đúng với giả thuyết H4: tỷ lệ tiền gửi của khách hàng tác động ngược chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng và kết quả này cũng được đồng ý bởi các nghiên cứu của Abugamea & Gaber (2018), Azar (2016) và Hashem (2016), các nghiên cứu ngụ ý đến cơ hội chưa được khai thác của tăng trưởng khối lượng tiền gửi trong lĩnh vực ngân hàng, cơ bản các khoản tiền gửi không được chuyển thành các khoản cho vay. Điều đó có nghĩa, khi ngân hàng có càng nhiều khách hàng gửi tiền vào thì trách nhiệm của ngân hàng phải trả nợ càng cao, ngay cả khi nhu cầu tín dụng hiện tại của ngân hàng là khiêm tốn. Khi đó, doanh thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ giảm nhưng chi phí vẫn giữ nguyên hoặc tệ hơn là có thể tăng cao hơn ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng sẽ giảm theo. Nhưng Syafri (2012) và Kawshala, H., & Panditharathna, K., (2017) lại cho kết quả ngược lại, nghiên cứu của họ chỉ ra rằng, tiền gửi có mối tương quan thuận với lợi nhuận của ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi càng cao thể hiện ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng, có nhiều cơ hội tín dụng và tác động đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng hơn.

4.3.5 Tỷ lệ cho vay của ngân hàng (LOAN)

Trước khi tiến hành ước lượng kết quả, tác giả đã kỳ vọng tỷ lệ cho vay của các NHTMCP sẽ có tác động dương đến lợi nhuận của các ngân hàng này. Và đúng như mong đợi của giả thuyết H5: có mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ cho vay của ngân hàng với lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam, bên cạnh đó biến LOAN có tác động dương đến lợi nhuận của ngân hàng ở mức kỳ vọng cao, mức kỳ vọng 10% đối với cả 2 biến đại diện cho lợi nhuận là ROA và ROE và với biến đại diện ROCE thì

LOAN cũng có tác động dương nhưng chỉ đạt mức ý nghĩa là 1%. Cung cấp tín dụng là một trong 3 hoạt động chính của ngân hàng; do đó, theo như kết quả nghiên cứu của Gaber (2018); Ramadan (2011), Syfari (2012) và đúng như kết quả của nghiên cứu này thì tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ hoạt động cung cấp tín dụng của ngân hàng càng ổn định và thu hút nhiều khách hàng, điều này dẫn đến lợi nhuận cũng được cải thiện hơn.

4.3.6 Tính thanh khoản của ngân hàng (LIQ)

Kết quả nghiên cứu đúng như mong đợi của tác giả, tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng (LIQ) có tác động cùng chiều đến cả ROA và ROE nhưng với mức ý nghĩa khác nhau, lần lượt là 1% và 10% còn đối với biến ROCE thì LIQ lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này đúng như mong đợi của tác giả về giả thuyết IL: tính thanh khoản của ngân hàng có tác động tích cực đến lợi nhuận của các NHTMCP, tức các ngân hàng duy trì trạng thái thanh khoản ở mức cao thì sẽ đạt được mức lợi nhuận tốt và kết quả này cũng được ủng hộ bởi Golin (2001), Bourke (1989), Phương Diễm (2016) và Yuqi, L. (2006). Khi tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng tăng 1% thì tỷ lệ ROA và ROE của ngân hàng tăng lần lượt là 1,7% và 24,8%. Điều này có nghĩa là, nếu tỷ lệ thanh toán của ngân hàng cao, uy tín của ngân hàng sẽ được cải thiện và ngân hàng có thể sử dụng một phần của tài sản đảm bảo để thanh khoản cho khoản đầu tư lớn điều này sẽ giúp các NHTMCP gia tăng lợi nhuận sau thuế đáng kể. Tuy nhiên, Syafri (2012) và Pasiouras & Kosmidou (2008) lại không đồng ý với kết quả trên; họ cho rằng, nếu quản lý không hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến khoản chi phí này và ảnh hưởng đến lợi nhuận.

4.3.7 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng (NII)

Biến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng (NII) có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng, với mức ý nghĩa thống kê là 10% và hệ số hồi quy của 3 biến ROA, ROE và ROCE đại diện cho lợi nhuận của ngân hàng lần lượt là 0.439, 3.253 và 1,24. Đúng như mong đợi từ giả thuyết H7: có mối quan hệ đồng biến giữa thu nhập ngoài lãi của ngân hàng với lợi nhuận của các ngân hàng đó. Thu nhập ngoài lãi có khả năng làm tăng lợi nhuận của ngân hàng, điều này có thể dễ dàng giải thích là ngoài thu nhập từ 3 hoạt động chính của ngân hàng thì các ngân hàng đã và đang cố gắng đa dạng hóa hoạt động ngân hàng và làm tăng khả năng sinh lời của các NHTMCP. Kết quả này được ủng hộ bởi Azar và cộng sự (2016), Apergis (2014),

Saunders và cộng sự (2014) và Zhoufan Yang & Mingfeng Wu (2011) tỷ số này có ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng và lợi nhuận sẽ tăng lên nếu các ngân hàng đa dạng hóa hơn vào đầu tư phi tín dụng.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬNCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 10598633-2498-013035.htm (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w