Các yếu tố quyết định đến khả năng sinh lời của ngân hàng thường được chia thành
các yếu tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố bên trong bao gồm các yếu tố cụ thể của ngân hàng như quy mô ngân hàng, vốn, cho vay và tiền gửi,... trong khi các yếu tố bên ngoài bao gồm các biến kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
2.4.1 Các yếu tố nội tại trong ngân hàng 2.4.1.1Quy mô tổng ngân hàng
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố bên trong tiên quyết và quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và được đo lường dưới dạng logarit của tổng tài sản. Quy mô ngân hàng được sử dụng để nắm bắt tác động thực tế rằng các ngân hàng lớn hơn có vị thế tốt hơn các
ngân hàng nhỏ trong việc khai thác lợi thế quy mô trong các giao dịch với mục đích rõ ràng là họ sẽ có xu hướng hưởng mức lợi nhuận cao hơn. Nhìn chung, quy mô ngân hàng càng lớn có thể tạo ra lợi thế theo quy mô, làm tăng hiệu suất do đó năng lực cạnh tranh càng cao, niềm tin khách hàng càng lớn nhờ đó ngân hàng có thể tăng hiệu suất và phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ (Bourke, 1989). Quy mô lớn22
(Boyd & Runkle, 1993), hoặc quy mô kinh tế dẫn đến đa dạng hóa sản phẩm và khoản
vay, đồng thời cung cấp khả năng tiếp cận các thị trường mà các ngân hàng nhỏ hơn
không thể tham gia (Heggestad, 1977; Smirlock, 1985).
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau đã đo lường mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng nhưng kết quả không đồng nhất với nhau. Về mặt lý thuyết, nếu lợi thế kinh tế theo quy mô tồn tạị, các tổ chức tài chính lớn có thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiệu quả, đa dạng và chi phí thấp hơn trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Theo nghiên cứu của Nicole Petria cùng cộng sự (2015), nghiên cứu đã đánh giá các yếu tố quyết định chính đến khả năng sinh lời của
các ngân hàng ở EU27 trong giai đoạn 2004-2011. Trong bài nghiên cứu này, lợi nhuận của ngân hàng đã được đo lường bằng cách sử dụng mô hình FEM REM và kiểm định Hausman để lựa chọn phương pháp ước lượng thích hợp. Nghiên cứu đã nắm bắt tác động của quy mô ngân hàng đối với lợi nhuận của ngân hàng thông qua 2 chỉ số đại diện là lợi nhuận trên tài sản trung bình (ROAA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình (ROAE). Nghiên cứu đã bác bỏ giả thuyết rằng có tồn đọng không đáng kể và tiêu cực về mặt thống kê của quy mô ngân hàng đối với lợi nhuận của ngân hàng thương mại EU. Kết quả cho thấy các ngân hàng lớn hơn đã đa dạng hơn so với các đối tác nhỏ hơn chủ yếu dựa trên phạm vi hoạt động và quy mô của danh mục tín dụng. Điều này cũng được đồng ý bởi các tác giả như Rahman et al., (2015), Bikker Hu (2002), Goddard et al. (2004), Dinh (2013), Zhoufan Yang & Mingfeng Wu (2011), Abugamea & Gaber (2018) và Pasiouras và Kosmidou (2008) kết quả nghiên cứu của họ cũng đã thể hiện rằng quy mô tổng tài sản của ngân hàng có tác động cùng chiều với lợi nhuận của ngân hàng tạo ra.
Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu cho kết quả rằng quy mô có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng (Syafri, 2012; Allen & Rai, 1996; Altunbas & Molyneux, 1996). Điều này có nghĩa rằng, khi quy mô lớn có thể sẽ dẫn đến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, việc quản lý thiếu chặt chẽ; ngoài ra còn bị
2.4.1.2Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Ngân hàng thương mại được xem là trung gian tài chính, là cầu nối của người đi vay và cho vay. Nhờ có ngân hàng mà quá trình sản xuất kinh doanh và vận hành trong nền kinh tế được diễn ra một cách liên tục, cũng từ đó mà ta có thể thấy lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng đến từ hoạt động cho vay của nó. Tuy nhiên, tại bất cứ ngân hàng thương mại nào thì song song với hoạt động tín dụng chính là rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng là một trong những biến số chính ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, vì nó thể hiện khả năng thua lỗ do con nợ không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng (Mansur & cộng sự, 1993). Các tài liệu thường thể hiện điều này qua tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn nó tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn hay nợ xấu càng cao thì ngân hàng có nguy cơ đối diện với tổn thất càng cao và lợi nhuận của ngân hàng cũng từ đó mà giảm xuống, vì vậy để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra thì các ngân hàng thường trích lập dự phòng và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng thường được ngân hàng thông tính qua tỷ lệ % khi lấy giá trị dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dư nợ (Ahmad Aref Almazari, 2014). Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ ngân hàng có càng nhiều nợ xấu và trích lập dự phòng càng nhiều sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng (Stephen M.Miller & Athanasios G. Noulas, 2010). Theo kết quả nghiên cứu của Ong Tze San và cộng sự năm (2013) thì tỷ lệ trích lập dự phòng có mối quan hệ nghịch biến với tỷ lệ ROA, ROE của ngân hàng. Có tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động của các khoản lỗ có
thể xảy ra từ các khoản cho vay có chất lượng kém.
Nhưng theo nghiên cứu của Samuel H. Boahene & cộng sự (2012), nghiên cứu đã thể hiện mối quan hệ giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng là dương. Tác giả đã giải thích rằng, các ngân hàng chịu rủi ro cho các khoản vay càng cao thì đi kèm với đó là mức lợi nhuận cao tương ứng.
2.4.1.3Tỷ lệ quy mô vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp và bổ sung trong quá trình hoạt động. Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ nhưng nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng và không thể thiếu với các chức năng không thể thay thế như cung cấp nguồn lực ban đầu giúp ngân hàng mới thành lập hoạt động, cung cấp nền tảng cho sự tăng trưởng và mở rộng giảm thiểu rủi ro, duy trì niềm tin của công chúng và cổ đông vào khả năng quản lý và phát triển của Ngân hàng (Nguyễn
Trần Thịnh, 2013). Có thể thấy, vốn chủ sở hữu đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, là tấm đệm phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng, bảo vệ các khách hàng của ngân hàng; hơn thế nữa, vốn chủ sở hữu còn biểu hiện cho khả
năng, sức mạnh và tiềm lực tài chính của ngân hàng. Với chức năng là tấm đệm chống
lại những biến động kinh tế, là nguồn bù đắp tổn thất của ngân hàng và là chỉ số đánh
giá khả năng chịu rủi ro của ngân hàng, tất cả đều góp phần vào sự tồn tại và phát triển của ngân hàng ( Sufian, 2011). Về trách nhiệm hoạt động, vốn chủ sở hữu là nền
tảng để cơ quan quản lý cấp phép hoạt động ngân hàng thương mại, đồng thời là nguồn tiền mặt để trang bị cơ sở vật chất ban đầu và các hoạt động khác của ngân hàng, dịch vụ tài chính (mua sắm tài sản, huy động vốn, cho vay). Vốn chủ sở hữu làm nền tảng cho những hạn chế về tính cẩn trọng của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, nhờ chức năng điều chỉnh (Bourke, 1989). Do đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng, mức vốn cao hơn tạo ra mức sinh lời cao hơn vì khi có nhiều vốn hơn, ngân hàng có thể dễ dàng tuân thủ các tiêu chuẩn quy định về vốn để có thể cung cấp vốn dư thừa dưới dạng cho vay (Berger, 1995).
Về mặt lý thuyết, tỷ lệ vốn của một ngân hàng thường gắn liền với quy mô của chính nó vì các ngân hàng lớn thường có xu hướng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với các ngân hàng nhỏ do khả năng huy động vốn ít tốn kém hơn. Theo Pasiouras & Kosmidou (2008), Acaravci & Calim (2013) và Adama và Apélété (2017), tỷ lệ này càng cao chứng tỏ nguồn vốn ngân hàng càng lớn, thúc đẩy khả năng sinh lời cao hơn
nhờ tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh và có thể cung cấp vốn dư thừa dưới dạng cho vay.
Mặt khác, theo Akbas (2012), Dietrich, A & Wanzzenried, G (2009) vốn chủ sở hữu cao có thể giúp khả năng thanh toán cao hơn, điều này sẽ làm giảm hiệu ứng đòn
bẩy; do đó, nó có thể làm tăng chi phí tài chính của ngân hàng.
Càng cho vay nhiều thì càng thu được nhiều chênh lệch lãi suất và lợi nhuận càng cao. Alper & Anbar (2011) đã tìm ra mối quan hệ nghịch biến giữa các khoản cho vay của ngân hàng và khả năng sinh lợi của ngân hàng trong khi các tác giả Gur, Irshad & Zaman (2011), Sufian (2011) và Sasrosuwito DanSuzuki (2011) tìm thấy mới quan hệ trực tiếp giữa khoản cho vay và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu cho vay quá nhiều thì tỷ lệ dẫn đến các khoản nợ xấu tăng cao gây ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của các ngân hàng (Adem, A. & Deger, A. 2011).
2.4.1.5Tính thanh khoản của ngân hàng
Thanh khoản luôn là vấn đề mà các ngân hàng cần thận trọng quan tâm vì tính thanh khoản thể hiện khả năng ngân hàng có đáp ứng được các nhu cầu tức thời của khách hàng như rút tiền hay giải ngân cho vay hay không (Yuqi, 2006). Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro mà bất cứ ngân hàng nào cũng rất e sợ và nó là một trong những nguyên nhân đe dọa nghiêm trọng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng như nền kinh tế. Nếu ngân hàng không đủ nguồn vốn cần thiết trên thị trường để đáp ứng các nhu cầu hay mất khả năng thanh năng thanh toán thì sự uy tín của ngân hàng sẽ bị đe dọa cùng với đó là kéo theo sự suy thoái của toàn hệ thống ngân hàng ( Lê Phú Dân, 2020). Để tránh vấn đề mất khả năng thanh khoản, các ngân hàng
nên nắm giữ các tài sản lưu động có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt (Golin, 2001). Tuy nhiên, tài sản lưu động thường đi kèm với tỷ suất sinh lợi thấp hơn, và do đó, tính thanh khoản cao hơn sẽ đi kèm với khả năng sinh lời thấp hơn. Về bằng chứng, Molyneux và Thorton (1992) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực yếu, trong khi Bourke (1989) tìm thấy mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của ngân hàng.
Theo nghiên cứu của Alshatti, A.S (2015), nghiên cứu này tìm cách điều tra ảnh hưởng của việc quản lý thanh khoản đến lợi nhuận trong các ngân hàng thương mại Jordan trong khoảng thời gian 2005-2012. Mười ba ngân hàng đã được chọn để thể hiện trên toàn bộ ngân hàng thương mại Jordan. Có nhiều chỉ tiêu dùng để do lường thanh khoản của ngân hàng như tỷ lệ đầu tư, tỷ lệ nhanh, tỷ lệ vốn, cơ sở tín dụng ròng / tổng tài sản và tỷ lệ tài sản lưu động trong khi lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là các ủy nhiệm cho lợi nhuận. Mô hình thử nghiệm cố định Augmented Dickey Fuller (ADF) đã được sử dụng để kiểm tra một gốc đơn vị trong một chuỗi thời gian của các biến nghiên cứu và sau đó kiểm tra
giả thuyết bằng cách sử dụng phân tích hồi quy. Ket quả thực nghiệm cho thấy tác động tích cực của việc tăng tỷ lệ nhanh và tỷ lệ đầu tư của các quỹ khả dụng lên lợi nhuận, trong khi đó có tác động tiêu cực của tỷ lệ vốn và tỷ lệ tài sản lưu động đối với khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Jordan. Nhà nghiên cứu khuyến nghị rằng cần sử dụng tối ưu thanh khoản khả dụng trong các khía cạnh đầu tư khác nhau để tăng lợi nhuận của ngân hàng và các ngân hàng nên áp dụng khung quản lý thanh khoản chung để đảm bảo đủ thanh khoản để thực hiện hoạt động hiệu quả. Do đó, theo nhiều nghiên cứu, ngân hàng có tính thanh khoản mạnh thì uy tín và năng lực cạnh tranh được nâng cao (Golin, 2001; Bourke, 1989; Nicole Petria cùng cộng sự, 2015).
Tuy nhiên, ngân hàng cần phải tốn thêm một khoản chi phí để duy trì khả năng thanh khoản ở mức độ ổn định. Nếu quản lý không hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến khoản
chi phí này và ảnh hưởng đến lợi nhuận (Syafri, 2012; Pasiouras và Kosmidou, 2008).
2.4.1.6Các hoạt động ngoài lãi của ngân hàng
Do không chỉ bất ổn về kinh tế mà còn bởi sự cạnh tranh thị phần giữa các ngân hàng, hoạt động thương mại của các ngân hàng trên thế giới nói chung và các ngân hàng Việt Nam nói riêng ngày càng trở nên thách thức. Do đó, các ngân hàng đã không ngừng cải tiến từ đổi mới kỹ thuật đến đa dạng hóa sản phẩm nhằm đa dạng hóa khách hàng và tối ưu hóa doanh thu. Do đó, bên cạnh các nguồn thu thông thường
như huy động vốn và hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang gia tăng các nguồn thu ngoài lãi.
Nguồn thu nhập của ngân hàng đến từ hai hoạt động chính, gồm: Nguồn thu từ lãi và nguồn thu ngoài lãi. Cụ thể, nguồn thu từ lãi gồm các khoản thu từ cho vay của ngân hàng, đây là nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của ngân hàng. Nguồn thu ngoài lãi bao gồm các khoản thu khác ngoài những khoản thu từ hoạt động cho vay và chứng khoán được gọi là khoản thu ngoài lãi, như: Thu nhập này có thể xuất phát và phát triển từ nhiều dịch vụ phức tạp liên quan đến thanh
Theo nghiên cứu của Sufian (2011), kiểm định sự tương quan giữa lợi nhuận ngân
hàng và các hoạt động khác ngoài lãi vay nhận thấy rằng ngân hàng nào nắm giữ thành phần thu nhập đến từ các hoạt động khác cao hơn sẽ có xu hướng gia tăng mức độ lợi nhuận hơn.Trong khi đó, nghiên cứu của Rumble (2006) lại cho rằng các sản phẩm dịch vụ đến từcác hoạt động khác thì hầu như không tăng lợi nhuận đáng kể so với hoạt động chính đến từ lãi vay.
Theo Zhoufan Yang & Mingfeng Wu (2011), hệ thống NHTM của Hoa Kỳ, thu nhập ngoài lãi đóng góp nhiều hơn 40% thu nhập hoạt động ròng, và theo Chantapong
(2005) tỷ lệ đóng góp của thu nhập ngoài lãi lên đến 80% lợi nhuận của ngân hàng (2009). Điều này chứng tỏ tỷ số này có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng và lợi nhuận sẽ tăng lên nếu các ngân hàng đa dạng hóa hơn vào đầu tư (Azar và cộng sự, 2016; Apergis, 2014; Saunders và cộng sự, 2014).
2.4.1.7 Năng lực quản trị, điều hành
Trình độ năng lực quản trị, điều hành của Ban quản trị ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng. Năng lực quản trị điều hành đầu tiên không thể không nhắc đến sự phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường. Tiếp theo năng lực quản trị, điều hành còn có thể được phản ánh bằng
khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để có thể tạo ra được một tập hợp đầu ra cực đại (Võ Phương Diễm, 2016).
Nếu các nhà quản lý có trình độ cao, năng lực hoạch định chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các NHTMCP phát triển, lợi nhuận trong kinh doanh ngày càng tăng cao (Usman Dawood, 2014; Nicole Petria cùng cộng sự, 2015). Ngược lại nếu đội ngũ lãnh đạo NHTMCP với năng lực yếu kém hoặc sử dụng NHTMCP như công cụ nhằm mục đích tư lợi, đề cao vị thế cá nhân tất yếu sẽ đẩy NHTMCP đến tình trạng kinh doanh yếu kém, thua lỗ và có nguy cơ phá sản.
Một ngân hàng muốn gia tăng lợi nhuận, đầu tiên cần phải giảm thiểu chi phí hoạt