Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng (NII)

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬNCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 10598633-2498-013035.htm (Trang 52)

Theo Zhoufan Yang & Mingfeng Wu (2011), hệ thống NHTM của Hoa Kỳ, thu nhập ngoài lãi đóng góp nhiều hơn 40% thu nhập hoạt động ròng, và theo Chantapong

(2005) tỷ lệ đóng góp của thu nhập ngoài lãi lên đến 80% lợi nhuận của ngân hàng (2009). Thu nhập này có thể xuất phát và phát triển từ nhiều dịch vụ phức tạp liên quan đến thanh toán thương mại quốc tế như chuyển tiền, ngoại hối, bảo lãnh, thư tín

dụng, chuyển khoản,... Điều này chứng tỏ tỷ số này có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng và lợi nhuận sẽ tăng lên nếu các ngân hàng đa dạng hóa hơn vào đầu tư (Azar và cộng sự, 2016; Apergis, 2014; Saunders và cộng sự, 2014). Biến này được đo lường bằng tỷ lệ tổng thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản của ngân hàng.

Giả thuyết H7: Có mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân

hàng với lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam 3.4.2.8 Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm (GDP)

Bất cứ hoạt động nào cũng có liên hệ mật thiết với nền kinh tế, xã hội và ngân hàng cũng không ngoại lệ. Sự gia tăng hoạt động ngân hàng là một trong nhiều tác động của việc mở rộng nền kinh tế, được đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP. Khi hoạt động kinh tế giảm, nhu cầu vay và tiền gửi cũng sẽ giảm, điều này có tác động bất lợi

đến tỷ suất lợi nhuận (Sufian và Chong, 2008; Gul et.al,2011; Acaravci & Calim, 2013). Ngoài ra cũng có phát hiện rằng, tăng trưởng kinh tế tác động tiêu cực đến lợi

nhuận của các ngân hàng. Điều này có thể cho thấy rằng do các ngân hàng họ đã bỏ lỡ cơ hội hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế do đó không thể nắm bắt cơ hội mà tăng lợi nhuận cho ngân hàng (Ramadan và cộng sự, 2011; Adama và Apélété (2017) nhưng không đáng kể. Vì vậy nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt thì kích thích cho ngân hàng hoạt động tốt hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn và lợi nhuận cũng được nâng cao.

GDP = T l tăng trỷ ệ ưởng kinh t đế ược công b b i c quan Nhà nố ở ơ ước

Trong nghiên cứu này, tác giả tin tưởng rằng lĩnh vực ngân hàng khá nhạy cảm với

sự phát triển chung của nền kinh tế nên hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ chịu sự tác động cùng chiều từ sự tăng trưởng kinh tế. Do đó, tác giả kỳ vọng biến RGDP sẽ tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau.

Giả thuyết H8: Tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều đến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam

3.4.2.9 Tỷ lệ làm phát (INF)

Tỷ lệ lạm phát là một yếu tố kinh tế vĩ mô có mối quan hệ thuận lợi với hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ lạm phát cao sẽ dẫn đến lãi suất cho vay cao hơn và kết quả là lợi nhuận của ngân hàng cũng được ảnh hưởng tích cực (Linh, 2019; Chortareas, G. E. và cộng sự, 2012). Nếu các ngân hàng không có khả năng dự đoán chính xác mức độ lạm phát, các ngân hàng sẽ mất cơ hội hưởng lợi từ môi trường lạm phát để tăng

hợp ban quản lý ngân hàng không thể dự báo đầy đủ lạm phát trong tương lai và lạm phát còn làm cho lãi suất cao, làm ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng khi làm việc

với ngân hàng, hoạt động của ngân hàng trở nên khó khăn và khả năng sinh lời của ngân hàng cũng giảm (Nicole Petria cùng cộng sự, 2015).

INF = T l l m phát đỷ ệ ạ ược công b b i c quan Nhà nố ở ơ ước

Giả thuyết H9: Lạm phát có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam

3.5 Các phương pháp định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu

xu hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam, bao gồm các phương pháp cụ thể như sau: thống kê mô tả (Descriptive Statistics), sử dụng mô hình bình phương nhỏ nhất (Pooled Ordinary Least Square - Pooled OLS), mô hình các yếu tố ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model - FEM) và mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model

- REM).

3.5.1 Phân tích thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng nhằm cung cấp thông tin khái quát về các biến trong

mô hình nghiên cứu, các chỉ tiêu thống kê mô tả bao gồm: giá trị trung bình (Mean), giá trị nhỏ nhất (Mininum), giá trị lớn nhất (Maxinum), độ lệch chuẩn (Standard deviation) và số quan sát (Observations).

3.5.2 Mô hình bình phương nhỏ nhất - Pooled OLS

Phương pháp Pooled OLS là phương pháp đơn giản nhất để ước lượng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) và không kể đến các kích thước không gian và thời gian của dữ liệu bảng. Điều này có nghĩa là phương pháp này, chúng ta giả định ảnh hưởng của các nhân tố lên khả năng sinh lời là giống nhau giữa

tất cả các NH và không đổi theo thời gian.

3.5.3 Mô hình hồi quy tác động cố định - FEM

Phương pháp FEM được sử dụng trong ước lượng với giả định mỗi ngân hàng có những đặc điểm riêng biệt và những đặc điểm riêng này có thể ảnh hưởng đến các biến độc lập trong mô hình hay nói cách khác có sự tương quan giữa các biến độc lập

với thành phần sai số của mỗi thực thể (chứa các đặc điểm riêng của NH). Các đặc điểm riêng (không đổi theo thời gian) này là duy nhất đối với một ngân hàng và không

tương quan với đặc điểm của các ngân hàng khác.

Vì vậy, FEM có thể kiểm soát, tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không

đổi theo thời gian) ra khỏi các biến độc lập và mô hình có thể ước lượng tác động thực của các yếu tố trong mô hình lên khả năng sinh lời. Tuy nhiên, FEM có hạn chế là không đo lường được tác nhân không đổi theo thời gian và làm tăng khả năng đa cộng tuyến của mô hình gây khó khăn cho việc ước lượng chính xác.

Khi các đơn vị chéo được quan sát không đồng nhất, FEM được sử dụng để phản ánh tác động k của biến giải thích Xkiit đến biến phụ thuộc Yiit. Theo đó FEM giả định

các hệ số hồi quy riêng giống nhau giữa các đơn vị chéo, các hệ số chặn hồi quy được

phân biệt giữa các đơn vị chéo. Mô hình FEM được trình bày như sau:

Y

í,t =a + β1x1'it + ...+βkxk'it + Uit Trong đó:

β là hệ số chung cho tất cả các đơn vị chéo phản ánh tất cả các đơn vị chéo có tốc độ tăng giống nhau.

a bao gồm hệ số chặn và biến bị bỏ sót của từng đơn vị chéo, được gọi là tham số đặc trưng của đối tượng, đồng thời cũng được gọi là thành phần tác động cố định. Tác động cố định ở đây có nghĩa rằng không thay đổi theo thời gian. Sự xuất hiện của α phản ánh sự không đồng nhất giữa các đơn vị chéo do tác dộng của các biến không thể quan sát được, nhờ đó FEM giải quyết được vấn đề biến bị bỏ sót.

U là phần dư.

Điều này có nghĩa là, trong FEM mỗi ngân hàng có giá trị tung độ gốc cố định riêng và 25 ngân hàng sẽ có 25 tung độ gốc khác nhau, ngược lại, trong REM, chỉ có 1 giá trị tung độ gốc là giá trị trung bình của 25 tung độ gốc của các ngân hàng, thành

phần sai số thể hiện chênh lệch (ngẫu nhiên) của từng tung độ gốc với giá trị trung bình.

Thành phần sai số là biến không thể quan sát được thể hiện những yếu tố tác động

không thể quan sát một cách trực tiếp. Mô hình REM được trình bày như sau:

γi,t = a + β1x1,it +...+βkXk'it + ωi.t

Với ωi,t= εi + γi't Trong đó:

a là hệ số chặn chung của tất cả đơn vị chéo.

ωlà sai số phức hợp.

ɛtrong thành phần của ω phản ánh tác động đặc trưng của từng đơn vị chéo và được gọi là thành phần tác động ngẫu nhiên (Random effect).

γlà hạng nhiễu không tương quan lẫn nhau giữa các đối tượng (còn gọi là tương quan chéo, Cross-correlation) và không tương quan chuỗi trong cùng đối tượng.

3.5.5 Kiểm định F hạn chế (F-test)

Kiểm định F-test dùng để lựa chọn mô hình phù hợp giữa 2 mô hình Pooled OLS và FEM. Với mức ý nghĩa 10%, nếu Prob F < 0.1 thì mô hình Pooled OLS không có ý nghĩa, tác giả sẽ lựa chọn mô hình FEM và tiếp tục hồi quy theo phương pháp REM

hoặc ngược lại.

3.5.6 Kiểm định Hausman

Để lựa chọn FEM hay REM, tác giả sẽ sử dụng kiểm định Hausman (1978). Kiểm

định đưa ra giả thiết H0 là không có sự khác biệt mang tính hệ thống. Với mức ý nghĩa

10%, nếu P-value > 0.1 thì H0 được chấp nhận, khi đó phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với mô hình tác động ngẫu nhiên REM được chấp nhận sẽ mang lại hiệu quả hơn FEM. Ngược lại, nếu P-value <0.1 tức là H47 0 không được chấp nhận, khi đó mô

Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 250 0.0088 0.0083 -0.0599 0.0554 ROE 250 0.0997 0.0845 -0.5633 0.2912 ROCE 250 0.0470 0.0380 -0.0873 0.1945 SIZE 250 18.426 1.1409 15.9227 21.122 CAP 250 0.0954 0.0418 0.0406 0.2554 LOAN 250 0.5383 0.1299 0.1448 0.7436 DEP 250 0.6309 0.1258 0.2508 0.8937 LIQ 250 0.1919 0.0869 0.0452 0.611 NII 250 0.0061 0.0052 -0.0059 0.038 CIR 250 0.5312 0.1367 0.2271 0.9274 GDP 250 0.0631 0.0059 0.0525 0.0708 INF 250 0.0608 0.0498 0.0063 0.1868

trước ở chương 2. Bên cạnh đó, tác giả cũng xác định chi tiết các biến độc lập cũng như các biến phụ thuộc, làm rõ chúng thông qua các công thức tính toán, ý nghĩa và giả thuyết kỳ vọng của tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết ở chương 2. Từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện mô hình và kết luận cho đề tài.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả mẫu của mô hình

Ket quả của thống kê mô tả các biến đo lường trong mô hình hồi quy được trình bày trong bảng dưới đây:

Nguồn: Xử lý từ số liệu BCTC và BCTN của các NHTM thông qua Stata 14.0

Căn cứ vào bảng 3, tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu đều là dữ liệu dạng bảng cân bằng, với mẫu nghiên cứu gồm 250 quan sát đến từ 25 NHTMCP trong thời gian 10 năm 2010 - 2019. Kết quả thống kê mô tả từng biến như sau:

Đối với nhóm biến đại diện cho lợi nhuận của các ngân hàng (ROA, ROE và ROCE): Nhìn vào bảng bên trên, bước đầu ta có thể dễ dàng nhận thấy giá trị ROA, ROE và ROCE trung bình của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam lần lượt là 0.88%, 9.97% và 4.7%với độ lệch chuẩn là 0.0083, 0.0845 và 0.0380. Trong đó ngân hàng SGB vào năm 2010 có ROA cao nhất là 5.54% và ngân hàng TPB vào năm 2011 có tỷ lệ ROA thấp nhất là -5.99%. Chỉ số ROE trong giai đoạn này có giá trị lớn nhất là 29.12% vào năm 2010 và tiếp tục thuộc về ngân hàng SGB và ngân hàng TPB cũng tiếp tục có giá trị nhỏ nhất là -56.33% vào năm 2011. Cùng với đó, chỉ số ROCE tương tự đạt giá trị lớn nhất là 19,45% rơi vào ngân hàng ACB năm

2017 và giá trị nhỏ nhất là của ngân hàng TPB vào năm 2011, đạt giá trị là -8,7%. Cùng với đó là độ lệch chuẩn của ROE tương đối cao 8.43% biểu hiện cho mức độ biến thiên đáng lưu ý, do khả năng sinh lời không đồng đều giữa các NHTM Việt Nam khi mà phần lớn thị phần thuộc về các NHTM vốn nhà nước có vốn lớn và năng lực kinh doanh chênh lệch nhiều so với NHTMCP nhỏ và vừa. Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả năm 2011 dẫn đến hậu quả TPBank lỗ lũy kế và thặng dư vốn âm kéo dài. Năm 2011, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 1.371 tỷ đồng khiến ba chỉ số ROA, ROE và ROCE của ngân hàng TPB có giái trị âm.

Đối với quy mô ngân hàng (SIZE): Quy mô ngân hàng có độ biến động trong khoảng từ giá trị 15.92 tới giá trị 21.12, với giá trị trung bình của cỡ mẫu 18.43; ứng với độ lệch chuẩn của mẫu là 1.14. Dữ liệu dao động ổn định, giá trị của độ lệch chuẩn không lớn hơn so với giá trị trung bình. Nhìn chung quy mô của các ngân hàng tăng qua các năm, với giá trị lớn nhất là hơn 1,49 triệu tỷ đồng thuộc về ngân hàng BID vào năm 2019 và giá trị thấp nhất là hơn 8,2 nghìn tỷ đồng thuộc về BVB vào năm 2010. Bảng cũng cho thấy sự chênh lệch rất lớn về quy mô giữa các NHTMCP Việt Nam. Trong năm 2019, BIDV, Vietinbank và Vietcombank là 03 ngân hàng dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng tổng tài sản với tổng tài sản lần lượt là gần 1,49 triệu tỷ đồng (tăng 1.76%), 1,24 triệu tỷ đồng (tăng 0.76%) và hơn 1,22 triệu tỷ đồng (tăng 1.48%).

Đối với tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP): Vốn ngân hàng được đại diện bằng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản trong dữ liệu nghiên cứu cũng có sự phân bố rộng đạt trung bình là 9.54% với độ lệch chuẩn 4.18%. Vốn thấp nhất là ngân hàng BID vào năm 2017 với tỷ lệ CAP là 4.06% nguyên nhân chính là tổng tài sản của ngân hàng này tăng đều qua các năm tuy nhiên việc tăng vốn (chủ yếu là vốn điều lệ) gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ vốn cao nhất là ngân hàng KLP vào năm 2010 với tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là 25.54%.

Đối với tỷ lệ tổng cho vay trên tổng tài sản (LOAN): tỷ lệ tổng cho vay trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 53,83% và độ lệch chuẩn 12.99%. Điều này cho thấy các NHTMCP Việt Nam sử dụng trung bình 53.83% lượng tiền tổng có để cho vay. Các ngân hàng như BIDV, VietinBank và PG Bank có tỷ lệ này rất cao. Trong đó ngân hàng cao nhất là ngân hàng BIDV với tỷ lệ là 74.36% năm 2018, ngân hàng TPB có tỷ lệ thấp nhất với 14.48% trong năm 2011.

ROA ROE ROCE SIZE CAP LOAN DEP LIQ NII CIR GDP INF RO

A 1

Đối với tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản (DEP): trong giai đoạn 2010-2019, tỷ lệ tiền gửi của khách hàng vào các NHTMCP Việt Nam đạt giá trị trung bình 63.09%. Trong đó, giá trị lớn nhất 89.37% thuộc về ngân hàng STB năm 2015 và giá trị nhỏ nhất 25.08% thuộc về ngân hàng TPB năm 2011.

Đối với tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của ngân hàng (LIQ): qua kết quả mô tả thống kê cho thấy tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của ngân hàng có giá trị trung bình là 19.19%, độ lệch chuẩn là 8.69%. Mức dao động từ giá trị nhỏ nhất là 4.5% (năm 2017, ngân hàng STB) và giá trị lớn nhất là 61.1% (năm 2011, ngân hàng SeABank) và độ lệch chuẩn là 0.0869. Điều này chứng tỏ các ngân hàng có sự khác biệt khá rõ ràng.

Đối với tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản (NII): tỷ lệ này có sự khác biệt rõ ràng giữa các ngân hàng với tỷ lệ trung bình là 0.0061 và độ lệch chuẩn 0.0052, các ngân hàng đã sử dụng tài sản cho những mục đích là khác nhau, và ngân hàng đạt giá trị nhỏ nhất là -0.0059 là ACB vào năm 2012 và ngân hàng SGB vào năm 2010 đã đạt giá trị cao nhất là 0.038.

Đối với tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR): với tỷ lệ trung bình là 53,12% và độ lệch chuẩn là 0.1367 với tỷ lệ nhỏ nhất chỉ 22,71% thuộc về ngân hàng SGB năm 2010 và tỷ lệ cao nhất lên đến 92,74% thuộc về NVB năm 2013.

Đối với các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát (INF): lần lượt có giá trị trung bình 6,31% và 6,08% với độ lệch chuẩn là 0.0059 và 0.0498. Do Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển nên tăng trưởng kinh tế trung bình luôn ở mức cao và do đó lạm phát cũng không thể thấp. Việt Nam nổi trội với mức độ tăng

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬNCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 10598633-2498-013035.htm (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w