Biến quy mô ngân hàng có tương quan dương với ROA, ROE và ROCE và ở mức ý nghĩa thống kê là 10% và 5%. Do đó, có thể nói rằng quy mô ngân hàng tác động cùng chiều với lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể hơn, nếu quy mô ngân hàng (SIZE) tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận của ngân hàng tăng theo ROA, ROE và ROCE lần lượt là 0.00349, 0.0336 và 0.014. Kết quả này với độ tin cậy cao là cơ sở để chấp nhận giả thuyết H1: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng. Thực tế có thể thấy, nếu các NHTMCP có quy mô lớn sẽ tận dụng được lợi thế về quy mô giúp các ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh trong thị trường hiệu quả và được ghi nhận là có thu nhập cao hơn. Ngoài ra, dựa theo giả thuyết “Hiệu ứng quy mô” các ngân hàng có quy mô lớn cho phép cơ hội đa dạng hóa danh mục cho vay nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu này cũng được một số nghiên cứu khác như Syafri (2012), Kawshala, H., & Panditharathna, K. (2017), Nicole Petria cùng cộng sự (2015), Dinh (2013) đồng ý và cho kết quả tương tự. Nhưng bên cạnh đó, Pasiouras và Kosmidou (2008) lại cho kết quả ngược lại và chứng minh rằng, qui mô lớn có thể làm giảm hiệu suất của ngân hàng vì những chi phí mà ngân hàng phải chịu để vận hành một quy mô lớn. Liên hệ đến Việt Nam, các ngân hàng có quy mô lớn hiện nay như Vietcombank, BIDV, Viettinbank và Agribank nhờ vào sức mạnh thị trường đã thu hút rất nhiều nguồn vốn huy động từ các tổng công ty nhà nước và