Các nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu YẾU TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬDỤNG INTERNET BANKING CỦA KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG 10598564-2408-012323.htm (Trang 26 - 28)

Abushanab và cộng sự (2010) nghiên cứu về Internet Banking và sự chấp nhận của khách hàng ở Jordan: Mô hình hợp nhất góc nhìn cá nhân. Nghiên cứu này

13

mở rộng Lý thuyết thống nhất về Chấp nhận và Sử dụng Công nghệ (UTAUT). Đối tượng quan tâm là khách hàng của ngân hàng Jordan. Các tổ chức được chọn cho nghiên cứu này là ba trường hàng đầu các ngân hàng trong lĩnh vực ngân hàng Jordan

gồm Ngân hàng Ả Rập, Ngân hàng nhà ở và Ngân hàng Hồi giáo Jordan. Quá trình lấy mẫu diễn ra tại các văn phòng chi nhánh ngân hàng ở ba thành phố lớn là Russaifa,

Amman và Zarqa. Abushanab và cộng sự lấy được 523 trường hợp hợp lệ từ khảo sát. Cuối cùng, bài nghiên cứu đưa ra được kết quả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking của khách hàng bao gồm: sự nỗ lực kỳ vọng

(1), ảnh hưởng xã hội (2), tính hiệu quả (3), sự tin tưởng được nhận thức (4) và vị trí kiểm soát (5).

Foon và Fah (2011) đã sử dụng mô hình UTAUT để nghiên cứu về việc Áp dụng Internet Banking ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Bài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 200 trường hợp. Sau đó, dữ liệu được thu thập và xử lý thông qua công

cụ SPSS. Việc kiểm tra tương quan Pearson, kiểm tra mẫu độc lập T-test, kiểm định Chi bình phương (Chi-square) và hồi quy tuyến tính được sử dụng trong bài nghiên cứu. Foon và Fah chỉ ra được 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking của khách hàng bao gồm: kỳ vọng hiệu quả (1), kỳ vọng nỗ lực (2), ảnh hưởng xã hội (3), điều kiện thuận lợi (4) và niềm tin (5). Ngoài ra, phát hiện của nghiên cứu này chỉ ra rằng giới tính, tình trạng hôn nhân, dân tộc, trình độ học vấn đều không ảnh hưởng đến việc áp dụng Internet Banking (Ainin và cộng sự, 2005). Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy một kết quả không nhất quán giữa nhóm tuổi, thu nhập hàng tháng với việc sử dụng Internet Banking.

Venkatesh và cộng sự (2012) nghiên cứu về Người tiêu dùng chấp nhận và sử dụng công nghệ thông tin: Mở rộng lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) được. UTAUT2 được Venkatesh và cộng sự đề xuất thêm ba nhân tố: động lực tích cực, giá trị giá cả và thói quen. Sự khác biệt về tuổi, giới tính và kinh nghiệm được đưa ra giả thuyết để kiểm định tác động của những cấu trúc này

lên ý định hành vi và sử dụng công nghệ. So với UTAUT, các phần mở rộng được đề xuất trong UTAUT2 đã tạo ra một sự cải thiện đáng kể về phương sai được giải thích

trong ý định hành vi (56% đến 74%) và sử dụng công nghệ (40% đến 52%). Thang đo thói quen được rút ra từ Limayem và Hirt (2003). Động lực tích cực được điều chỉnh từ Kim và cộng sự (2005), và thang đo giá trị giá cả đã được điều chỉnh từ Dodds và cộng sự (1991). Bài nghiên cứu đã sử dụng bình phương tối thiểu từng phần

(PLS) để kiểm tra mô hình. Sử dụng phần mềm Smart-PLS, kiểm tra phép đo mô hình

để đánh giá độ tin cậy và tính hợp lệ trước khi kiểm tra các mô hình cấu trúc khác nhau. Tiếp theo, bài nghiên cứu phân tích nhân tố CFA và sử dụng F-square của Cohen (1988) để kiểm tra kích thước ảnh hưởng của từng biến. Cuối cùng bài nghiên

cứu cho ra kết quả là bổ sung thêm ba yếu tố đề xuất ban đầu, vì vậy, UTAUT2 bao gồm: kỳ vọng hiệu quả (1), kỳ vọng nỗ lực (2), ảnh hưởng xã hội (3), điều kiện hỗ trợ (4), động lực thích thú (5), giá trị giá cả (6) và thói quen (7).

Awni Rawashdeh (2015) đã nghiên cứu về Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp

dụng Internet Banking ở Jordan: Quan điểm kế toán viên. Tác giả của bài nghiên cứu

này đã sử dụng mô hình TAM và được tăng cường bằng cách đưa vào yếu tố quyền riêng tư trên web được phát triển bởi Jahangir và Begum (2008). Dữ liệu đối chiếu được phân tích bằng SPSS và AMOS. Tổng số 305 câu trả lời có đã được nhận, trong

đó gần 298 câu trả lời được chấp nhận là câu trả lời hợp lệ. Để đảm bảo tính nghiêm ngặt của nghiên cứu, cũng như tính hợp lệ của kết quả, tác giả này áp dụng SEM (Mô

hình phương trình cấu trúc) để phân tích dữ liệu. Tiếp theo, bài nghiên cứu sử dụng Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy. Cuối cùng mô hình đã được kiểm tra bằng phân tích yếu tố xác nhận (CFA). Cuối cùng, Awni Rawashdeh chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking bao gồm: tính hữu ích (1), tính dễ sử

dụng (2), quyền riêng tư trang web (3).

Một phần của tài liệu YẾU TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬDỤNG INTERNET BANKING CỦA KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG 10598564-2408-012323.htm (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w