2.3.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Trong bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Thiên Duy, Phạm Tiến Dũng (2018) thông qua lý thuyết về hành vi có Kế hoạch (TPB) và mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Ưu điểm ở bài nghiên cứu này là nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm mô hình khái niệm bằng mô hình phương trình cấu trúc (SEM), họ nhận thấy tính hữu ích của thực phẩm xanh và sự dễ dàng nhận thấy của việc mua hàng tác động đến thái độ đối với việc mua thực phẩm xanh.
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy rằng tiêu chuẩn chủ quan, tính hữu ích được nhận thức của thực phẩm xanh, thái độ đối với việc mua thực phẩm xanh là kết hợp tích cực với ý định mua thực phẩm xanh. Từ kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đề xuất cho phù hợp. Nhưng điểm trừ ở bài nghiên cứu này là một số yếu tố tác động có thể chưa được tác giả nhắc đến, tính tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu vẫn chưa phản ánh đầy đủ nhất.
Về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Thuyết Minh (2016) bằng phương pháp phân tích định lượng cùng với sử dụng mẫu khảo sát trên thang đo Likert 7 điểm gồm 200 người tiêu dùng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy 5 trên 6 yếu tố tích cực ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm trực tuyến của người tiêu dùng bao gồm: quan tâm về an toàn và sức khỏe, cảm nhận về chất lượng, quan tâm môi trường, tuổi và thu nhập cá nhân, cảm nhận về giá có tác động ngược chiều,.... Từ đó, với kết quả nghiên cứu đã làm nền tảng để đưa ra các kiến nghị cho chính sách phát triển sản phẩm hữu cơ phù hợp với phân khúc thị trường cũng như tăng cường thúc đẩy ý định tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của người dân ở khu vực TPHCM. Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn còn vướng mắc trong vấn đề như: mới chỉ xem xét một vài yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng thực phẩm hữu cơ nhưng vẫn có thể có thêm một vài yếu tố khác tác động mà tác giả chưa đề cập đến. Vì số lượng mẫu là 200 nên tính đại diện chưa cao nên kết quả tổng quát của nghiên cứu có thể chưa cao.
Nhóm nghiên cứu bao gồm Bùi Ngọc Tuấn Anh, Nguyễn Viết Nguyên, Mạch Ngọc Thủy & Đoàn Thị Hồng Vân (2017) cho thấy rằng sự phát triển của ngành nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam cũng như việc tiêu thụ thực phẩm đang gia tăng do người tiêu dùng dần ý thức đến sức khỏe đối với lượng thực phẩm hấp thụ hằng ngày. Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của ý thức sức khỏe, kiểm soát hành vi nhận thức, quan tâm đến môi trường, thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về giá cả, quan điểm đạo đức tác động đến ý định mua thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ giới hạn trong việc đo lường ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng hơn là đo lường hành vi mua thực tế. Hơn nữa, nghiên cứu này đã đo lường thực phẩm hữu cơ nói chung, trong khi các nghiên cứu trước
đây đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ thực phẩm hữu cơ khác nhau giữa các loại thực phẩm hữu cơ khác nhau như trái cây hữu cơ, thịt hữu cơ, sữa hữu cơ,.., điều đó có thể hạn chế tính tổng quát của các yếu tố tác động đã được trình bày.
Bài nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh của bộ đôi tác giả Nguyễn Thảo Nguyên, Lê Thị Trang (2020) xác định các yếu tố như ý thức về sức khỏe, an toàn thực phẩm, giá cả, môi trường, chất lượng sản phẩm và tác động đến ý định người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm hữu cơ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì họ cho rằng ý định mua là một chỉ số quan trọng, từ đó các nhà kinh doanh có thể dựa vào kết quả để có những chiến lược phù hợp trong việc thúc đẩy việc tiêu thụ thực phẩm hữu cơ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng nhược điểm ở bài nghiên cứu này là sự xuất hiện của các biến số khác không được đưa vào mô hình đề xuất.
Bài nghiên cứu của Lê Đặng Như Huỳnh và Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2020) về ý định mua mỹ phẩm organic (hữu cơ) của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh với mục đích phân tích và khám phá những nhân tố ảnh hưởng. Nhóm tác giả dựa trên mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và mô hình nghiên cứu đề xuất gồm các biến liên quan từ chuẩn chủ quan đến các nhận thức, cùng với mẫu khảo sát là 200 người tiêu dùng. Thông qua bài nghiên cứu, họ đã đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả để thúc đẩy ý định mua của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng có một số ít hạn chế như: phương pháp lấy mẫu của bài nghiên cứu này là dễ tạo ra sự lựa chọn phiến diện, tác giả chỉ đo lường mối quan hệ một chiều giữ các nhân tố thông qua mô hình tuyến tính bội.
2.3.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Jasur Hasanov và Haliyana Khalid (2015) đã cung cấp thông tin về sự ảnh hưởng của thiết kế trang Web đến ý định mua trực tuyến thực phẩm hữu cơ của người dân Malaysia. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, có 304 người trả lời đã tham gia vào một cuộc khảo sát. Kết quả chỉ ra rằng chất lượng trang Web có tác động gián tiếp đến ý định mua trực tuyến thực phẩm hữu cơ ở Malaysia thông qua trung gian hoàn toàn về sự hài lòng của khách hàng. Nhưng bài nghiên cứu này chỉ
tập trung duy nhất vào biến “thiết kế trang Web” để đánh giá ý định mua trực tuyến thực phẩm hữu cơ mà bỏ qua nhiều yếu tố tác động đến.
Bên cạnh đó, cặp nghiên cứu N. Gladson Nwokah và Sarah Walter Ntah (2017) với 384 mẫu khảo sát trực tuyến, họ chia sẻ rằng chất lượng trang Web liên quan đáng kể đến việc mua sắm trực tuyến tại các cửa hàng E-tail ở Nigeria. Việc áp dụng công nghệ có tác động kiểm duyệt đối với các mối quan hệ giữa chất lượng trang Web và mua sắm trực tuyến của các cửa hàng E-tail ở Nigeria. Tuy nhiên, mặt hạn chế vẫn xuất hiện trong bài nghiên cứu này, họ cho rằng vì đề tài còn mới và còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến. Mong rằng đề tài này thu hút được sự quan tâm và những người nghiên cứu tiếp theo có thể thu thập được nhiều thông tin, ý kiến để có cái nhìn rõ ràng hơn, phát triển bài nghiên cứu cùng đề tài liên quan.
Nur Adhita Rahmawati, ArifImam Suroso và AriefRamadhan (2018) đã tiến hành thực hiện nghiên cứu khảo sát tác động của các yếu tố quyết định đến ý định mua trực tuyến thực phẩm và trái cây hữu cơ dựa trên góc độ công nghệ và hành vi của người tiêu dùng. WebQual2 và lý thuyết Hành vi có kế hoạch (TPB) đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Điều này được thực hiện trên trang Web của Sayur Box3, một trong những doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp điện tử ở Indonesia. Cùng với kỹ thuật khảo sát là mặt đối mặt được sử dụng để thu thập dữ liệu từ 113 người được hỏi. Kết quả cho thấy ý định mua hàng trực tuyến bị ảnh hưởng bởi thái độ và kiểm soát hành vi nhận thức. Tuy nhiên, các kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng vẫn còn 33.7% của các biến số khác chưa được xác định và nghiên cứu này không đòi hỏi người trả lời là người đã mua rau hoặc trái cây hữu cơ trên các trang Web. Do đó, không thể đo lường chất lượng của trang Web liên quan đến một số giai đoạn của việc mua sản phẩm trực tuyến.
Ngoài ra, nhóm tác giả Nathalie Pena-García, Irene Gil-Saura, Augusto Rodrlguez- Orejuela, José Ribamar Siqueira-Junior (2020) đã có một bài nghiên cứu cách tiếp cận đa văn hóa của ý định mua hàng và hành vi mua hàng trực tuyến. Mục đích của bài nghiên cứu này là khám phá các yếu tố chính về việc áp dụng thương mại điện
tử từ các yếu tố của tâm lý xã hội. Ví dụ như: thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát được hành vi nhận thức, tính dễ sử dụng và tính hữu ích được nhận thức. Mô hình đề xuất được thử nghiệm từ nghiên cứu định lượng với mẫu gồm 584 người tiêu dùng trực tuyến ở Colombia và Tây Ban Nha. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy nền văn hóa dân tộc có tầm ảnh hưởng quan trọng về việc chấp nhận hàng điện tử và so sánh sự khác biệt về ý định mua sắm trực tuyến giữa 2 quốc gia có nền kinh tế phát triển và nền kinh tế đang nổi lên. Từ đó, giúp các nhà kinh doanh có một hướng đi phù hợp trong việc quảng bá sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử của mỗi quốc gia. Ngoài ra, nghiên cứu có những hạn chế. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các ước tính về văn hóa quốc gia của Hofstede 4 và WVS 5 nhằm thiết lập sự khác biệt giữa Colombia và Tây Ban Nha nên khó có cái nhìn rõ ràng về giá trị văn hóa của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia tác động như thế nào đối với các biến được nghiên cứu. Một hạn chế nữa của nghiên cứu nằm ở chỗ các yếu tố bên ngoài có thể tác động đến quyết định của người tiêu dùng nhưng Nathalie & cộng sự lại không đưa vào nghiên cứu này.
Nhóm tác giả 4 người gồm: Nguyễn Ninh, Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn Bách Khoa và Steven Greenland (2021) đã có bài nghiên cứu tìm hiểu về ý định tiêu thụ thịt hữu cơ của người tiêu dùng Việt Nam. Nhóm nghiên cứu cho thấy rằng các quy chuẩn chủ quan, thái độ của người tiêu dùng, mối lo ngại về môi trường cũng có phần hình thành nên quyết định của người tiêu dùng. Để kiểm chứng cho mô hình, họ đã đề ra bảng câu hỏi được đo lường qua thang Likert 7 với những chuyên gia Marketing lẫn 402 người tiêu dùng tại 5 cửa hàng thông qua 2 lần khảo sát và kiểm nghiệm. Dựa vào phân tích kết quả khảo sát, bài nghiên cứu này đã xác minh thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) có thể dự đoán và giải thích về ý định tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường và bổ sung kiến thức còn hạn chế của người tiêu dùng về việc tiêu thụ thịt hữu cơ. Qua đó, nhóm tác giả cũng đã đóng góp về mặt thực tiễn cho các doanh nghiệp phân phối và sản xuất thực phẩm hữu cơ để có thể tìm ra giải pháp tăng mức tiêu thụ thịt hữu cơ trong tương lai. Nhưng nhược điểm ở bài nghiên cứu này có lẽ là về mẫu, vì TPHCM là đại diện của Thành phố đông dân
4 Hofstede: Mô hình chiến thuật các chiều văn hóa 5 WVS : Khảo sát giá trị thế giới
nhất của Việt Nam nên không có khả năng đại diện về mặt bằng cho dân số chung. Và bài nghiên cứu này chỉ tập trung duy nhất vào yếu tố cảm xúc (cảm giác tội lỗi). Từ kết quả của các nghiên cứu trước, Panusmas Hanpermchai và Sarunya Dejtanasoontorn (2011) đã tiến hành nghiên cứu phát triển E-Marketing cho thực phẩm hữu cơ ở Thái Lan. Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu các yếu tố để người tiêu dùng quyết định mua thực phẩm hữu cơ trực tuyến ở Thái Lan. Những yếu tố mà nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu sẽ chỉ ra yếu tố được quan tâm bởi người tiêu dùng và cũng được xác định là yếu tố quan trọng nhất để họ đưa ra quyết định mua hàng. Khảo sát của nghiên cứu này đã thu thập thông qua những người sử dụng Internet, những người đã có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm mua hàng trực tuyến. Do thiếu thời gian nên cuộc khảo sát đã được thực hiện bởi chỉ một nhóm nhỏ so với dân số mua hàng trực tuyến, do đó, kết quả không thể đáp ứng tất cả khách hàng trực tuyến. Các yếu tố được nghiên cứu này là sự độc lập các biến có thể được thay đổi theo thời gian.
Bài nghiên cứu về ý định mua sản phẩm chăm sóc cá nhân hữu cơ của Hee Yeon Kim và Jae Eun Chung (2011) đã mở rộng ứng dụng của mô hình TPB bằng cách xem xét đến các yếu tố tác động đến việc sử dụng sản phẩm và trải nghiệm trong quá khứ đối với việc mua hàng của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Việc bổ sung các kinh nghiệm trong quá khứ như một yếu tố dự đoán về thái độ của khách hàng cùng với ý định mua hàng của họ. Tuy nhiên vẫn còn mặt hạn chế, bài nghiên cứu này chỉ thực hiện online, chỉ những ai truy cập từ máy tính hay Internet thì mới có thể tham gia nên phạm vi nghiên cứu hẹp, khó để dẫn đến kết quả chính xác so với mặt bằng người tiêu dùng. Phát hiện của nghiên cứu này không thể áp dụng cho sản phẩm chăm sóc cá nhân thông thường hoặc sản phẩm khác sản phẩm hữu cơ. Mặc dù kết quả cho thấy rằng không có sự khác biệt quá lớn về sản phẩm trong thái độ của người tiêu dùng và ý định sử dụng 1 trong 2 sản phẩm.
Bài nghiên cứu giải thích hành vi mua sữa hữu cơ của người tiêu dùng, bao gồm cả sự tin tưởng và nhận thức bản thân về sản phẩm xanh trong thuyết TPB của nhóm tác giả V. Carfora & các cộng sự (2019) đã điều tra, từ góc độ tâm lý, các yếu tố có thể dự đoán thái độ trong việc mua các sản phẩm hữu cơ. Phân tích đã được hình thành trong khuôn khổ lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB). Qua đó cho thấy rằng,
thuyết TPB thực sự là một mô hình dự đoán ý định và hành vi mua sữa hữu cơ. Hơn nữa, nó có thể cho thấy thêm các yếu tố như nhận thức bản thân và sự tin tưởng. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế. Đầu tiên, các yếu tố được thêm vào như sự tự tin và tự nhận mình là người tiêu dùng xanh đã không tôn trọng một trong những khuyến nghị của thuyết TPB - nguyên tắc tương thích (Fishbein & Ajzen, 2011). Hơn nữa, nghiên cứu được đề xuất để xác nhận các yếu tố tác động của nghiên cứu này trong môi trường nghiên cứu phi giả thuyết.
Ellen J. Van Loo, My Nguyen Hoang Diem, Zuzanna Pieniak & Wim Verbek (2013) đã có bài nghiên cứu liên quan đến thái độ, kiến thức của người tiêu dùng và việc tiêu thụ sữa chua hữu cơ. Mục đích của bài nghiên cứu này là tập trung vào sữa chua hữu cơ và nhận thức của người tiêu dùng ở châu Âu. Qua đó cho thấy thái độ, niềm tin về sữa chua hữu cơ với sữa chua thông thường, nhận thức tầm quan trọng của sữa chua hữu cơ và sẵn lòng sử dụng sữa chua hữu cơ của người tiêu dùng khu vực châu Âu. Bên cạnh đó, vì là đề tài khá mới và ít bài nghiên cứu nên vẫn còn một số hạn chế. Giới hạn đầu tiên liên quan đến phạm vi nghiên cứu khá hẹp nên sự thiên vị mẫu đối với người tiêu dùng trẻ và có kiến thức hơn. Vì thế, những phát hiện trong bài nghiên cứu vẫn cần nhiều yếu tố để thuyết phục hơn. Thứ hai, nghiên cứu này chỉ tập trung vào thương hiệu sữa chua nổi tiếng như một lẽ đương nhiên mà không nhắc đến các thương hiệu có tiềm năng sản xuất sữa chua hữu cơ khác.
2.4. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Mục đích của đề tài là xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm hữu cơ trực tuyến của nhóm khách hàng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bên