Nhận thức sự hữu ích và Nhận thức tính dễ sử dụng

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẢN PHẨM HỮU CƠTRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI NHÓM KHÁCH HÀNG TRẺ ỞTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598476-2317-011612.htm (Trang 34 - 35)

Theo Liu và cộng sự (2012), nhận thức sự hữu ích là niềm tin về kết quả tích cực liên quan đến hành vi. Ngoài ra, Hu và cộng sự (2009) cho rằng mức độ mà người tiêu dùng cảm thấy Website của người bán có thể mang lại giá trị và kết quả mong đợi khi họ mua sắm chính là nhận thức sự hữu ích khi quyết định mua hàng trực tuyến. Mức độ hữu ích của trang Web thường phụ thuộc vào hiệu quả của các đặc tính công nghệ như công cụ tìm kiếm nâng cao và dịch vụ cá nhân mà các nhà kinh doanh cung cấp cho người tiêu dùng (Kim & Song, 2010). Theo Enrique & cộng sự (2008), Xie & cộng sự (2011) đã chứng minh nhận thức tính hữu ích có tác động đáng kể đến ý định mua hàng qua Internet.

Nhận thức tính dễ sử dụng được định nghĩa là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không tốn công sức (Davis,1989). Và ông ấy cũng cho rằng, cảm nhận dễ sử dụng là một trong hai yếu tố mạnh mẽ, đóng một vai trò quan trọng trong việc mua sắm trên Internet. Hơn thế nữa, Vankatesh (2003) chia sẻ: “Nhận thức tính dễ sử dụng là mức độ dễ dàng mà người dùng chờ đợi khi sử dụng hệ thống”. Theo Park và cộng sự (2007) lại cho rằng nhận thức dễ sử dụng là mức độ mà một người tin rằng nó dễ dàng nhận thấy có các thông tin liên quan trên một trang Web.

Ngoài ra, Monsuwe, Dellaert, & Ruyter (2004) chỉ ra rằng “sự hữu ích” đề cập đến người tiêu dùng nhận thức mà họ nhận được từ kinh nghiệm trước đó khi "dễ sử dụng" đề cập đến nhận thức của người tiêu dùng liên quan đến quá trình dẫn đến kết quả cuối cùng. Hai yếu tố này được thông qua từ mô hình chấp nhận công nghệ (TAM). Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) là một trong những mô hình nghiên cứu có ảnh hưởng nhất trong các nghiên cứu về các yếu tố quyết định chấp nhận hệ thống thông tin (Straub, Limayen, & Karahanna-Evaristo, 1995). Lý thuyết này cũng đã được thử nghiệm và chứng minh ở một số quốc gia; Trung Quốc, Singapore và Đài Loan (Phillips & Calantone, 1994).

Các mô hình lý thuyết cho thấy tính hữu ích được nhận thức và tính dễ sử dụng được nhận thức ảnh hưởng đến thái độ và có ảnh hưởng đến hành vi ý định sử dụng. Do đó, giả thuyết H3 và H4 là:

H3: Nhận thức sự hữu ích tác động cùng chiều đến ý định mua sản phẩm hữu cơ

trực tuyến của nhóm khách hàng trẻ tại TPHCM.

H4: Nhận thức tính dễ sử dụng tác động cùng chiều đến ý định mua sản phẩm hữu

cơ trực tuyến của nhóm khách hàng trẻ tại TPHCM.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẢN PHẨM HỮU CƠTRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI NHÓM KHÁCH HÀNG TRẺ ỞTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598476-2317-011612.htm (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w