2.2.1. Yeu tố bên ngoài ngân hàng
2.2.1.1. Môi trường kinh tế
Một môi trường kinh tế tốt sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng phát triển một cách ổn định, vững chắc, mối quan hệ người vay và ngân hàng diễn ra thông suốt. Còn đối với một môi trường kinh tế suy yếu, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng để tranh giành khách hàng bất chấp rủi ro thì hoạt động tín dụng sẽ trì trệ, suy yếu và dễ dẫn đến phá sản.
Chẳng hạn, dự báo về việc hàng năm Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 2 triệu người gia nhập nhóm tiêu dùng và hơn 2/3 dân số Việt Nam có độ tuổi từ 35 trở xuống với xu hướng khám phá, tham quan du lịch trong và ngoài nước góp phần trong việc xây dựng kế hoạch thúc đẩy tín dụng cá nhân tăng cao trong giai đoạn sắp tới một cách hiệu quả nhất; hay một dự báo về chính xác thời điểm việc lao dốc của giá chứng khoán/nhà đất để NHTM kiểm soát tiềm năng rủi ro quá hạn đối với việc đánh giá chất lượng tín dụng đầu tư mua sắm bất động sản/chứng khoán và đánh giá chất lượng tài sản cho việc bảo đảm cho các khoản tín dụng trong tương
lai; một địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao thì nhu cầu cá nhân của người dân nơi đây cũng sẽ cao hơn so với địa phương có thu nhập bình quân đầu người thấp.
2.2.1.2. Yếu tố khách hàng
Nhu cầu tín dụng: Nhu cầu tín dụng của khách hàng quyết định việc tăng
trưởng và mở rộng hoạt động tín dụng. Đối với hoạt động tín dụng cá nhân cũng phụ thuộc vào tình hình nhu cầu tín dụng cá nhân của từng giai đoạn, từng khu vực địa lý, kinh tế khác nhau.
Thu nhập của khách hàng: Tổng thu nhập của khách hàng cá nhân càng cao
thì hoạt động tín dụng cá nhân càng có cơ hội mở rộng, phát triển. Bởi khi xét cấp duyệt một khoản tín dụng cá nhân, ngân hàng luôn xét đến tiêu chí thu nhập. Tiêu chí này là tỷ lệ nợ phải trả định kỳ (kể cả khoản nợ dự kiến đề xuất vay lần này) trên tổng thu nhập của người vay nợ (payment-to-loan ratio, viết tắt là PTI). Trong đó:
• Nợ phải trả định kỳ (ví dụ như hàng tháng) là tổng lãi vay và nợ gốc mà người vay phải trả hàng tháng theo các khoản tín dụng được cấp (bao gồm các thẻ tín dụng, các khoản nợ dự kiến trong lần đề xuất lần này).
• Tổng thu nhập (hàng tháng) là tổng thu nhập trước thuế hàng tháng của một hay nhiều người trong cùng 1 đề xuất cấp khoản tín dụng.
^ Do đó, tỷ lệ PTI là thước đo về khả năng trả nợ của người vay. Tỷ lệ này càng thấp thì khả năng trả nợ theo định kỳ càng cao.
Uy tín của khách hàng: Tác động đến chất lượng của hoạt động tín dụng cá
nhân của ngân hàng. Đây là 1C (Character) trong nguyên tắc 5C thường được nhắc đến khi xét duyệt tín dụng cá nhân, bởi đây là nhân tố rất khó xác định song lại rất quan trọng, đòi hỏi người xét duyệt phải dựa vào các kinh nghiệm khi thẩm định khách hàng vay vốn, đánh giá được sự ý thức rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả đầy đủ và đúng hạn khoản nợ vay của họ.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hệ thống tài chính ngân hàng trong nước phát triển mạnh và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ với ngân hàng quốc nội mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Do đó, việc tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh là vấn đề không thể bỏ qua và luôn cần quan tâm đúng mức. Ngân hàng cần tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện tại và những đối thủ tiềm ẩn trong tương lai để đưa ra những chính sách hợp lý và những sản phẩm đa dạng phong phú để có thể phục vụ được những nhu cầu thiết yếu nhiều tầng lớp khách hàng trong xã hội.
2.2.2. Yeu tố bên trong ngân hàng
2.2.2.1. Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng được xem là đường lối do Hội đồng quản trị - Ban lãnh đạo ngân hàng ban hành, hướng dẫn và định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đi đúng hướng và phát triển. Chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên yếu tố khác nhau như điều kiện kinh tế, pháp luật, chính sách tiền tệ trung ương, tài chính chính của ngân hàng nhà nước, khả năng cung ứng vốn của ngân hàng cũng như nhu cầu cấp thiết về vốn vay của khách hàng. Khi các yếu tố này thay đổi thì chính sách tín dụng cũng phải thay đổi theo để phù hợp. Bất cứ ngân hàng thương mại nào khi hoạt động thì đều phải tuân thủ theo chính sách tín dụng của ngân hàng mình.
Điều quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại chính là xây dựng được chính sách tín dụng phù hợp và đúng đắn, vì nếu làm được như vậy sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo được sự phát triển bền vững, duy trì khả năng sinh lời cũng như hạn chế thấp nhất được rủi ro có thể xảy ra và tuân thủ được đúng quy định của Pháp luật, chủ trương phát triển chung hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước đảm bảo được sự ổn định, công bằng xã hội. Chính vì những mục đích lâu dài, nên khi xây dựng chính sách tín dụng thì ngân hàng phải dựa trên sự đảm bảo được lợi ích của các bên dựa trên nền tảng tuân thủ, chấp hành đúng quy định của pháp luật cũng như thị trường từ đó tạo bước đệm, môi trường để chất lượng
tín dụng được nâng cao. Do đặc thù biến động liên tục của thị trường kinh tế nên chính sách tín dụng từ đó cũng phải thường xuyên được thay đổi cập nhật theo xu hướng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vì vậy bất cứ ngân hàng thương mại nào muốn tồn tại, phát triển thì cũng cần phải có chính sách tín dụng phù hợp, rõ ràng và đúng đắn.
2.2.2.2. Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng được xem là công cụ để hướng dẫn thực hiện và kiểm soát cho quá trình cấp tín dụng, nó là các bước cụ thể từ bước đầu tiên là tiếp nhận hồ sơ → thẩm định khách hàng → phê duyệt hồ sơ → giải ngân → kiểm tra sau khi giải ngân → thu hồi nợ vay, ngoài ra trong quy trình tín dụng còn nêu rõ quyền hạn, nghĩa vụ của từng người, từng bộ phận làm việc trong ngân hàng với việc xử lý hồ sơ tín dụng để giải ngân.
Tại bất cứ tín dụng nào thì cũng có 3 giai đoạn chính đó là: Thứ nhất là khai thác và tìm kiếm thông tin khách hàng; Thứ hai là hướng dẫn khách hàng về điều kiện, quy trình tín dụng để lập hồ sơ vay; Thứ ba là tiến hàng phân tích thẩm định khách hàng, năng lực trả nợ và phương án trả nợ của khách hàng. Đối với chất lượng tín dụng thì 3 giai đoạn có vai trò rất quan trọng nhất là liên quan đến phân tích và thẩm định khách hàng cũng như cho làm khách hàng nắm rõ quy định và thủ tục của ngân hàng thương mại để có thể giải ngân.
Trong quy trình tín dụng có bước là kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay sau khi giải ngân. Bước này rất quan trọng vì nó giúp ngân hàng kiểm tra được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng có giống như nhu cầu mà khách hàng đã nêu trong hồ sơ và từ đó ngân hàng có bước can thiệp sớm để xử lý, phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra. Việc lựa chọn và áp dụng hình thức kiểm tra hữu hiệu sẽ thiết lập được hệ thống phòng bị tầm soát được rủi ro tín dụng có thể xảy ra từ đó nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân hiệu quả.
Thu hồi, xử lý nợ được xem là khấu quyết định chất lượng tín dụng. Bước này được xem là yếu tố đánh giá sự nhạy bén của ngân hàng đối với việc nhận ra,
phát hiện kịp thời những dâu hiệu bất thường bất lợi xảy ra đối với khách hàng có thể gây ảnh hưởng xấu đến ngân hàng từ đó đưa ra những biện pháp kịp thời để xử lý, chung tay với khách hàng để cùng nhau giảm thiểu rủi ro, tránh được những khoản nợ quá hạn rồi trở thành nợ xấu tạo ra tác động tích cực đến chất lượng tín dụng.
^ Một quy trình tín dụng hợp lý, khoa học sẽ đóng góp rất nhiều cho việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm giảm thiểu được rủi ro tín dụng, đảm bảo được sự chặt chẽ của các khâu làm thủ tục hồ sơ đơn giản, nhanh chóng cho khách hàng tạo điều kiện cho tín dụng mở rộng phát triển.
2.2.2.3. Thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng
Trong hoạt động tín dụng nói chung và đặc biệt đối với hoạt động tín dụng cá nhân thì thông tin là một công cụ được xem là rất quan trọng trong việc quản lý chất lượng tín dụng. Khi có thông tin tín dụng, thông tin ngành, thông tin khách hàng thì người quản lý có thẩm quyền mới tổng hợp thành một bộ thông tin để đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến cấp tín dụng, theo dõi và quản lý tín dụng. Số lượng, chất lượng thông tin mà ngân hàng thu thập được có mức độ quyết định đến độ chính xác trong quá trình phân tích, thẩm định khách hàng,... để đưa ra quyết định tín dụng phù hợp. Vì vậy đối với thông tin nếu càng chính xác, càng được cung cấp nhanh chóng kịp thời và phù hợp thì khả năng ngăn ngừa được rủi ro càng cao từ đó tác động tốt đến chất lượng tín dụng.
Thông tin để phục vụ cho hoạt động tín dụng có thể được thu thập từ rất nhiều nguồn tin cậy như: trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, phòng thông tin tín dụng của ngân hàng thương mại, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp hay từ việc cán bộ nhân viên tín dụng đi thực tế xác minh tại địa điểm kinh doanh sản xuất, kinh doanh của khách hàng và thông qua những báo cáo tài chính, kinh doanh của khách hàng.
Tại bất cứ tổ chức nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng thì yếu tố con người đều được xem là yếu tố rất quan trọng và quyết định nên sự thành bại cũng như phát triển lâu dài của tổ chức. Chính vì vậy đối với ngân hàng chất lượng nguồn nhân lực alf một trong những yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng tín dụng, sở dĩ ta khẳng định như vậy vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào các khâu làm việc với khách hàng theo quy trình tín dụng từ bước đầu tiên đến bước kết thúc. Nếu cán bộ tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp, bỏ qua tinh thần trách nhiệm và sự tự tôn pháp luật thì ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng ngân hàng cũng như làm giảm chất lượng tín dụng.
Kinh tế ngày càng vận động theo hướng phát triển không ngừng chính vì vậy con người lao động ngày càng bị yêu cầu cao về trình độ, kĩ năng cũng như đạo đức nghề nghiệp. Nếu ngân hàng có được đội ngũ nhân lực vao gồm cán bộ, nhân viên có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có đạo đức nghề nghiệp, luôn làm đúng quy định về thẩm định, đánh giá đúng về tư cách khách hàng, tài sản đem thế chấp, luôn giám sát chặt chẽ số tiền vốn vay của khách hàng và luôn có những biện pháp để sẵn sàng xử lý thu hồi nợ vay sẽ giúp ngân hàng tránh được những rủi ro đáng tiếc và đẩy mạnh sự phát triển của ngân hàng trong việc cấp tín dụng.
Mặt khác, cán bộ tín dụng cũng cần nên trang bị thêm cho mình những kiến thức, hiểu biết rộng về pháp luật, kinh tế xã hội, chính sách đường lối chung của Nhà nước cũng như thị trường,... để dự đoán những biến động có thể xảy ra nhằm tư vấn sản phẩm, dịch vụ hay những cách thức, lập phương án kinh doanh hiệu quả tối ưu có lợi nhất cho khách hàng từ đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh cho khách hàng và cũng là yếu tố cải thiện chất lượng tín dụng.
2.2.2.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Công tác kiểm tra, kiểm soát dường như là hoạt động bắt buộc và phải được làm thường xuyên tại mọi ngân hàng. Kiểm soát chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến khoản vay (thẩm quyền về điều hành, quản lý, khoản tiền cấp tín dụng, làm hồ sơ, thủ tục cho vay,...). Với kiểm soát nội bộ thì lãnh đạo ngân hàng
nắm được tình hình hoạt động đang diễn ra tại ngân hàng từ đó phát hiện ra những rủi ro để kịp thời khắc phục và xử lý.
Hoạt động tín dụng muốn đúng hướng, ít sai sót thì công tác kiểm tra, kiểm soát dường như phải làm thường xuyên, độc lập. Chất lượng tín dụng cũng phụ thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời các nguyên nhân dẫn đến sai phạm, gian lận trong quá trình cấp tín dụng từ đó có bước xử lý, xử phạt nhằm răn đe và hạn chế rủi ro lan rộng. Qua quá trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ thì ngân hàng sẽ có những kinh nghiệm, kiến nghị được rút ra để phòng tránh rủi ro cho hoạt động tín dụng sau này.
2.2.2.6. Hệ th ống công ngh ệ ngân hàng:
Việc hỗ trợ của công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng mang lại những giá trị to lớn. Các trang thiết bị, máy móc hiện đại, phần mềm thiết thực được trang bị nhằm cập nhật, xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, công tác phân tích tín dụng, lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng có hiệu quả hơn. Hệ thống công nghệ càng hiện đại, càng hỗ trợ tốt cho nghiệp vụ thì các công tác kiểm tra, giám sát cũng dễ dàng hơn, từ đó chất lượng tín dụng cũng được kiểm soát tốt hơn. Nhờ đó góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng.
2.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚCĐÂY VỀ SỰ LỰA CHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG ĐÂY VỀ SỰ LỰA CHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
2.3.1. Các công trình nước ngoài
Christos và cộng sự (2012) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng đối với vay vốn ngân hàng: Trường hợp khách hàng Hy Lạp”. Trong nghiên cứu này, số liệu được của tác giả chọn ngẫu nhiên 277 mẫu từ công dân Hy Lạp. Đây là nghiên cứu định lượng và kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng cá nhân đó là chất lượng dịch vụ, chính sách cho vay, thương hiệu của ngân hàng, chi
phí cho khoản vay, sự thuận tiện và cơ sở vật chất của ngân hàng, hoạt động marketing của ngân hàng.
Hafeez và Ahmed (2008) với đề tài “Các yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng tại Pakitstan: Quan điểm của khách hàng”. Tác giả tiến hành thu thập số liệu thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp từ 358 khách hàng cá nhân của các ngân hàng tại TP. Lahore (Pakitstan). Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này gồm phân tích hồi quy đa biến, phân tích nhân tố khám phá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng của các khách hàng cá nhân tại Lahore, Pakitstan là dịch vụ khách hàng, sự thuận tiện, trang thiết bị của ngân hàng và môi trường chung của ngân hàng, chính sách cho vay, uy tín của ngân hàng.
Martin (2014) với đề tài “Các yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng ở Ghana: Áp dụng phân tích giáo viên trung học tại Thành phố Kumasi”. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 250 giáo viên trung học tại TP. Kumasi, Ghana. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy đa biến để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngân hàng của giáo viên trung học tại thành phố Kumasi, Ghana như: Lãi suất vay vốn;