NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNHSỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598441-2282-011327.htm (Trang 34 - 37)

ĐIỆN TỬ

Các nghiên cứu trước đây từ năm 2009 đến năm 2020 của các tác giả ở bảng 2.1 không

đề cập đến nhân tố khuyến mãi. Với thời điểm hiện nay thì chính sách khuyến mãi hay

nói cách khác các sản phẩm hậu mãi đính kèm hay các chính sách quan tâm khách hàng vào các dịp đặc biệt trong năm được xem là hình thức quảng cáo và gia tăng sự thu hút khách hàng, nó chính là một trong những nhân tố giúp các ứng dụng ví điện tử gia tăng sự cạnh tranh của các công ty Fintech. Mặt khác, hình thức khuyến mãi thông

qua quà tặng, phiếu ưu đãi vào các dịp lễ tết, sinh nhật khách hàng của các ví điện tử hiện nay rất phổ biến, nó giúp cho mối quan hệ của ví điện tử và khách hàng thêm gắn

bó (Kotler & Keller, 2015). Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chưa tập trung nghiên

liên quan như Philip Kotler & Keller (2015), Swilley (2010), Udo (2001), Chin, Seong

& Khin (2020), Lê Thị Lan Hương & cộng sự (2020) để hợp nhất thành một thuyết chung. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân tại TP.HCM bao gồm 5 nhân tố chính:

Nhận thức sự hữu ích

Nhận thức sự hữu ích được định nghĩa là “Mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống sẽ nâng cao hiệu suất công việc của mình” (Davis, 1989). Ví điện tử là hữu ích nếu nó cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng, người dùng có thể quyết định sử dụng ví điện tử nếu họ thấy nó hữu ích, ngay cả khi họ không hài lòng với việc sử dụng trước đó của họ (Bhattacherjee, 2001). Trong nghiên cứu này, sự hữu ích được hiểu là những giá trị mà người sử dụng nhận được khi sử dụng các hệ thống ví điện tử.

Mức độ dễ dàng sử dụng

Mức độ dễ dàng sử dụng là “Mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống cụ thể sẽ không tốn nhiều công sức” (Davis, 1989). Hệ thống công nghệ đổi mới được

coi là dễ sử dụng hơn và ít phức tạp hơn sẽ có nhiều khả năng được chấp nhận và được sử dụng bởi người sử dụng tiềm năng (Davis & cộng sự, 1989).

về mặt lý thuyết, mức độ dễ dàng sử dụng được nhận thức khi người tiêu dùng cảm thấy hệ thống ví điện tử không khó hiểu, dễ học hỏi và dễ sử dụng. Vi lý do này, tính dễ sử dụng được coi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng các công nghệ mới của người tiêu dùng. Trong nghiên cứu này, mức độ dễ dàng sử dụng là sự dễ dàng trong việc thực hiện thanh toán điện tử trong các giao dịch trong ví điện tử.

An toàn/Bảo mật

Kể từ khi sự phát triển của ví điện tử ngày càng phát triển nhanh chóng, các tổ chức và người tiêu dùng đang lo ngại về các vấn đề bảo mật ngày càng gia tăng. Mức độ bảo mật thông tin của khách hàng, thông tin giao dịch được coi là vấn đề then chốt và

20

của họ bị lợi dụng để lừa đảo trực tuyến. Một số nghiên cứu đã điều tra tác động của bảo mật và quyền riêng tư đối với sự hài lòng của người tiêu dùng trực tuyến (Parasuraman & cộng sự, 2005; Wolfinbarger & Gilly, 2003). Trong nghiên cứu này, an toàn/bảo mật được xem là sự tin tưởng của khách hàng khi đăng ký sử dụng ví điện

tử bằng thông tin cá nhân.

Khuyến mãi

Theo Kotler & Keller (2015) giải thích khuyến mãi là sự pha trộn cụ thể của quảng cáo, quan hệ công chúng, tiếp thị trực tiếp mà các công ty sử dụng để truyền đạt giá trị khách hàng một cách thuyết phục và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Trong

việc truyền thông sản phẩm hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng, các công ty có thể thực

hiện điều này thông qua một số công cụ khuyến mãi. Trong nghiên cứu này, khuyến mãi là các chương trình được các nhà cung cấp đề ra để thu hút và giữ chân khách hàng mỗi khi họ đồng ý sử dụng dịch vụ ví điện tử.

Ảnh hưởng xã hội

Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là tình trạng hành vi của cá nhân bị ảnh hưởng bởi

người khác (Karahanna & cộng sự, 1999). Là mức độ mà một cá nhân thấy rằng những

người quan trọng đối với họ nghĩ rằng nên sử dụng hệ thống thông tin mới (Venkatesh

và cộng sự, 2003). Có bằng chứng thực nghiệm để xác nhận tác động đáng kể của ảnh

hưởng xã hội đối với ý định hành vi đối với đổi mới công nghệ (Martins & cộng sự, 2014) và (Yu, 2012). Venkatesh & David (2000) cho rằng ảnh hưởng xã hội có tác động trực tiếp đến sự chấp nhận công nghệ trong quá trình tìm hiểu công nghệ và các

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ các công trình nghiên cứu đã được công bố trước đây đã được trình bày trong chương 2, chương này sẽ trình bày các thông tin cụ thể liên quan đến các mô hình nghiên cứu được sử dụng cũng như xử

lý cùng với các nghiên cứu phù hợp với các đặc điểm cụ thể của từng mô hình và dữ liệu nghiên cứu đã được thu thập để tiến hành kiểm định các giả thiết nghiên cứu được

đặt ra ban đầu ở chương 1.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNHSỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598441-2282-011327.htm (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w