PHÂN TÍCH HỒI QUY

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNHSỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598441-2282-011327.htm (Trang 59)

4.5.1. Kết quả kiểm định mô hình hồi quy

Bảng 4.13. Tóm tắt mô hình

Nguồn: Kết quả trích từ phân tích của tác giả trong SPSS

Kết quả bảng 4.13 cho thấy hệ số R bình phương hiệu chỉnh = 0.461, tức là các yếu tố trong mô hình có thể giải thích được 46.1% quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân, 53.9% còn lại là ảnh hưởng của sai số tự nhiên và biến ngoài mô hình. Hệ số Durbin - Watson = 1.922, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra.

Mô hình

Hệ số chuẩn hoá

Giá trị

t Sig. Thống kê cộng tuyến

Beta Dung sai

(Tolerance) VIF 1 (Hằng số) -.088 .930 HD .333 5.564 .000 .775 1.298 SD .282 4.987 .000 .881 1.157 AT .140 2.615 .010 .956 1.040 KM .145 2.523 .012 .849 1.187 XH .188 3.193 .002 .802 1.261

Nguồn: Kết quả trích từ phân tích của tác giả trong SPSS

Dựa vào kết quả Bảng 4.14 hệ số Sig. = 0,000 < 0,01 với F = 33.365 cho thấy mô hình

hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử đụng được. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc ở mức độ tin cậy 99%.

41

4.5.2. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Bảng 4.15. Hệ số hồi quy

Kết quả bảng 4.15 cho thấy, hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đo lường thông qua hệ số VIF. Trong nghiên cứu thực nghiệm, nếu VIF nhỏ hơn 5 thì mô hình được cho là không có hiện tượng đa cộng tuyến. Ngược lại, VIF lớn hơn 5 thì mô hình

được cho là có hiện tượng đa cộng tuyến. Theo kết quả Bảng 4.16 sau khi kiểm định cho thấy các biến trong mô hình đều có hệ số VIF nhỏ hơn 5 nên mô hình không có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Mức ý nghĩa Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05, do

42

4.5.3. Kiểm định các vi phạm giả thuyết của mô hình hồi quy Scatterplot Dependent Variable: QD 1Λ ụ 2- -2 -4 -2 Q 2

Regression Standardized Predicted Value

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả trong SPSS

Bảng 4.1. Đồ thị phân tán Scatterplot

Dựa theo hình 4.1, có thể nhận thấy rằng các điểm phân vị nằm phân tán ngẫu nhiên và tập trung xung quanh đường trục số 0 và nằm trong biên độ từ -2 đến +2 nên có thể kết luận rằng giả định liên hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc của mô hình không bị vi phạm.

Levene's Test T-Test Sig Sig. (2-tailed) QD

Phương sai Cân bằng được giả định /713 .940

Phương sai Cân bằng không được giả định .940 Histog ram Dependent Variable: QD α> 40- SO- 20- Mean = 2.66E 15 Std. Dev. - 0.987 N = 201 T--- -2 0 2 4

Regression standardized Residual

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả trong SPSS

Hình 4.2. Biểu đồ tần số Histogram

Hình 4.2 cho thấy giá trị trung bình (Mean = 2.66E - 15), tiến gần về 0 và độ lệch chuẩn tiến dần về 1 (Std.Dev. = 0.987). Bên cạnh đó, các giá trị cũng tập trung phần lớn từ -2 đến +2 và nằm hội tụ nhiều nhất xung quanh trục số 0. Vi vậy, có thể kết luận rằng phần dư của mô hình phân phối xấp xỉ chuẩn.

Normal P-P Plot of Regression Standardized Residual Dependent Variable: QD

0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0

Observed Cum Prob

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả trong SPSS

Hình 4.3. Biểu đồ P-Plot

Dựa vào hình 4.3, có thể thấy rằng các điểm phân vị của mô hình nằm bám sát hoặc bám không quá xa so với đường thẳng kỳ vọng nên tác giả kết luận rằng giả thuyết phân phối phần dư của mô hình không bị vi phạm.

4.6. PHÂN TÍCH T-TEST VÀ ANOVA

Biến định tính Levene’s test Giá trị Sig. ANOVA

Độ tuổi 0.406 0.019

Công việc 0.370 0.616

Thu nhập 0.562 0.155

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả trong SPSS

45

Bảng 4.16 cho thấy rằng giá trị Levene’s Test có mức ý nghĩa Sig. = 0.713 > 0.05, vì vậy xét đến kết quả của Phương sai Cân bằng được giả định có Sig. T-Test bằng 0.940 lớn hơn 0.05 nên tác giả kết luận rằng không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ về Quyết định sử dụng ví điện tử.

thuyết Kết luận

H1

Nhận thức sự hữu ích có tác động tích cực đối với Quyết định sử dụng ví điện tử Chấp nhận H2 Mức độ dễ dàng sử dụng có tác động tích cực đến Quyết định sử dụng ví điện tử Chấp nhận H3 An toàn/Bảo mật có tác động tích cực đến Quyết định sử dụng ví điện tử Chấp nhận

H4 Khuyến mãi có tác động tích cực đến Quyết định sử

dụng ví điện tử Chấp nhận

H5

Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến Quyết định

sử dụng ví điện tử.

Chấp nhận

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả trong SPSS

Kết quả bảng 4.17 cho thấy:

Biến độ tuổi

Giá trị Levene’s test có mức ý nghĩa Sig. = 0.406 > 0.05, nên tác giả xét đến giá trị Sig. ANOVA = 0.019 < 0.05. Như vậy, tác giả kết luận rằng có sự khác biệt trung bình về mức độ tác động của các nhóm tuổi với quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng. Điều đó có nghĩa rằng có sự khác biệt về quyết định sử dụng ví điện tử của khách

hàng có độ tuổi khác nhau.

Biến công việc

Giá trị Levene’s test = 0.370 > 0.05 và xét tiếp đến giá trị Sig. ANOVA = 0.616 > 0.05. Như vậy, tác giả kết luận rằng không có sự khác biệt trung bình về mức độ tác động của các nhóm công việc với quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng. Điều này cho thấy không có sự khác biệt trung bình về quyết định sử dụng ví điện tử đối với

những khách hàng có công việc khác nhau.

Biến thu nhập

Giá trị Levene’s test có mức ý nghĩa Sig = 0.562 > 0.05, nên xét đến giá trị Sig. ANOVA = 0.155 > 0.05. Như vậy, tác giả kết luận rằng không có sự khác biệt trung

46

khách hàng. Điều đó có nghĩa không có sự khác biệt trung bình về quyết định sử dụng ví điện tử đối với những khách hàng có mức thu nhập khác nhau.

4.7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ tác giả

Dựa vào bảng 4.15, các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0. Như vậy tất cả các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy đều tác động cùng chiều (+) tới biến phụ thuộc. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc là: HD (0.333) > SD (0.282) > XH (0.188) > KM (0.145) > AT (0.140). Tương ứng với:

- Biến Nhận thức sự hữu ích tác động mạnh nhất tới Quyết định sử dụng ví điện tử.

- Biến Mức độ dễ sử dụng tác động mạnh thứ 2 tới Quyết định sử dụng ví điện tử.

Kết luận,với 5 giả thuyết từ H1 đến H5 đã đặt ra ban đầu ở mục Giả thuyết nghiên cứu (mục 3.2.2), tất cả 5 giả thuyết được chấp nhận là: H1, H2, H3, H4, H5 tương ứng với các biến: Nhận thức sự hữu ích; Mức độ dễ dàng sử dụng; An toàn/Bảo mật; Khuyến mãi; Ảnh hưởng xã hội. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân tại TP.HCM được xây dựng có dạng:

QD = 0.333×HD + 0.282×SD + 0.188×XH + 0.145×KM + 0.140×AT + e Đối với nhân tố Nhận thức sự hữu ích, hệ số Beta của biến là 0.333 đồng nghĩa với việc nhân tố này có tác động dương với Quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng

cá nhân. Điều này cho thấy các khách hàng lựa chọn nhân tố Nhận thức sự hữu ích là nhân tố quan trọng nhất liên quan đến Quyết định sử dụng ví điện tử. Bởi vì thế giới đang dần phát triển, cuộc sống có xu hướng nhanh hơn để bắt kịp với tốc độ phát triển

của công nghệ. Mọi người bận rộn hơn và họ cần một cái gì đó để giúp họ hoàn thành

công việc hàng ngày của họ một cách nhanh chóng. Các ví điện tử sẽ giúp ta rút ngắn lại thời gian để hoàn thành các công việc đó. Ngoài ra, ứng dụng ví điện tử nào càng có nhiều chức năng, càng thực hiện được nhiều nhiệm vụ thì ví điện tử đó sẽ thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng hơn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Bhattacherjee(2001); Amit Kumar Nag & Bhumiphat Gilitwala (2019).

Đối với nhân tố Mức độ dễ dàng sử dụng, hệ số Beta của biến là 0.282 nghĩa là

nhân tố này có tác động dương với Quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân. Điều này cho thấy khách hàng tin rằng nếu ví điện tử càng dễ sử dụng như thiết

kế giao diện hiệu quả, các bước đăng nhập và các bước thanh toán dễ hiểu, dễ sử dụng

thì sẽ thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Amin(2009); Swilley (2010); Amit Kumar Nag & Bhumiphat Gilitwala (2019); Chin, Seong & Khin (2020).

48

hướng ngày nay mọi người ai cũng sử dụng ví điện tử như một phương thức thuận tiện cho công việc, nên không tránh khỏi việc sử dụng ví điện tử theo phong trào, điều

này cũng góp phần ảnh hưởng tới quyết định sử dụng ví điện tử. Ket quả này phù hợp

với nghiên cứu của Venkatesh (2003); Chin, Seong & Khin (2020); Amit Kumar Nag & Bhumiphat Gilitwala (2019); Martins & cộng sự (2014); Yu (2012); Abrahao & cộng sự (2016); Khan & Alshare (2015).

Đối với nhân tố Khuyến mãi, hệ số Beta là 0.145, nhân tố này có tác động dương

với Quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân, phù hợp với kết quả nghiên

cứu của Philip Kotler (2009). Điều này cho thấy khách hàng khi sử dụng ví điện tử cũng rất muốn nhận được khuyến mãi, quà tặng vào những dịp đặc biệt hay khi lần đầu tiên đăng ký. Tuy nhiên, nhân tố này lại không nhận được quá nhiều sự đồng ý. Có thể bởi vì, vẫn còn nhiều ứng dụng ví điện tử còn hạn chế trong việc tạo ra cho khách hàng nhiều ưu đãi như giảm giá cho các ngành có thể liên kết với ví điện tử, không phát hành phiếu quà tặng hay miễn phí phí giao dịch mỗi lần thực hiện thanh toán,... nên đối với họ, nhân tố này ảnh hưởng khá ít đến quyết định sử dụng.

Đối với nhân tố An toàn/Bảo mật, hệ số Beta của biến là 0.140, nhân tố này cũng

có tác động dương với Quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân. Có thể thấy được, việc các ví điện tử luôn trong tình trạng bảo mật thông tin của khách hàng là một điều đúng đắn. Vì vậy mà khiến cho khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của ví điện tử. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Swilley (2010); Amit

Kumar Nag & Bhumiphat Gilitwala (2019); Phan Hữu Nghị & Đặng Thanh Dung (2019); Udo (2001); Fang & cộng sự (2014); Parasuraman & cộng sự (2005); Wolfinbarger & Gilly (2003). Tuy nhiên, vẫn còn một số rủi ro khi cũng có một vài

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trong chương 5 này tác giả tóm tắt lại kết quả nghiên cứu. Tiếp theo, những khuyến nghị và đề xuất sẽ được đưa ra cho các bên liên quan sau khi đã kiểm định mức quyết

định sử dụng của khách hàng với các nhân tố liên quan và xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đó. Cuối cùng, tác giả sẽ đưa ra những hạn chế của nghiên cứu.

5.1. KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân tại TP.HCM. Tác giả đã tiến hành khảo sát online từ tháng 07/2021 đến 08/2021 bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp và gián tiếp thông qua Google drive. Tổng số bảng câu hỏi gửi khảo sát là 300 thì nhận lại được 235 phản hồi. Sau khi loại những bảng trả lời không hợp lệ thì kích thước mẫu tiến hành phân tích là 201 quan sát.

Bước đầu khi đi vào phân tích kết quả, tác giả cũng đã tiến hành thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo giới tính, độ tuổi, công việc hiện tại; thu nhập của những người được khảo sát. Qua đó tác giả cũng đã nắm chung được tình hình của mẫu điều tra về các tiêu thức này. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tìm ra cơ sở để kết luận được 5 giả thuyết của nêu ra ở chương 3. Cụ thể 5 nhóm nhân tố: (1) Nhận thức sự hữu ích, (2) Mức độ dễ dàng sử dụng, (3) An toàn/Bảo mật, (4) Ảnh hưởng xã hội và (5) Khuyến mãi tác động đến Quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân tại TP.HCM. Điều này cho thấy 5 giả thuyết mà tác giả đưa ra và phát triển là có cơ sở kết luận phù hợp.

5.2. KHUYẾN NGHỊ

Theo nghiên cứu, Nhận thức sự hữu ích, Mức độ dễ dàng sử dụng, An toàn/Bảo mật, Ảnh hưởng xã hội Khuyến mãi có mối quan hệ đáng kể với quyết định sử dụng Ví điện tử. Dựa trên những phát hiện, các công ty phát triển ứng dụng nên nhấn mạnh vào các biến số này để tạo ra giá trị và cung cấp các dịch vụ hoặc tính năng mới một cách hiệu quả.

Xem xét Nhận thức sự hữu ích và ảnh hưởng của nó đối với quyết định sử dụng ví điện tử, theo bảng khảo sát mà nghiên cứu đã thu thập được, các khách hàng

50

cho rằng nhiều ví điện tử chưa có các chức năng đa dạng như mua sắm, du lịch, giải trí vì vậy mà các nhà cung cấp dịch vụ của ví điện tử cần cải thiện ứng dụng bằng cách làm cho ứng dụng trở nên thú vị hơn. Các nhà cung cấp cũng nên cố gắng làm nổi bật và quảng bá lợi ích của ví điện tử nhiều hơn vì còn khá nhiều khách hàng chưa

cảm nhận được sự tiện lợi và hữu ích mà ví điện tử mang lại.

Xét về ảnh hưởng của Mức độ dễ dàng sử dụng đối với quyết định sử dụng ví điện tử, người dùng có thể nhận thức được rằng việc sử dụng ví điện tử có thể thực

hiện các giao dịch tài chính đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên theo bảng khảo sát nghiên cứu đã thu thập được, khách hàng cho rằng giao diện của một số ví điện tử còn

hạn chế, và còn cung cấp khá ít ngôn ngữ khác nhau cho người nước ngoài. Nên các nhà cung cấp cần cố gắng đơn giản hoá các thao tác thực hiệu của giao diện ví điện tử và bổ sung thêm nhiều loại ngôn ngữ khác trên thế giới, việc đó sẽ càng làm tăng hiệu quả sử dụng ví điện tử hơn.

Đối với các ứng dụng tài chính, sự An toàn/Bảo mật là rất quan trọng. Đối với điều này, mã hóa bằng chứng đầy đủ của dữ liệu là điều bắt buộc khi gửi và nhận tin nhắn. Theo bảng khảo sát đã ghi nhận, khách hàng cho rằng ví điện tử chưa cập nhật thường xuyên các chức năng bảo mật đảm bảo an toàn cho người dùng. Vì vậy các nhà cung cấp cần tăng cường tường lửa để giám sát, bảo vệ và quản lý dữ liệu của

người dùng. Chỉ khi đó, khách hàng mới cảm thấy an toàn và được bảo vệ khi sử dụng

ví điện tử để thực hiện các giao dịch tài chính. Hơn nữa, việc cải tiến liên tục bảo vệ dữ liệu ví điện tử được khuyến nghị để phát triển cảm giác tin cậy giữa những người dùng ví điện tử.

Ảnh hưởng xã hội là một trong những yếu tố có tác động lớn đến quyết định sử dụng ví điện tử của tầng lớp dịch vụ. Bảng khảo sát cho rằng các khách hàng cho

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNHSỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598441-2282-011327.htm (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w