KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNHSỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598441-2282-011327.htm (Trang 65 - 69)

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ tác giả

Dựa vào bảng 4.15, các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0. Như vậy tất cả các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy đều tác động cùng chiều (+) tới biến phụ thuộc. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc là: HD (0.333) > SD (0.282) > XH (0.188) > KM (0.145) > AT (0.140). Tương ứng với:

- Biến Nhận thức sự hữu ích tác động mạnh nhất tới Quyết định sử dụng ví điện tử.

- Biến Mức độ dễ sử dụng tác động mạnh thứ 2 tới Quyết định sử dụng ví điện tử.

Kết luận,với 5 giả thuyết từ H1 đến H5 đã đặt ra ban đầu ở mục Giả thuyết nghiên cứu (mục 3.2.2), tất cả 5 giả thuyết được chấp nhận là: H1, H2, H3, H4, H5 tương ứng với các biến: Nhận thức sự hữu ích; Mức độ dễ dàng sử dụng; An toàn/Bảo mật; Khuyến mãi; Ảnh hưởng xã hội. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân tại TP.HCM được xây dựng có dạng:

QD = 0.333×HD + 0.282×SD + 0.188×XH + 0.145×KM + 0.140×AT + e Đối với nhân tố Nhận thức sự hữu ích, hệ số Beta của biến là 0.333 đồng nghĩa với việc nhân tố này có tác động dương với Quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng

cá nhân. Điều này cho thấy các khách hàng lựa chọn nhân tố Nhận thức sự hữu ích là nhân tố quan trọng nhất liên quan đến Quyết định sử dụng ví điện tử. Bởi vì thế giới đang dần phát triển, cuộc sống có xu hướng nhanh hơn để bắt kịp với tốc độ phát triển

của công nghệ. Mọi người bận rộn hơn và họ cần một cái gì đó để giúp họ hoàn thành

công việc hàng ngày của họ một cách nhanh chóng. Các ví điện tử sẽ giúp ta rút ngắn lại thời gian để hoàn thành các công việc đó. Ngoài ra, ứng dụng ví điện tử nào càng có nhiều chức năng, càng thực hiện được nhiều nhiệm vụ thì ví điện tử đó sẽ thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng hơn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Bhattacherjee(2001); Amit Kumar Nag & Bhumiphat Gilitwala (2019).

Đối với nhân tố Mức độ dễ dàng sử dụng, hệ số Beta của biến là 0.282 nghĩa là

nhân tố này có tác động dương với Quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân. Điều này cho thấy khách hàng tin rằng nếu ví điện tử càng dễ sử dụng như thiết

kế giao diện hiệu quả, các bước đăng nhập và các bước thanh toán dễ hiểu, dễ sử dụng

thì sẽ thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Amin(2009); Swilley (2010); Amit Kumar Nag & Bhumiphat Gilitwala (2019); Chin, Seong & Khin (2020).

48

hướng ngày nay mọi người ai cũng sử dụng ví điện tử như một phương thức thuận tiện cho công việc, nên không tránh khỏi việc sử dụng ví điện tử theo phong trào, điều

này cũng góp phần ảnh hưởng tới quyết định sử dụng ví điện tử. Ket quả này phù hợp

với nghiên cứu của Venkatesh (2003); Chin, Seong & Khin (2020); Amit Kumar Nag & Bhumiphat Gilitwala (2019); Martins & cộng sự (2014); Yu (2012); Abrahao & cộng sự (2016); Khan & Alshare (2015).

Đối với nhân tố Khuyến mãi, hệ số Beta là 0.145, nhân tố này có tác động dương

với Quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân, phù hợp với kết quả nghiên

cứu của Philip Kotler (2009). Điều này cho thấy khách hàng khi sử dụng ví điện tử cũng rất muốn nhận được khuyến mãi, quà tặng vào những dịp đặc biệt hay khi lần đầu tiên đăng ký. Tuy nhiên, nhân tố này lại không nhận được quá nhiều sự đồng ý. Có thể bởi vì, vẫn còn nhiều ứng dụng ví điện tử còn hạn chế trong việc tạo ra cho khách hàng nhiều ưu đãi như giảm giá cho các ngành có thể liên kết với ví điện tử, không phát hành phiếu quà tặng hay miễn phí phí giao dịch mỗi lần thực hiện thanh toán,... nên đối với họ, nhân tố này ảnh hưởng khá ít đến quyết định sử dụng.

Đối với nhân tố An toàn/Bảo mật, hệ số Beta của biến là 0.140, nhân tố này cũng

có tác động dương với Quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân. Có thể thấy được, việc các ví điện tử luôn trong tình trạng bảo mật thông tin của khách hàng là một điều đúng đắn. Vì vậy mà khiến cho khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của ví điện tử. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Swilley (2010); Amit

Kumar Nag & Bhumiphat Gilitwala (2019); Phan Hữu Nghị & Đặng Thanh Dung (2019); Udo (2001); Fang & cộng sự (2014); Parasuraman & cộng sự (2005); Wolfinbarger & Gilly (2003). Tuy nhiên, vẫn còn một số rủi ro khi cũng có một vài

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trong chương 5 này tác giả tóm tắt lại kết quả nghiên cứu. Tiếp theo, những khuyến nghị và đề xuất sẽ được đưa ra cho các bên liên quan sau khi đã kiểm định mức quyết

định sử dụng của khách hàng với các nhân tố liên quan và xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đó. Cuối cùng, tác giả sẽ đưa ra những hạn chế của nghiên cứu.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNHSỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598441-2282-011327.htm (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w