Phương trình hồi quy trong nghiên cứu có dạng:
QDi = βι×HDi + β2× SDi + β3× ATi + β4 ×KMi + β5 ×XHi + e
Trong đó, biến phụ thuộc là biến QD thể hiện quyết định sử dụng ví điện tử của khách
hàng cá nhân tại TP.HCM. Các biến độc lập bao gồm: HD (Nhận thức sự hữu ích), SD (Mức độ dễ dàng sử dụng), AT (An toàn/bảo mật), KM (Khuyến mãi), XH (Ảnh hưởng xã hội), ε là sai số ngẫu nghiên.
Ngoài 5 yếu tố đề xuất trong mô hình nghiên cứu tác giả còn muốn xem xét sự tác động của các biến kiểm soát (độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, thời gian sử dụng ví điệnt tử) để xem sự tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử. Nghiên cứu này gồm các giả thuyết:
Nhân tố nhận thức sự hữu ích
Trong mô hình TAM, nhận thức sự hữu ích dự đoán sử dụng và mục đích sử dụng. Sự hữu ích được hiểu là những giá trị mà người sử dụng nhận được khi sử dụng các hệ thống ví điện tử. Như vậy, giả thuyết sau được đề xuất:
Mô tả thang đo Ký hiệu BIẾN ĐỘC LẬP
Nhận thức sự hữu ích
24
Mức độ dễ dàng sử dụng
Trong bối cảnh thanh toán điện tử, một hệ thống dễ sử dụng cần có các giao diện thân
thiện như các bước rõ ràng và dễ thấy, nội dung phù hợp và bố trí đồ họa, các chức năng hữu ích, các thông báo lỗi, các lệnh rõ ràng và dễ hiểu sẽ thu hút và giữ chân được các khách hàng tốt hơn. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
H2: Mức độ dễ dàng sử dụng có tác động tích cực đến quyết định sử dụng ví điện tử
An toàn/bảo mật
Khi sử dụng ví điện tử, khách hàng sẽ quan tâm rất nhiều đến việc các thông tin cá nhân của mình có được bảo vệ tuyệt đối hay không. Ví điện tử nào càng có nhiều lớp bảo mật càng thu hút được nhiều người sử dụng. Vi vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:
H3: An toàn/Bảo mật có tác động tích cực đến quyết định sử dụng ví điện tử
Khuyến mãi
Các chương trình khuyến mãi cũng là một trong các nhân tố để giữ chân khách hàng. Đa phần người sử dụng sẽ ưu tiên cho những ví điện tử nào có đa dạng các hình thức khuyến mãi cho người dùng. Vi thế, giả thuyết sau được đề xuất:
H4: Khuyến mãi có tác động tích cực đến quyết định sử dụng ví điện tử
Ảnh hưởng xã hội
Ảnh hưởng xã hội tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử của khách hàng khi ý định hành vi của khách hàng phụ thuộc vào những ý kiến xung quanh từ người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,...Việc tác động đến ý định sử dụng ảnh hưởng rất nhiều
từ môi trường sinh sống, học tập và làm việc. Do đó, giả thuyết cuối cùng được đề xuất là:
H5: Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến quyết định sử dụng ví điện tử.