Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model)

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNHGỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ỞNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHAN NGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM 10598438-2279-011313.htm (Trang 29 - 30)

Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), được phát triển bởi Davis (1989), nhằm giải thích các yếu tố để chấp nhận sự đổi mới trong ngân hàng Internet (trực tuyến theo thời gian thực). Đây là một trong những mô hình chấp nhận công nghệ có ảnh hưởng nhất, với hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ mới từ bên ngoài của một cá nhân: tính dễ sử dụng, tính hữu ích được cảm nhận và thái độ.

- Biến bên ngoài: thông qua quá trình nhận thức của khách hàng về sản phẩm dịch vụ cũng như các tác động của xả hội đến sản phẩm cũng như quá trình thu thập kinh nghiệm của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng khi đưa ra quyết định mua sản phẩm. (Venkatech & Davis, 2000).

- Tính hữu ích: đem lại cho người dùng sản phẩm dịch vụ cảm giác hài lòng vì khách hàng đạt được hiệu suất tốt cũng như sự thuận tiện khi sử dụng dịch vụ.

- Tính dễ sử dụng: Theo Davis (1989) cho rằng tính dễ sử dụng là người dùng có thể sử dụng “hệ thống đặc thù” mà không cần nổ lực. Đối với các sản phẩm dịch vụ công nghệ của ngân hàng như Internet banking thì khách hàng có thể dễ dàng thao tác trên thiết bị công nghệ của mình mà không cần đọc hướng dẫn sử dụng quá nhiều.

- Thái độ: khi thực hiện một hành vi nào đó, sẽ có hai cảm giác tích cực và tiêu cực được gọi là thái độ khi thực hiện hành vi (Fishbein & Ajzen, 1975). Và thái độ này quyết định rất lớn đến kết quả thực hiện hành vi.

Hình 2.4: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM

Nguồn: Davis et al., 1989.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNHGỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ỞNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHAN NGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM 10598438-2279-011313.htm (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w