Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHOVAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 10598385-2195-005934.htm (Trang 33 - 34)

3.2.1. Xây dựng giả thuyết

Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng đối với khách hàng là đối tượng KHDN được tham khảo và áp dụng dựa trên mô hình của Wikan Isthika, Ririh Dian Pratiwi (2017), hai tác giả này thực hiện hồi quy theo phương pháp phân tích hồi quy OLS, để kiểm định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố tồn tại trong thực tế đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại đối với KHDN. Mô hình nắm bắt cách các biến số cụ thể của ngân hàng khác nhau cũng như các biến số kinh tế vĩ mô đưa vào ngân hàng tổng thể quyết định

cho vay.

Mô hình nghiên cứu của Wikan Isthika, Ririh Dian Pratiwi (2017):

LOANS = αit + β1LOANSt-1 + β2DEPOSITSt-1 + β3NPLt-1 + β4TAt-1 + β5CAPt-1 + ɛit

Bài nghiên cứu này tham khảo mô hình của tác giả cặp đôi tác giả Wikan Isthika , Ririh Dian Pratiwi (2017) về các nhân tố ảnh hưởng và chọn lọc các biến đặc

trưng theo số liệu thu thập được. Ngoài nhân tố được gọi là biến độc lập sau khi chọn

lọc từ mô hình mẫu (DEP, NPL, TA, CAP), tác giả bổ sung thêm biến độc lập là tài sản đảm bảo tại ngân hàng (COL) và dự phòng rủi ro thanh khoản của ngân hàng (RISK) vào mô hình của nghiên cứu, sự kết hợp này làm tăng hiệu quả phân tích, ổn định được độ tin cậy, mang lại kết quả gần với thực tế., vì trong thời buổi biến động

Diễn giải Các nghiên cứu

Biến phụ thuộckhi thực hiện khoản vay, để được hưởng ưu đãi, và dự phòng rủi ro, giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro tín dụng trong trường hợp khách hàng không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay tại ngân hàng.

Để đạt được mục tiêu của nghiên cứu, tác giả đã phát triển các giả thuyết nghiên cứu sau đây, tức là các lập luận chính của nghiên cứu được đưa ra dựa trên 12

giả thuyết thay thế:

Vốn và quỹ của ngân hàng (CAP): Các ngân hàng có lượng vốn và quỹ lớn làm cơ sở cho kinh doanh và tạo uy tín đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn, trong trường hợp này là KHDN.

Hi: Khối lượng vốn và quỹ có tương quan dương (+) với quyết định cho vay của VP Bank.

Tiền gửi của doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng (DEP): Các ngân hàng huy động lượng lớn tiền gửi từ khách hàng và làm cơ sở cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn, trong trường hợp này là KHDN.

H2: Khối lượng tiền gửi có tương quan dương (+) với quyết định cho vay của VP Bank.

Tổng tài sản của ngân hàng (TA): Các ngân hàng có lượng lớn tổng tài sản bao gồm tiền mặt, chứng khoán, vốn đầu tư, tài sản có khác làm cơ sở cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn, trong trường hợp này là KHDN.

H3: Tổng tài sản có tương quan dương (+) với quyết định cho vay của VP

Bank.

Nợ xấu của doanh nghiệp tại ngân hàng (NPL): Tỷ lệ nợ xấu trong tổng tín dụng ngân hàng (chất lượng các khoản vay ngân hàng) được sử dụng làm thước đo tín dụng của khách hàng hoặc rủi ro vỡ nợ.

H4: Nợ xấu có mối tương quan dương (+) với quyết định cho vay của VP

Bank.

Dự phòng rủi ro tín dụng (RISK): là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng. Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng, do đó sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục cho vay có liên quan tích cực với sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Dự phòng rủi ro tín dụng có thể là một công cụ quan trọng để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.

H5: Dự phòng rủi ro tín dụng có tương quan dương (+) với quyết định cho vay của VP Bank.

Tài sản đảm bảo của doanh nghiệp (COL): là bất kỳ tài sản nào mà khách hàng có thể cung để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tín dụng đối với bên cho vay. Mặc dù các yêu cầu về tài sản thế chấp sẽ không giữ cho các ngân hàng khả năng thanh toán, nhưng các ngân hàng thường áp dụng tài sản đảm bảo vào khoản vay để hạn chế rủi ro của ngân hàng. Các khoản nợ không trả được, ngân hàng thường yêu cầu về tài sản thế chấp khá lớn để giảm rủi ro phát sinh từ các khoản vỡ nợ.

⅛: Tài sản đảm bảo có mối tương quan âm (-) với quyết định cho vay của VP Bank.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHOVAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 10598385-2195-005934.htm (Trang 33 - 34)