Nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHOVAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 10598385-2195-005934.htm (Trang 43 - 45)

TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Mục đích sử dụng khoản vay của khách hàng doanh nghiệp rất đa dạng, tùy vào hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, chủ yếu là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bổ sung vốn lưu động tài trợ cho hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp trong thời gian ngắn, hay những dự án trung hoặc dài hạn của doanh

nghiệp. Thời hạn và quy mô khoản vay cũng phụ thuộc mục đích sử dụng vốn doanh nghiệp kinh doanh. Những khoảng vay ngắn hạn nhằm thực hiện các khoản bổ sung nguyên vật liệu của doanh nghiệp sản xuất, bổ sung hàng hóa, ngoài ra doanh nghiệp sử dụng khoản vay để chi trả lương cho công nhân, tăng vốn lưu động,... đa số các hoạt động này sẽ diễn ra trong phạm vi 12 tháng. Vì vậy phần lớn các khoản vay ngân

hàng tài trợ cho doanh nghiệp là những khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn chiếm phần nhỏ trong nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại.

Cho vay khách hàng doanh nghiệp hiện hành bao gồm hình thức cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay tín chấp. Các doanh nghiệp khi đi vay có tài sản đảm bảo đều có xu hướng thế chấp bằng tài sản là bất động sản gồm: các giấy tờ sử dụng đất, nhà, hoặc xe ô tô, các tài sản có giá trị khác. Theo nguyên tắc, tài sản đảm bảo có giá trị cao hơn khoản vay, điều này gây khó khăn đối với những doanh nghiệp không đảm bảo về điều kiện tài sản đảm bảo. Trong trường hợp các doanh nghiệp không có đủ điều kiện về tài sản đảm bảo, ngân hàng cũng hỗ trợ doanh nghiệp về các khoản vay không cần tài sản thế chấp, doanh nghiệp có thể vay bằng hình thức tín chấp. Việc thêm sản phẩm cho vay tín chấp trong nghiệp vụ cho vay của ngân hàng cũng tăng lợi nhuận được đóng góp thêm vào lợi nhuận chung của ngành ngân hàng nói chung và lợi nhuận của riêng ngân hàng đó.

Lợi nhuận trong hoạt động cho vay của ngân hàng chiếm phần lớn lợi nhuận kinh doanh bên cạnh các nghiệp vụ khác của toàn hệ thống ngân hàng. Nhu cầu tín dụng các doanh nghiệp ngày càng cao, họ luôn có nhu cầu mở rộng kinh doanh, bổ sung vốn lưu động. Đặc biệt trong tình hình dịch COVID diễn ra, các doanh nghiệp đứng trước những khó khăn nhất định, nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp cũng tăng cao. Mặc dù điều này giúp ngân hàng thương mại tạo ra lượng lớn lợi nhuận, đóng góp vào GDP của quốc gia nhưng cũng mang nhiều rủi ro cho ngân hàng. Lượng lớn

Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nợ xấu của doanh nghiệp tăng cao trong thời gian vừa qua.

4.1.2.2. Nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng thực hiện cho vay theo phân khúc khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ hay doanh nghiệp lớn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có quy mô khác nhau có thể dễ dàng và nhanh chóng vay vốn từ Ngân hàng phục vụ cho mục đích vay đa dạng qua sản phẩm vay thế chấp và tín chấp.

Hình thức phân chia các loại hình doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp siêu nhỏ: là những doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỷ Việt

Nam đồng.

+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ: là những doanh nghiệp có doanh thu từ 20 tỷ đến

100 tỷ Việt Nam đồng.

+ Doanh nghiệp lớn: là những doanh nghiệp có doanh thu trên 100 tỷ Việt Nam đồng.

Cho vay khác nhau giữa các doanh nghiệp khác nhau, cần phải đảm bảo nguyên tắc và điều kiện được đặt ra riêng biệt đối với từng loại hình doanh nghiệp. Cũng như ngân hàng cần phải nghiên cứu và thực hiện các nghiệp vụ thẩm định trước

và sau khi cho doanh nghiệp vay.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHOVAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 10598385-2195-005934.htm (Trang 43 - 45)