Định hướng phát triển nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHOVAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 10598385-2195-005934.htm (Trang 59)

Việt Nam Thịnh Vượng theo từng quý (từ năm 2014 đến 2020), tiến hành thực hiện các phân tích trên nền tảng Python để thao tác như thống kê mô tả, kiểm định tương quan, thực hiện hồi quy tuyến tính và trực quan hóa kết quả. Mặc dù số liệu được thu

thập theo dữ liệu thời gian, nhưng mô hình nghiên cứu gồm các biến không bị tác động bởi thời gian, bởi vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp tiếp diễn quanh năm, không phân biệt mùa vụ, hay phụ thuộc vào các nhân tố ngày tháng trong năm. Qua xử lý dữ liệu, các biến số trong dữ liệu đều đạt điều kiện để thực hiện hồi quy, các biến số đều có giá trị, không có biến nào bị null (không có giá trị). Khi phân tích tương quan 6 biến, quan sát đo lường các yếu tố tác động đến sự cho vay tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, 6 biến độc lập đều có tương quan đối với biến cho vay, chứng tỏ hành vi cho vay của ngân hàng bị tác động bởi 6 biến độc lập trong mô hình. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bằng thuật toán Multiple Linear Regression, cho thấy cả 6 nhân tố đều có mối tương quan với biến phụ thuộc trong đó các biến vốn và quỹ của ngân hàng, tiền gửi huy động, tổng tài sản, nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng có tương quan cùng chiều dương với biến phụ thuộc, riêng biến tài sản đảm bảo có tương quan ngược chiều, tức

là tương quan âm. Chương 4 là cơ sở để tác giả đưa ra đưa ra những kiến nghị về

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

5.1.1. Định hướng phát triển nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàngTMCP TMCP

Việt Nam Thịnh Vượng

Trải qua những khó khăn bởi ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 12% trong năm 2021, theo

đó ban lãnh đạo VP Bank đã xác định và tận dụng mạnh mẽ các cơ hội kinh doanh, song song với việc đảm bảo an toàn hệ thống và phát triển bền vững cho ngân hàng. Duy trì mức tăng trưởng tín dụng bền vững trong bối cảnh chung toàn thị trường đang

bị tác động bởi dịch Covid-19. Chủ động điều chỉnh chiến lược tăng trưởng và kiểm soát tín dụng, các danh mục cho vay dịch chuyển theo hướng có chọn lọc, chú trọng vào kiểm soát chất lượng cho vay. Củng cố các phân khúc chiến lược, tạo điều kiện cho các phân khúc chiến lược lấy lại đà tăng trưởng tốt và tiếp tục là nòng cốt trong sự tăng trưởng của toàn ngân hàng, với mức đóng góp 61% vào dư nợ tín dụng của VPBank, trong đó mức đóng góp dư nợ tín dụng phân khúc doanh nghiệp có vai trò đáng kể.

Mục tiêu kinh doanh của năm 2021 thực sự là thách thức không nhỏ với VPBank, ngân hàng đã đề ra mục tiêu kinh doanh cho năm 2021 như sau:

Nhân tố

động

Vốn và quỹ 0.427 Đảm bảo mức an toàn vốn tối thiểu

Tiền gửi huy động

0.322 Tạo cạnh tranh, thu hút tiền gửi huy động

Tổng tài sản 0.040 Phân bổ tài sản hợp lý

Nợ xấu 0.942 Phân loại nợ xấu đúng chuẩn và duy trì nợ xấu ở mức tối thiểu

Dự phòng rủi ro

tín dụng 2.974 Dự phòng rủi ro tín dụng hợp lý Tài sản đảm

bảo - 0.012

Định giá đúng tài sản đảm bảo, điều chỉnh tỷ lệ tài sản đảm bảo hợp lý đối với khoản cho vay.

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020 & kế hoạch kinh doanh năm 2021

52

5.1.2. Cơ sở đề xuất

Sau khi phân tích các nhân tố, kết quả hồi quy thu được gồm 5 yếu tố tác động

thuận chiều với cho vay tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh gồm biến vốn và quỹ của ngân hàng, tiền gửi huy động, tổng tài sản, nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng, riêng tài sản đảm bảo có tương quan ngược chiều. Qua đó, tác giả đã đề ra một số giải

5.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quyết định cho vaykhách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Dựa trên định hướng phát triển nghiệp vụ cho vay trong tương lai của VP Bank, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện các vấn đề bên trong của ngân hàng và nâng cao hiệu quả của từng nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay

nói riêng và chất lượng khoản vay nói chung. Từ đó, có thể nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.

5.2.1. Đảm bảo mức an toàn vốn tối thiểu

Nhìn chung, kết quả hồi quy chỉ ra rằng vốn ngân hàng là một khoản mục trong bảng cân đối kế toán có liên quan đến hoạt động cho vay, do sự tồn tại của các hạn chế về vốn theo quy định và sự không hoàn hảo trên thị trường của ngân hàng. Điều này có nghĩa là khi đánh giá các phương án vay vốn của khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng phải xem xét, không chỉ ảnh hưởng kinh tế vi mô đối với sự lành mạnh của các ngân hàng, mà còn cả những hậu quả kinh tế vĩ mô của những kế hoạch

tương tự. Đây là một vấn đề quan trọng cần được phân tích trong thời gian tới.

5.2.2. Tạo cạnh tranh, thu hút tiền gửi huy động

Để huy động được nguồn vốn đảm bảo chất lượng và số lượng vốn luôn là vấn

đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, việc huy động vốn trong nền kinh tế đang gặp phải không ít khó khăn và thách thức.

Thứ nhất, ngân hàng VP cần hoạch định cho một chiến lược kinh doanh riêng biệt, phù hợp với các điều kiện bên trong và bên ngoài ngân hàng. Ngân hàng phải lập kế hoạch và lên cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Mặt khác, trong chiến

lược kinh doanh của mình ngân hàng cần phải đặc biệt chú trọng vào chi phí vốn mà ngân hàng phải chịu trong khâu huy động;,

Thứ hai, tìm kiếm nguồn vốn rẻ, thời hạn dài thông qua việc lựa chọn các hình

thức huy động khác nhau. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn, huy động vốn đa dạng và hấp dẫn thì sẽ làm cho số lượng người gửi tiền tăng lên và khi đó chi phí huy

động sẽ giảm xuống.

Thứ ba, ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất như là một công cụ quan trọng trong việc huy động và thay đổi quy mô nguồn vốn thu hút vào ngân hàng, đặc biệt là quy mô tiền gửi. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, ngân hàng cần phải ấn định

đến cho vay của ngân hàng. Do đó, điều cần thiết đối với VP Bank là xây dựng hệ thống và trang bị kỹ năng quản lý tài sản và trách nhiệm quản lý tài sản. Khối lượng tài sản cần được phân bổ hợp lý, nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Đa

dạng hóa các khoản mục, danh mục tài sản có thể phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Ngân hàng cần đảm

bảo được sự chuyển hóa một cách linh hoạt về mặt giá trị giữa các danh mục tài sản có cũng như tối đa hóa lợi ích của ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn tài sản, và tạo điều kiện tăng trưởng tín dụng.

5.2.4. Phân loại nợ xấu đúng chuẩn và duy trì nợ xấu ở mức tối thiểu

Hoạt động cho vay của ngân hàng luôn tiền ẩn rủi ro, khách hàng vay vốn vì nhiều lý do không trả được nợ (bao gồm cả nợ gốc và nợ lãi) dẫn đến ngân hàng phải

“gồng mình” vừa bù đắp cho khoản vay mà khách hàng không trả được theo Hợp đồng tín dụng đã ký, vừa phải trả lãi tiền huy động từ tổ chức và người dân dẫn đến hoạt động của ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc cho vay mang nhiều rủi ro khi khoản vay không được đảm bảo hoàn trả mọi lúc và phần lớn phụ thuộc vào các nhân tố khác nằm trong tầm kiểm soát của bên đi vay. Những lo ngại về nợ xấu gia tăng, quy mô nợ xấu ngày một lớn và khó dự báo có nguyên nhân sâu xa. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cần phân loại nợ xấu theo đúng chuẩn và tính chất của nợ xấu từ đó giảm thiểu phần nào rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Nợ xấu tạo ra nguyên nhân chủ yếu do diễn biến tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, cơ hội đầu tư xuất nhập khẩu, thị trường bất động sản chịu tác động bất lợi của dịch Covid-19. Do đó VP Bank có thể kiểm soát nợ xấu thông qua việc quản lí nhiều cách khác nhau như trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định, sử dụng hiệu quả thông tin tín dụng để có thể kiểm soát được những rủi ro, từ đó góp phần đưa ra những quyết định tín dụng phù hợp. Bên cạnh đó ngân hàng phải tăng cường phòng ngừa rủi ro tín dụng, không chỉ bằng cách tăng số tiền dự trữ, tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng mà còn phải nâng cao

ý thức thận trọng đối với các khoản cho vay các khách hàng. Thực sự quan tâm vào công tác kiểm soát các khoản vay sau khi giải ngân một cách thiết thực như rà soát

5.2.5. Dự phòng rủi ro tín dụng hợp lý

Nguồn vốn dành cho dự phòng rủi ro tín dụng giúp ngân hàng tạo nên một quỹ

giống như khoản “bảo hiểm” giúp xử lý được rủi ro nợ xấu trong tương lai nếu xảy ra. Nếu tỷ lệ dự phòng rủi ro này giảm, đồng nghĩa nguồn quỹ này giảm, mà trong tương lai nợ xấu gia tăng mạnh, ngân hàng sẽ không có nguồn vốn dự phòng để xử lý, khi đó không chỉ lợi nhuận ngân hàng bị ảnh hưởng, mà còn ảnh hưởng đến cả chất lượng cho vay của ngân hàng. Ngân hàng VP thường sử dụng dự phòng để xử lý

rủi ro tín dụng bằng cách chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để. Tuy nhiên ngân hàng thực hiện cho vay nhiều, khiến dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, là lí do khiến lợi nhuận sau dự phòng của ngân hàng giảm rất mạnh.

Nguyên nhân chủ yếu do diễn biến tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, cơ hội đầu tư xuất nhập khẩu, thị trường bất động

sản chịu tác động bất lợi của dịch Covid-19.

Theo quy định tại Thông tư 01, các ngân hàng được yêu cầu giữ nguyên nhóm

nợ như đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với các số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo Thông tư 01. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cũng phải tuân theo thông tư của Ngân hàng Nhà nước, dẫn đến khách hàng khó có khả năng trả nợ đúng hạn. Vì khách hàng cần phải có thời gian khá dài để phục hồi, sau khi phục hồi thì mới có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ gặp khó khăn nhất định trong việc giữ nguyên nhóm nợ vay cho khách hàng. Vì vậy trong công tác thực hiện cho vay đối với khách hàng, ngân hàng cần xem xét các khía cạnh về khoản vay, loại bỏ những khoản cho vay không có tiềm

năng, hoặc có mức rủi ro cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, để khắc phục được triệt để rủi ro tín dụng như hiện nay ngân hàng cần phải nghiêm túc thực hiện việc phân loại nợ xấu theo đúng chuẩn để trích lập dự phòng theo đúng quy mô và tính chất của

thức được tầm quan trọng của định giá tài sản thế chấp không kém việc thẩm định món vay. Tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế đó xuất phát từ Nhà nước, từ ngân hàng và cả khách hàng. Đặc biệt là việc Việt Nam thiếu một thị trường minh bạch cho hoạt động định giá cũng như nhu cầu mua bán trên thị trường như hiện nay. Ngân hàng cần khắc phục những khó khăn trên, bằng cách chú ý khi thẩm định cho vay nhất thiết phải chụp ảnh và quay phim để ghi lại quá trình thẩm định tài sản là quyền sử dụng đất và định giá tài sản bảo đảm

là quyền sử dụng đất nên thông qua Trung tâm thẩm định giá độc lập thay vì các trung

tâm định giá trung gian. Tránh tình trạng khách hàng lừa đảo. Ngoài ra, VP Bank nên

xây dựng một phần mềm quản lý về thông tin thị trường bất động sản. Ngoài ra cần bổ sung thêm một số nội dung trong quy trình định giá và một số phương pháp định giá khác. Đặc biệt, ngân hàng cần chú trọng công tác đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ định giá.

5.3. Những hạn chế của đề tài và các định hướng phát triển

Ngân hàng thường quan tâm đến khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên báo cáo tài chính. Qua việc so sánh khối lượng và chủng loại tài sản với số nợ phải trả theo kỳ hạn, Ngân hàng có thể xác định được khả năng thanh toán của doanh nghiệp và quyết định có nên cho doanh nghiệp vay hay không. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn quan tâm đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và xem đó như là một nguồn bảo đảm cho Ngân hàng có thể thu hồi được nợ khi doanh nghiệp bị thua lỗ hay phá sản. Ngân hàng sẽ hạn chế cho doanh nghiệp vay khi doanh nghiệp có dấu hiệu không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các chỉ tiêu tài chính khi phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình tín dụng của Ngân hàng mà nó còn được xem như là cơ sở để hình thành một khoản cho vay tốt.

Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố nội tại có ảnh hưởng đến nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị, đóng góp vào công tác quản lý của các nhà quản trị của toàn hệ thống VP Bank, có những biện pháp để hiệu quả khi quyết định cho vay,

Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ thực hiện dựa trên các yếu tố nội tại của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, lấy số liệu từ báo cáo tài chính hàng quý và quy mô và thời gian khảo sát không rộng nên khả năng tổng quát của nghiên cứu là không cao. Do đó, ở các nghiên cứu trong tương lai nên nghiên cứu cả với đối tượng khách hàng doanh nghiệp để đưa ra độ khái quát cao hơn.

Thứ hai, mô hình nghiên cứu chỉ nghiên cứu 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Có thể thấy mức độ giải thích của mô hình khá cao nhưng vẫn chưa phản ánh hoàn toàn được hết các nhân tố có tác động mạnh đến quyết định cho vay của ngân hàng VP. Cho nên ở các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng thành phần và các nhân tố tiềm ẩn khác để tìm hiểu xem có yếu tố mới nào tác động mạnh hơn đến quyết định cho vay cũng như hành vi cho vay của ngân hàng đối với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp.

Thứ ba, bài nghiên cứu phân tích quyết định cho vay của ngân hàng chung chung cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp, trong khi trên thực tế, ngân hàng phân chia các loại hình doanh nghiệp khác nhau thành 3 nhóm nhất định tại VP Bank

gồm: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn. Vì vậy trong các nghiên cứu sau, để phân tích rõ ràng và thực tế hơn thì cần phân tích riêng

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHOVAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNGTMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 10598385-2195-005934.htm (Trang 59)