Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng bộ cánh nửa cứng (hemiptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, tỉnh thanh hóa​ (Trang 58 - 60)

Giải pháp trong nghiên cứu khoa học

- Cần nghiên cứu thống kê, xác định thành phần loài côn trùng trong khu vực nói chung và bộ Cánh nửa cứng nói riêng.

- Mô tả đặc điểm nhận biết, hình thái, phân bố, những tập tính cơ bản của chúng. Đặc biệt về giá trị bảo tồn của loài trong đa dạng sinh học.

Giải pháp về tổ chức quản lý

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có kỹ thuật, chuyên môn, trực tiếp phụ trách công tác quản lý và bảo tồn những loài côn trùng có ích. Đồng thời có những chính sách khuyến khích động viên kịp thời và thường xuyên được đào tạo, nâng cao trình độ.

Giải pháp tuyên truyền

- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của việc quản lý bảo vệ rừng, trong đó có côn trùng, đặc biệt là vai trò của bộ Cánh nửa cứng trong hệ sinh thái rừng.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ truyền thông có đủ năng lực làm công tác tuyên truyền, giáo dục bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng. Nâng cao

nhận thức, tăng cường giáo dục, đào tạo về ĐDSH và KBTTN thành nội dung của chương trình giáo dục môi trường trong các trường phổ thông. Soạn thảo và ban hành các tài liệu giáo dục bảo tồn và triển khai thí điểm chương trình giáo dục bảo tồn trong trường phổ thông.

- Đối với loài côn trùng có ích đưa ra các thông tin chỉ rõ những vai trò mà nó đem lại như: Nó là côn trùng thiên địch (nó ăn con này, ăn con kia), là vật kí sinh (nó làm chết) một số loài gây hại trong đời sông, hoạt dộng sản xuất nông lâm nghiệp của con người …

- Xây dựng các quy ước bảo vệ rừng; đi sâu, nghiên cứu các phong tục tập quán của các cộng đồng, dân tộc để xây dựng thành công, hợp lý các quy ước đồng thời phải dựa trên các chính sách, quy định của pháp luật nhằm làm cho người dân thấy được quyền lợi và trách nhiệm thực sự của mình và tự nguyện tham gia, ký kết, tôn trọng lợi ích chung của KBTTN.

- Mở các cuộc thi tìm hiểu về rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ côn trùng nói chung và bộ Cánh nửa cứng nói riêng để cộng đồng có những cái nhìn đúng về côn trùng và côn trùng Cánh nửa cứng.

Giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng

Phát triển kinh tế cộng đồng nhằm giảm áp lực của người dân vùng đệm vào khai thác tài nguyên rừng. Cụ thể ở đây người dân địa phương đã dựa vào các hoạt động kinh doanh, kết hợp với hoạt động sản xuất là trồng trọt và chăn nuôi. Tạo điều kiện cho họ ổn định nhằm gián tiếp ngăn chặn nạn phá rừng. Ngoài ra vẫn phải kết hợp với các hoạt động sản xuất nông nghiệp và việc lựa chọn được mô hình canh tác phù hợp là rất quan trọng.

Đề xuất cụ thể hóa các chính sách để xây dựng cơ cấu sản xuất hợp lý trên vùng đệm như cơ cấu nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), cơ cấu lâm nghiệp (trồng rừng và khoanh nuôi), chính sách tín dụng ưu đãi, các giải pháp về kế hoạch hóa gia đình, nâng cao dân trí vùng đệm.

Tạo cơ hội cho cộng đồng tự nguyện tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; lồng ghép các vấn đề bảo tồn vào trong các dự án, kế hoạch, phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng các mô hình trình diễn về trồng rừng, phát triển rừng và phục hồi hệ sinh thái. Thu hút cộng đồng vào bảo tồn ĐDSH thông qua phương pháp quản lý có sự tham gia của người dân, các hợp đồng trồng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh, khoán bảo vệ rừng dài hạn với cộng đồng.

Giải pháp quản lý côn trùng có ích

Để ngăn chặn sự xuất hiện của sâu hại, bảo vệ sự đa dạng vốn có của các loài động, thực vật mang lại lợi ích kinh tế môi trường, thì việc sử dụng hiệu quả các loài côn trùng thiên địch là giải pháp cần được quan tâm. Giải pháp này có ưu điểm là tính chọn lọc cao, không gây ô nhiễm môi trường, không gây hại cho con người và các loài sinh vật khác. Để sử dụng các loài thiên địch có hiệu quả, cần thực hiện các nội dung sau.

- Công tác bảo vệ: Điều tra, xác định thành phần loài, tìm hiểu những đặc điểm sinh học của loài ăn thịt và con mồi, các đặc điểm về hình thái, môi trường sống, yêu cầu thức ăn để chúng phát triển.

- Chọn và gây nuôi: Sau khi nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng, cần chọn và xây dựng quá trình gây nuôi phù hợp, bảo quản để chủ động thả vào rừng khi có sâu hại xuất hiện.

Giải pháp quản lý côn trùng gây hại

Khi mật độ sâu hại quá ngưỡng cho phép và làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái rừng, hay làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thì cần lựa chọn và áp dụng các biện pháp diệt trừ phù hợp và kịp thời kết hợp với việc thông báo tuyên truyền để nhân dân nắm được tình hình cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng bộ cánh nửa cứng (hemiptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, tỉnh thanh hóa​ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)