Phân bố của côn trùng cánh nửacứng theo sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng bộ cánh nửa cứng (hemiptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, tỉnh thanh hóa​ (Trang 45)

STT Tên khoa học Các dạng sinh cảnh

SC1 SC2 SC3 SC4 1 Rhyparochromidae 1 1 1 2 Pentatomidae 11 12 10 7 3 Coreidae 8 7 7 3 4 Alydidae 5 4 4 2 5 Dinidoridae 1 1 6 Pyrrhocoridae 5 5 4 7 Scutelleridae 3 2 4 8 Gelastocoridae 1 1 1 9 Reduviidae 7 4 4 2 10 Cydnidae 1 1 1 Tổng số loài 43 37 33 18 Tổng số họ 10 9 6 8 % loài/tổng số loài 84,31 72,55 64,71 35,29 Ghi chú: 1 Rừng tự nhiên

2 Rừng phục hồi sau nương rẫy 3 Rừng phục hồi sau khai thác chọn 4 Làng bản, nương rẫy

Hình 4.2. Tỷ lệ phân bố của côn trùng cánh nửa cứng theo sinh cảnh

Từ số liệu và biểu đồ trên nhận thấy sự chênh lệch về số lượng loài giữa các sinh cảnh không cao ở SC1, SC2 và SC3. Sinh cảnh rừng tự nhiên có

số loài cao nhất với 43 loài chiếm 84,31% đây là sinh cảnh có nhiều loài nhất bởi nơi đây có sự đa dạng thực vật cao nhất cũng như có môi trường sống phù hợp với nhiều loài, nguồn thức ăn phong phú; tiếp đến là sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy có 37 loài chiếm 72,55% đây là sinh cảnh có sự đa dạng về thực vật khá cao vì còn có cả những cây trồng do hoạt động sản xuất nương rẫy; sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác chọn có 33 loài chiếm 64,71% và thấp nhất là sinh cảnh làng bản, nương rẫy có 18 loài chiếm 35,29%. Có một số loài bắt gặp ở cả 4 sinh cảnh như Tessaratoma papilosa (Drury), Dindymus rubiginosus (Fabricius), Physopelta cincticollis Stål, 1863. Nhưng cũng có loài chỉ bắt gặp xuất hiện tại một sinh cảnhnhư loài Zeluslongipes L.,

Menecles insertus (Say, 1832), Neottiglossa pusilla (Gmelin 1790).

Sự phân bố của côn trùng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường như: Độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, trạng thái rừng, mạng lưới thức ăn… Đối với mỗi loài côn trùng, thì tác động của các yếu tố này là khác nhau. Những loại côn trùng có hại hoạt động trên cây, lá thì dạng sinh cảnh rừng, mạng lưới thức ăn có ảnh hưởng rất lớn tới phân bố của chúng. Còn những loài côn trùng hoạt động bên dưới thì yếu tố độ ẩm, nhiệt độ, thảm thực bì lại có ảnh hưởng quan trọng. Vì vậy côn trùng nói chung và côn trùng bộ Cánh nửa cứng nói riêng luôn có sự đa dạng về phân bố theo các dạng sinh cảnh.

Côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứng chiếm một số lượng lớn với nhiều dạng sống khác nhau trong hệ sinh thái rừng nói chung và hệ sinh thái rừng ở KBTTN Pù Luông nói riêng nên chúng có vai trò quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất. Vai trò của chúng thể hiện ở cả hai mặt có ích và có hại.

- Côn trùng là loài động vật có ích ngoài những ý nghĩa tích cực của côn trùng trong hệ sinh thái, côn trùng còn mang lại những lợi ích kinh tế rất lớn cho con người. Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới nuôi và sử dụng Bọ xít để làm thức ăn.

- Các loài Bọ xít ăn sâu thường được nhân nuôi để sử dụng làm thiên địch tiêu diệt các loài sâu hại trong nông, lâm nghiệp.

- Ngoài những mặt tích cực mà côn trùng Cánh nửa cứng đem lại, thì những tác hại mà chúng gây ra cũng làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái như các loài Bọ xít hút dịch cây thì thường tập trung ở các chồi ngọn hút dịch làm cho đỉnh sinh trưởng của cây bị chết ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh trưởng của cây. Nhưng nhìn chung thì nhóm gây hại này mức độ gây hại nhỏ, vì vậy hiện tại chưa cần phải phòng trừ. Ngoài ra, các loài Bọ xít ăn sâu ngoài tiêu diệt các loài sâu hại thì chúng cũng tiêu diệt ngay cả những loài có ích khác, nhưng số lượng cũng rất nhỏ không gây ảnh hưởng nhiều tới hệ sinh thái.

4.3. Đánh giá tính đa dạng về hình thái của côn trùng Cánh nửa cứng

Côn trùng nói chung và côn trùng bộ Cánh nửa cứng nói riêng rất đa dạng về hình thái. Thể hiện ở các đặc điểm như khích thước, hình dạng, màu sắc, là những thích nghi của cơ thể với hoàn cảnh sống hoặc một chức nắng nhất định. Về kích thước thì côn trùng bộ Cánh nửa cứng rất đa dạng có thể dài từ 1 – 109mm. Dựa vào kết quả các loài đã thu thập được tại khu vực KBTTN Pù Luông thì thấy loài có kích thước nhỏ nhất là loài Eysarcoris guttiger (Thunberg, 1783)thuộc họ Bọ xít năm cạnh (Pentatomidae) với kích thước chiều dài là 4,5mm, loài có kích thước lớn nhất với chiều dài cơ thể là 38mm là loài

Tessaratoma papilosa (Drury) thuộc họ Bọ xít năm cạnh (Pentatomidae). Về hình thái côn trùng chia làm 3 phần rõ rệt: Đầu, ngực, bụng.

 Đầu: Là phần trước của cơ thể giữ một chức năng quan trọng trong đời sống của côn trùng, do 5 – 6 đốt phía trước cơ thể gộp lại mà thành, phía trước đầu từ trên xuống còn có: Đỉnh đầu, trán, chân môi, lá môi trên, hai đỉnh đầu còn có mắt kép, phía trên trán còn có hai lỗ hõm gọi là ổ chân râu, từ đó mọc ra hai râu đầu. Tuy nhiên do điều kiện môi trường sống mà mỗi loài có những biến đổi khác nhau, có loại đầu hướng ra phía trước hoặc là hướng

xuống phía dưới để thích nghi với đời sống khác nhau. Ngoài những biến đổi cơ bản của đầu thì các bộ phận của đầu cũng có sự biến dạng như:

- Râu đầu: Côn trùng có một đôi râu đầu nhiều đốt, có chức năng chủ yếu là cảm giác như: Thính giác, khứu giác, xúc giác. Râu đầu trong bộ Cánh nửa cứng chủ yếu là dạng sợi chỉ.

- Miệng: Là công cụ thu thập và sơ chế thức ăn. Côn trùng bộ Cánh nửa cứng chủ yếu là miệng chích hút.

 Ngực: Là phần thứ hai, được coi là trung tâm vận động của cơ thể côn trùng vì ngực mang ba đôi chân ngực và hai đôi cánh dùng để bay. Ngực côn trùng do ba đốt thân tạo thành từ trước về sau, có đốt ngực trước, đốt ngực giữa và đốt ngực sau. Phần ngực của côn trùng bộ Cánh nửa cứng có những đặc điểm đặc biệt như:

- Mảnh lưng ngực lớn, mảnh thuẫn rất rõ, có khi rất lớn như các loại Bọ xít mai rùa.

- Cánh nửa cứng: Một nửa cánh trước (hoặc một phần) về phía gốc cánh có cấu tạo bằng chất sừng hoặc da tương đối cứng, nửa phần còn lại bắng chất màng.

- Bàn chân thường có 2 – 3 đốt và 2 móng.

 Bụng: Là bộ phận thứ ba của cơ thể, chứa các cơ quan đồng hóa và dị hóa, cơ quan sinh sản của côn trùng, được cấu tạo bởi nhiều đốt bụng nối lại với nhau bằng một màng mỏng nên cơ thể co giãn và quay được dễ dàng. Côn trùng bộ Cánh nửa cứng thường có dạng bụng dẹt, có 10 đốt, đốt 1 và đốt 2 có khi dính liền nhau và không có lông đuôi.

Ngoài những biến đổi về cấu tạo cơ thể thì màu sắc côn trùng cũng tạo nên sự đa dạng về hình thái. Mỗi loại côn trùng đều có hình dạng, kích thước đặc trưng và có màu sắc khác nhau để thích nghi với điều kiện sống, để lẩn

trốn kẻ thù, hay tìm kiếm thức ăn… Tất cả những biến đổi trên cơ thể côn trùng Cánh nửa cứng tạo nên sự đa dạng về hình thái côn trùng.

4.4. Đánh giá tính đa dạng về tập tính của các loài côn trùng Cánh nửa cứng

Để thích nghi với điều kiện ngoại cảnh như hoạt động kiếm mồi, lẩn tránh kẻ thù hay duy trì nòi giống thì côn trùng nói chung và mỗi loài nói riêng đều tạo cho mình những tập tính khác nhau để tồn tại, sinh trưởng và phát triển như:

Về nơi cư trú thì mỗi loài đều cư trú ở những nơi có điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sống khác như hoạt động tìm kiếm thức ăn, lẩn trốn kẻ thù, sinh sản,… Như họ Bọ xít ăn sâu thường ít bay, di chuyển chủ yếu bằng cách bò. Thường sống phân tán ở dưới tán cây to và cây bụi. Bọ xít ăn sâu có khả năng chịu lạnh cao, thường qua đông ở pha trứng. Thường săn mồi hoặc rình mồi.

Về thức ăn thì một số loài có tập tính ăn thực vật haychích hút nhựa cây (như một số loài trong họ Bọ xít năm cạnh, họ Bọ xít dài, họ Bọ xít mép,…). Còn một số loài lại ăn thịt hoặc hút máu ăn các loại côn trùng khác (như các loài trong họ Bọ xít ăn sâu, một số loài trong họ Bọ xít đỏ, họ Bọ xít năm cạnh,…).

Đối với côn trùng bộ Cánh nửa cứng có nhiều loài xu tính như: Xu hóa, xu quang, xu nhiệt… Một số loài có tính xu quang mạnh (thường là xu quang dương) có phản ứng rất mạnh với ánh sáng, chúng vận động chủ yếu bằng cách bay tới nguồn ánh sáng kích thích.

Về phương thức sinh sản thì côn trùng bộ Cánh nửa cứng sinh sản theo phương thức sinh sản hữu tính. Đại đa số côn trùng sau quá trình giao phối, trưởng thành cái tiến hành đẻ trứng.Tuy nhiên một số loài không đẻtrứng mà đẻ con.

Trên thực tế ta thấy rằng thức ăn là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tập tính sống của côn trùng và ảnh hưởng đến thời gian sinh sản của côn trùng, đa số các loài côn trùng sinh sản và phát dục vào mùa có thức ăn phong

phú. Vì vậy, có thể khẳng định thức ăn là một yếu tố hình thành nên đặc tính cơ bản của côn trùng.

4.5. Xác định các loài ưu tiên trong công tác quản lý

Qua kết quả đã thu được tại khu vực KBTTN Pù Luông. Dựa vào những đặc điểm của các loài và dựa vào tỷ lệ P% và mật độ M đã xác định được các loài, nhóm loài để ưu tiên trong công tác quản lý tại khu vực bao gồm nhómloài thiên địch, nhóm loài có hại và các loài có vai trò kinh tế (làm thức ăn cho con người). Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.6. Các loài ưu tiên trong công tác quản lý

TT Tên họ Tên loài Vai trò P%

1 Pentatomidae

Amaurochrous cinctipes (Say) Chích hút dịch cây, hại

các loại cây trồng 44,44

Eocanthecona concinna

(Walker)

Loài thiên địch, bắt mồi ăn thịt

66,67

Erthesina fullo(Thunberg)

Chích hút dịch cây, hại các loại cây trồng

38,89

Halyomorpha halys (Stål, 1855) 16,67

Menecles insertus (Say, 1832) 11,11

Tessaratoma papilosa (Drury) Làm thức ăn cho con

người, hại nhãn vải

50

2 Coreidae

Paradasynus spinosus Hsiao

Chích hút dịch cây, hại các loại cây trồng

27,78

Mictis tenebrosa Fabricius 22,22

3 Reduviidae Rhynocoris fuscipes Fabricius Là loài thiên địch, ăn thịt các loại sâu hại khác

61,11

Sycanus croceovittatus Dohrn 16,67

4 Pyrrhocoridae

Dindymus rubiginosus

(Fabricius) Là loài thiên địch, ăn

thịt các loại sâu hại khác

88,89

Physopelta cincticollis Stål, 1803 5,56

5 Scutelleridae Cantao ocellatus (Thunberg) Chích hút dịch cây, hại các loại cây trồng

4.6. Mô tả đặc điểm của một số họ trong bộ Cánh nửa cứng 4.6.1. Họ Bọ xít ăn sâu (Reduviidae) 4.6.1. Họ Bọ xít ăn sâu (Reduviidae)

Họ này có khoảng trên 3000 loài, kích thước cơ thể lớn. Không có tuyến hôi ở ngực. Ăn thịt, hút các côn trùng khác.

Đặc điểm: Bọ xít trưởng thành thân dài từ 10 – 30mm, thường có màu nâu hoặc đen nâu. Đa số cơ thể hình trái xoan kéo dài, vỏ cơ thể khá cứng. Đầu thường kéo dài, có thể quay tự do được và thường có một mảnh rãnh nằm ngang nối giữa hai mắt kép. Râu đầu hình sợi chỉ gấp khúc (dạng gần đầu gối) có 4 – 40 đốt. Miệng chích hút, vòi hút có 3 đốt thường cong, có đầu nhọn và nằm khít vào cái rãnh ở dưới mảnh bụng của đốt ngực trước. Cánh trước (cánh nửa cứng) không có mảnh nêm, phần màng có một số buồng cánh. Đùi chân trước thường to. Các mép bụng thường chìa ra khỏi hai bên mép của cánh.

Trứng có hình dạng khác nhau, dài từ 1 – 3mm. Sâu non có 5 tuổi.

Hình 4.3. Các loài trong họ Bọ xít ăn sâu (Reduviidae) 4.6.2. Họ Bọ xít mép (Coreidae)

Có khoảng 2000 loài, kích cỡ cơ thể từ trung bình đến cỡ lớn (có loài tới 2cm).

Thân thường có màu nâu. Nhiều khi bụng có hai mép thò ra ngoài cánh. Họ này đa số hút dịch cây, một số ăn thịt.

Hình 4.4. Các loài trong họ Bọ xít mép (Coreidae) 4.6.3. Họ Bọ xít năm cạnh (Pentatomidae)

Họ này có khoảng 6000 loài, còn được gọi là Bọ xít năm cạnh.

Các loài trong họ này có kích cỡ từ trung bình đến khá lớn. Cơ thể có màu nâu đến màu nâu đen, một số có màu xanh hoặc màu sặc sỡ.

Ở thâncó mảnh thuẫn lớn, có khi rất lớn và che hết phần bụng. Một số có mảnh lưng ngực trước kéo dài thành gai.

Hình 4.5. Các loài trong họ Bọ xít vải (Pentatomidae) 4.6.4. Họ Bọ xít đỏ (Pyrrhocoridae)

Có khoảng 400 loài

Các loài trong họ có kích cỡ trung bình (khoảng 1cm), cơ thể có khi có màu đen - đỏ rất nổi bật.Không có mắt đơn, một số hút dịch cây.

Hình 4.6. Các loài trong họ Bọ xít đỏ (Pyrrhocoridae) 4.7. Mô tả đặc điểm của một số loài thuộc bộ cánh nửa cứng

4.7.1. Loài Tessaratoma papilosa (Drury) a. Vị trí phân loại a. Vị trí phân loại

LoàiTessaratoma papilosa (Drury)thuộc họ Bọ xít năm cạnh (Pentatomidae), bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera).

b. Đặc điểm hình thái

Trứng có dạng gần tròn, đường kính khoảng 2,5-2,7 mm. Trứng mới đẻ có mầu xanh nhạt hoặc vàng. Sau đó trứng từ từ trở nên vàng nâu. Giai đoạn ấu trùng gồm 5 tuổi, tuổi một (T1) có dạng bầu dục, chiều dài của các tuổi ấu trùng lần lượt như sau: T1: 5 mm, mầu đỏ nâu, T2: 8 mm, mầu đỏ cam, T3: 10-12 mm, T4: 14-16 mm. Vào giai đoạn tuổi bốn (T4)

mầm cánh đã hiện diện rõ trên cơ thể. Âú trùng T5 dài 18-20 mm.

Cơ thể có mầu vàng nâu, cơ thể hình lục giác. Con Cái có chiều dài cơ thể 24-28mm và chiều ngang 13-15mm, lớn hơn con Đực một cách rõ nét. Bụng con Cái thường phủ một lớp phấn trắng, lớp phấn này sẽ mất đi một thời gian sau khi bắt cập. Có 2 mắt đơn mầu đỏ, râu đầu có 4 đốt.

Loài này dễ dàng bắt gặp ở cả 4 sinh cảnh, tỉ lệ bắt gặp là 50%.

Hình 4.7. Loài Tessaratoma papilosa (Drury) 4.7.2. Loài Sycanus croceovittatus Dohrn

a. Vị trí phân loại

Loài Sycanus croceovittatus Dohrn thuộc họ Bọ xít ăn sâu (Reduviidae), bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera).

b. Đặc điểm hình thái

Bọ xít trưởng thành dài từ 15 – 20 mm, có màu nâu đen. Cơ thể hình trái xoan kéo dài, vỏ cơ thể khá cứng.

Đầu kéo dài có thể quay tự do được, có một rãnh nằm ngang nối giữa hai mắt kép. Phần sau mắt kép thu nhỏ lại trông như có cổ. Râu đầu hình sợi chỉ gấp khúc. Miệng chích hút, vòi hút cong có đầu nhọn và nằm khít vào cái rãnh ở dưới mảnh bụng của đốt ngực trước.

Cánh trước không có mảnh nêm, phần màng có buồng cánh. Gốc cánh màu đen ở gần giữa có một khoang màu vàng nằm ngang, phần còn lại màu đenhơi vàng. Cánh dài hơn thân. Đốt đùi chân trước không to lắm. Các mép bụng thường chìa ra khỏi hai bên mép của cánh. Bụng nhìn rõ 7 đốt.

c. Tập tính

Bọ xít ăn sâu một năm có 2 thế hệ. Bọ xít trưởng thành sau khi vũ hóa từ 7 – 15 ngày bắt đầu giao phối và đẻ trứng. Thường giao phối và đẻ trứng vào tháng 5, tháng 6. Mỗi lần đẻ từ 20 -30 trứng. Ở điều kiện nhiệt độ 28,8oC, độ ẩm 75% trong 13 ngày trứng sẽ nở.

Bọ xít trưởng thành sống trung bình từ 100 – 110 ngày, có khả năng chịu lạnh cao, thường qua đông ở pha trứng.

Bọ xít ăn sâu thường săn mồi hoặc rình mồi. Sau khi cắm vòi hút vào con mồi Bọ xít thường phun nước bọt làm tê liệt chúng rồi hút hết dịch cơ thể chúng.

Loài này tỉ lệ bắt gặp không đều ở cả 4 sinh cảnh, nhưng bắt gặp ở 3 sinh cảnh, rừng tự nhiên, rừng phục hồi và làng bản nương rẫy, bắt gặp nhiều nhất ở trạng thái làng bản nương rẫy.

4.7.3. Loài Eocanthecona concinna (Walker, 1867) (Bắt mồi ăn thịt) a. Vị trí phân loại a. Vị trí phân loại

Loài Bọ xít bắt mồi ăn thịt (Eocanthecona concinna Walker, 1867) thuộc họ Bọ xít năm cạnh (Pentatomidae), bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera).

b. Đặc điểm hình thái

Con trưởng thành dài khoảng 11 – 16 mm. Thân có màu nâu, nâu xanh. Mắt kép màu nâu với một mắt màu đỏ nằm giữa hai mắt kép và cuối râu đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng bộ cánh nửa cứng (hemiptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, tỉnh thanh hóa​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)