Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, NHÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI
3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của KBTTN Pù Luông
3.2.1. Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng
Hai dãy núi có kiểu đi ̣a ma ̣o tương phản mô ̣t cách rõ ràng do khác nhau về nền địa chất. Dãy nhỏ hơn ở phía Tây Nam được hình thành chủ yếu từ đá lửa và đá biến chất, khu vực này bao gồ m các đồi bát úp có rừng che phủ và các thung lũng nông. Dãy lớn hơn ở phía Đông Bắc được hình thành bởi những vù ng đá vôi bi ̣ chia cắt ma ̣nh, đây là mô ̣t phần của dãy núi đá vôi liên tu ̣c chạy từ tỉnh Sơn La đến Khu BTTN Pù Luông. Đô ̣ cao của khu vực biến động từ 60m đến 1667 m, đỉnh cao nhất là núi Pù Luông.
Do sự có mặt của nhiều loại đá vôi khác nhau đã tạo nên nhiều dạng địa hình karst và karst-xâm thực trong KBTTN Pù Luông như; Cao nguyên karst, thung lũng karst-xâm thực, cánh đồng karst,... Tuy nhiên, các dạng địa hình xâm thực và kiến tạo như sườn xâm thực, bề mặt san bằng, pediment, rãnh xói,... phát triển trên đá macma và đá lục nguyên mới làm nên sự khác biệt giữa KBTTN Pù Luông và các VQG và Khu BTTN khác ở lân cận: Khu BTTN Pù Luông với 60% diện tích là đá vôi, 37% là đá macma và chỉ có 3% là đá lục nguyên (Trần Tân Văn và các cộng sự, 2003).
Do đặc điểm địa chất, địa mạo khá đa dạng nên lớp đất phủ ở Khu BTTN Pù Luông phong phú. Theo các bảng phân loại của FAO, UNESCO, WRB và của Việt Nam, lớp đất phủ trong vùng hình thành từ các loại đá nêu trên có thể chia thành các kiểu loại chính sau: (1) Đất Renzit mầu nâu vàng, mầu đen, phát triển trên đá vôi; (2) Đất Luvisol mầu vàng xám, phát triển trên đá vôi; (3) Đất Leptosol mầu vàng xám, phát triển trên các sườn đá vôi; (4) Đất Cabisol mầu xám đen, mầu vàng xám, phát triển trên đá macma; (5) Đất Acrisol mầu xám nâu, phát triển trên đá macma; (6) Đất Acrisol mầu vàng xám, xám nâu, phát triển trên đá lục nguyên và (7) Đất Fluvisol và Gleysol
mầu vàng xẫm đến nâu xẫm, phát triển dọc các thung lũng (Trần Tân Văn và các cộng sự, 2003).
3.2.2 Đặc điểm khí hậu thuỷ văn
Khu BTTN Pù Luông có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng khí hậu của vùng Tây Bắc, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió Lào.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 230C; nhiệt độ trung bình cao nhất 380C; nhiệt độ tối thấp trung bình: 00C.
Lượng mưa bình quân năm biến động từ 1.500 mm đến 1.600 mm.
Gió: Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc, ngoài ra còn có gió Lào cũng xuất hiện. Mùa Hè có gió Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10; mùa Đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Do lượng mưa vào mùa khô rất thấp, đồng thời lượng bốc hơi lại cao, do đó khu vực này thường có mùa khô, nóng kéo dài, lại bị ảnh hưởng của gió Lào. Đây cũng là thời điểm rất dễ xảy ra cháy rừng. Bên canh đó, do thiếu nước vào mùa khô nên đã ảnh hưởng đến các loài thú lớn.
Hệ thống thuỷ văn: Đặc điểm chủ yếu của hệ thống nước Khu BTTN Pù Luông là trong thung lũng có một đường yên ngựa tại vùng biên chung giữa các xã Phú Lệ và Thành Sơn. Đặc điểm này tạo ra đường phân thủy giữa hai phụ lưu Pung (chảy theo hướng Tây Bắc) và Cham (chảy theo hướng Đông Nam) trước khi hợp dòng vào sông Mã. Sông Mã bao quanh vùng đệm của Khu BTTN Pù Luông về phía Tây, phía Nam và Đông Nam. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển đường thủy phục vụ đi lại và đối với du lịch du khách cũng có thể du thuyền trên sông Mã vòng quanh Khu BTTN thăm rừng Pù Luông ven sông Mã.
Hệ thống nước của vùng lõi đá vôi rất phức tạp và không thể có mối quan hệ trực tiếp nào giữa hệ thống nước trên bề mặt và dưới lòng đất. Các
nghiên cứu gần đây đã cho rừng có sự tồn tại của hai hệ thống sông ngầm có quy mô đáng kể (Trần Tân Văn và cộng sự, 2003) cũng như các hệ thống sông ngầm khác. Những dòng sông ngầm này cho thấy nhiều hệ thống nước trong và xung quanh Khu BTTN Pù Luông được nối liền với nhau.
Do hệ thống nước của vùng lõi đá vôi rất phức tạp và không thể có mối quan hệ trực tiếp nào giữa hệ thống nước trên bề mặt và dưới lòng đất. Các nghiên cứu gần đây đã cho rừng có sự tồn tại của hai hệ thống sông ngầm có quy mô đáng kể (Trần Tân Văn và cộng sựng chảy về mùa kiệt, phòng chống cháy rừng, cung co đhống nước của vùng lõi đá vôi rất phức tạp và không thể có mối quan hệ trực tiếp nào giữa hệ thống nước trên bề mặt và dưới lòng