Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của KBTTN Pù Luông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng bộ cánh nửa cứng (hemiptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, tỉnh thanh hóa​ (Trang 27)

3.2.1. Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng

Hai dãy núi có kiểu đi ̣a ma ̣o tương phản mô ̣t cách rõ ràng do khác nhau về nền địa chất. Dãy nhỏ hơn ở phía Tây Nam được hình thành chủ yếu từ đá lửa và đá biến chất, khu vực này bao gồ m các đồi bát úp có rừng che phủ và các thung lũng nông. Dãy lớn hơn ở phía Đông Bắc được hình thành bởi những vù ng đá vôi bi ̣ chia cắt ma ̣nh, đây là mô ̣t phần của dãy núi đá vôi liên tu ̣c chạy từ tỉnh Sơn La đến Khu BTTN Pù Luông. Đô ̣ cao của khu vực biến động từ 60m đến 1667 m, đỉnh cao nhất là núi Pù Luông.

Do sự có mặt của nhiều loại đá vôi khác nhau đã tạo nên nhiều dạng địa hình karst và karst-xâm thực trong KBTTN Pù Luông như; Cao nguyên karst, thung lũng karst-xâm thực, cánh đồng karst,... Tuy nhiên, các dạng địa hình xâm thực và kiến tạo như sườn xâm thực, bề mặt san bằng, pediment, rãnh xói,... phát triển trên đá macma và đá lục nguyên mới làm nên sự khác biệt giữa KBTTN Pù Luông và các VQG và Khu BTTN khác ở lân cận: Khu BTTN Pù Luông với 60% diện tích là đá vôi, 37% là đá macma và chỉ có 3% là đá lục nguyên (Trần Tân Văn và các cộng sự, 2003).

Do đặc điểm địa chất, địa mạo khá đa dạng nên lớp đất phủ ở Khu BTTN Pù Luông phong phú. Theo các bảng phân loại của FAO, UNESCO, WRB và của Việt Nam, lớp đất phủ trong vùng hình thành từ các loại đá nêu trên có thể chia thành các kiểu loại chính sau: (1) Đất Renzit mầu nâu vàng, mầu đen, phát triển trên đá vôi; (2) Đất Luvisol mầu vàng xám, phát triển trên đá vôi; (3) Đất Leptosol mầu vàng xám, phát triển trên các sườn đá vôi; (4) Đất Cabisol mầu xám đen, mầu vàng xám, phát triển trên đá macma; (5) Đất Acrisol mầu xám nâu, phát triển trên đá macma; (6) Đất Acrisol mầu vàng xám, xám nâu, phát triển trên đá lục nguyên và (7) Đất Fluvisol và Gleysol

mầu vàng xẫm đến nâu xẫm, phát triển dọc các thung lũng (Trần Tân Văn và các cộng sự, 2003).

3.2.2 Đặc điểm khí hậu thuỷ văn

Khu BTTN Pù Luông có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng khí hậu của vùng Tây Bắc, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió Lào.

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 230C; nhiệt độ trung bình cao nhất 380C; nhiệt độ tối thấp trung bình: 00C.

Lượng mưa bình quân năm biến động từ 1.500 mm đến 1.600 mm.

Gió: Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc, ngoài ra còn có gió Lào cũng xuất hiện. Mùa Hè có gió Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10; mùa Đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Do lượng mưa vào mùa khô rất thấp, đồng thời lượng bốc hơi lại cao, do đó khu vực này thường có mùa khô, nóng kéo dài, lại bị ảnh hưởng của gió Lào. Đây cũng là thời điểm rất dễ xảy ra cháy rừng. Bên canh đó, do thiếu nước vào mùa khô nên đã ảnh hưởng đến các loài thú lớn.

Hệ thống thuỷ văn: Đặc điểm chủ yếu của hệ thống nước Khu BTTN Pù Luông là trong thung lũng có một đường yên ngựa tại vùng biên chung giữa các xã Phú Lệ và Thành Sơn. Đặc điểm này tạo ra đường phân thủy giữa hai phụ lưu Pung (chảy theo hướng Tây Bắc) và Cham (chảy theo hướng Đông Nam) trước khi hợp dòng vào sông Mã. Sông Mã bao quanh vùng đệm của Khu BTTN Pù Luông về phía Tây, phía Nam và Đông Nam. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển đường thủy phục vụ đi lại và đối với du lịch du khách cũng có thể du thuyền trên sông Mã vòng quanh Khu BTTN thăm rừng Pù Luông ven sông Mã.

Hệ thống nước của vùng lõi đá vôi rất phức tạp và không thể có mối quan hệ trực tiếp nào giữa hệ thống nước trên bề mặt và dưới lòng đất. Các

nghiên cứu gần đây đã cho rừng có sự tồn tại của hai hệ thống sông ngầm có quy mô đáng kể (Trần Tân Văn và cộng sự, 2003) cũng như các hệ thống sông ngầm khác. Những dòng sông ngầm này cho thấy nhiều hệ thống nước trong và xung quanh Khu BTTN Pù Luông được nối liền với nhau.

Do hệ thống nước của vùng lõi đá vôi rất phức tạp và không thể có mối quan hệ trực tiếp nào giữa hệ thống nước trên bề mặt và dưới lòng đất. Các nghiên cứu gần đây đã cho rừng có sự tồn tại của hai hệ thống sông ngầm có quy mô đáng kể (Trần Tân Văn và cộng sựng chảy về mùa kiệt, phòng chống cháy rừng, cung co đhống nước của vùng lõi đá vôi rất phức tạp và không thể có mối quan hệ trực tiếp nào giữa hệ thống nước trên bề mặt và dưới lòng

3.3 Đặc điểm thảm thực vật rừng

3.3.1 Các kiểu thảm thực vật rừng đặc trưng

Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy quần xã thực vật nguyên sinh điển hình có ở Khu BTTN Pù Luông điển hình là kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Các kiểu rừng nguyên sinh chính được quan sát thấy là:

- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng đất thấp trên đá vôi, có diện tích khoảng 4.800 ha. Kiểu rừng này phân bố đến độ cao khoảng 700 m; phân bố ở các tiểu khu 73 xã Thành Sơn; tiểu khu 74, 250, 251, 252, 254, 255, 259, 261 xã Lũng Cao và 1 phần thuộc tiểu khu 262 thuộc xã Cổ Lũng được chia làm 6 tầng chính. Các loài cây ưu thế của tầng 1 gồm các loài cây Nghiến (Burretiodendro hsienmu); Các loài cây thuộc chi Ficus, Cui lá to (Heritiera macrophylla), Chò nhai (Anogeissus acuminata), Nhãn rừng (Dimocarpus longan), Thị núi (Diospiros bangoiensis).Các loài cây tái sinh là Ôrô (Streblus ilicifolia), Nghiến (Burretiodendro hsienmu); Thầu dầu

(Acer tongkinensis), Chò nhai (Anogeissus acuminata); tại những nơi ẩm ướt và được che bóng thì có các loài cây phổ biến khác như Kim giao (Nageia wallichiana), Bằng lăng (Lagerstromia balance).

- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng đất thấp trên đá phiến, có diện tích khoảng 650 ha. Kiểu rừng này còn một diện tích nhỏ còn sót lại phân bố ở độ cao 60-100m, phân bố ở tiểu khu 262, 265, ở chân dãy núi đá vôi nằm ở phía Đông thôn Khuyn, xã Cổ Lũng. Đây là nơi duy nhất trong Khu BTTN có kiểu rừng này. Kiểu rừng này cũng được chia làm 6 tầng chính. Các loài cây ưu thế của tầng 1 gồm Gội (Agaila sp) và Phay

(Duabaga grandifora);các loài cây tái sinh chủ yếu là Chò nhai (Anogeissus acuminata), Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), Mát (Millettia ichtyochotona).

- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng núi thấp trên đá vôi ở độ cao 700-950m, có diện tích khoảng 4.900 ha. Kiểu rừng này rất phổ biến trong Khu BTTN phân bố ở các tiểu khu 256, 257, 260 xã Lũng Cao; tiểu khu 262, 265, 268 xã Cổ Lũng, tiểu khu 27, 30, 52 xã Phú Lệ. Chúng mọc trên những phần cao của sườn những dãy núi đá vôi và ít bị tác động. Thành phần loài và cấu trúc điển hình nhất của kiểu rừng này được thấy trên những sườn dốc và trên những đường đỉnh có độ cao trung bình nằm giữa các đỉnh và chóp núi cao hơn. Kiểu rừng này cũng được phân chia làm 6 tầng chính: Tầng 1 của kiểu rừng này cao tới 40 m, các loài ưu thế của tầng này là: Nghiến

(Burretiodendro hsienmu), Thông lớn (Dacrycarpus imbricatus), Cui lá to

(Heritiera macrophylla), các loài Dẻ (Quercus sp). Các loài cây tái sinh chủ yếu là Chân chim (Schefflera sp), Thông tre (Podocapus neriifolius), các loài cây Gội (Aglaia sp), các loài De (Cinamomum sp), Duối (Streblus macrophylus).

- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá kim núi thấp trên đá vôi (ở độ cao 700-850m); có diện tích khoảng 1.000 ha. Phân bố chủ yếu ở tiểu khu 270 và một phần của tiểu khu 265 thuộc xã Cổ Lũng. Kiểu rừng này là dạng rừng nguyên sinh rất hiếm còn sót lại tại rất ít các đỉnh núi đá vôi thuộc khu vực xã Cổ Lũng. Kiểu rừng này được chia làm 5 tầng chính.

Tầng 1 của kiểu rừng này chủ yếu là Thông Pà Cò (Pinus kwantungensis), đôi khi có một số loài cây lá rộng đi kèm là Sơn trà (Eriobotrya bengalensis), Chẹo (Platycarya strobilifera). Các loài cây tái sinh chủ yếu là Đại cúc phương (Pistachia cucphuongensis), Thông đỏ (Taxus chinensis), Mailai

(Sinosideroxilon wightianum).

- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng núi thấp trên đá bazan (ở độ cao 1000-1650m), có diện tích khoảng 4.500 ha. Kiểu rừng này được che phủ bởi các quần xã rừng nguyên sinh và thứ sinh. Phân bố ở các tiểu khu 269, 271 thuộc xã Thành Lâm, tiểu khu 75, 258, 264 thuộc xã Thành Sơn; tiểu khu 41 thuộc xã Phú Lệ; tiểu khu 65,84 thuộc xã Phú Xuân; tiểu khu 115,136, 145 thuộc xã Hồi Xuân; tiểu khu 156,158; tiểu khu 96 thuộc xã Thanh Xuân. Kiểu rừng này có sương mù, tạo ra những khu vực có độ ẩm cao và luôn ẩm ướt, thậm chí trong cả mùa khô, điều này cho phép hình thành một thảm thực vật ẩm ướt khác biệt với các kiểu rừng mọc trên núi đá vôi. Kiểu rừng này cũng được chia làm 6 tầng chính. Các loài cây ưu thế của tầng 1 gồm nhiều loài cây của họ Dẻ như: Dẻ giáp (Castannopsis armata), Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus); các loài của họ Mộc lan như Dổi lá láng (Michelia foveolata). Ngoài ra còn một số loài Hạt trần quý hiếm như Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Dẻ tùng Vân Nam (Amentotaxus yunnamnensis), Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia), Kim giao (Nageia wallichiana); ngoài ra còn các loài ưu thế của các loài cây lá rộng như: Các loài gội (Aglaia sp), các loài De (Cinamomum sp). Các loài cây tái sinh chủ yếu là Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Kim giao núi đất (Nageia wallichiana), Các loài gội (Aglaia sp), các loài De (Cinamomum sp), Luống xương (Anneslea fragrans).

Một vài loại rừng phát triển không phân tầng có cấu trúc và thành phần loài đặc biệt, chúng giàu về thành phần các loài cây hiếm và đặc hữu, có diện

tích khoảng 800 ha. Các loại thảm thực vật không phân tầng được thấy ở đây là:

- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng núi thấp cây lùn dạng bụi trên những đỉnh núi đá vôi riêng lẻ.

- Quần xã thực vật mọc trên các vách đá dựng đứng.

- Rừng nguyên sinh rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng núi thấp cây lùn dạng bụi trên những đỉnh núi đá bazan riêng lẻ.

Tất cả các loại thảm thực vật trên hầu như vẫn còn giữ được những đặc tính của thảm thực vật nguyên sinh với tập hợp các loài điển hình và nơi sống. Hiện tại các kiểu này rất hiếm ở Việt Nam và rất quan trọng cho mục đích bảo tồn hệ sinh thái nguyên sinh điển hình của khu vực Đông Dương.

3.3.2 Những đặc trưng cơ bản hệ thực vật rừng

- Đa dạng về các taxon thực vật

Kết quả điều tra về thành phần loài thực vật Khu BTTN Pù Luông, bước đầu đã xác định được 1.109 loài, thuộc 447 chi, 152 họ.

Bảng 3.1 : Số lượng các nhóm thực vật rừng ghi nhận được tại Khu BTTN Pù Luông

TT Tên khoa học Tên tiếng Việt

Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Pteridophyta Ngành Quyết 25 0,78 68 0,33 176 0,23 2 Pinophyta Ngành Thông 5 1,56 8 0,65 10 0,93 3 Magnoliopsida Lớp Ngọc Lan 102 0,78 294 0,33 656 0,23 4 Liliopsida Lớp Hành 20 14,84 107 12,42 267 16,36 Tổng 152 100 447 100 1.109 100

(Nguồn: Điều tra thực vật rừng Khu BTTN Pù Luông, tổ chức FFI, Dự án lập danh lục động thực vật rừng, 2012)

Trong đó, lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có số lượng loài nhiều nhất với 656 loài thuộc 294 chi, 102 họ.

- Đa dạng về họ thực vật

Để thấy được tính đa dạng hệ thực vật Pù Luông, với 10 họ đa dạng nhất (từ 19 đến 46 loài) chiếm 6,57% tổng số họ nhưng với 255 loài (chiếm 22,9%) tổng số loài. Các họ điển hình là họ Cà phê (Rubiaceae) 46 loài; họ Đậu (Fabaceae), 35 loài, họ Long não (Lauraceae)27 loài, họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae) 27 loài.

Bảng 3.2: Đa dạng các họ của hệ thực vật tại Khu BTTN Pù Luông

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Số loài Tỷ lệ (%)

1 Rubiaceae Họ Cà phê 46 4,14

2 Fabaceae Họ Đậu 35 3,16

3 Lauraceae Họ Long não 27 2,43

4 Euphorbiaceae Họ Ba mảnh vỏ 27 2,43

5 Fagaceae Họ Dẻ 22 1,98

6 Gesneriaceae Họ Thượng tiến 22 1,98

7 Urticaceae Họ Gai 21 1,89

8 Araceae Họ Ráy 20 1,80

9 Convallariaceae Họ tóc tiên 20 1,80

10 Anonaceae Họ Na 15 1,35

10 họ đa dạng nhất (6,57% tổng số họ) 255 22,9

(Nguồn: Điều tra thực vật rừng Khu BTTN Pù Luông, tổ chức FFI, Dự án lập danh lục động thực vật rừng, 2012)

Qua bảng 3.2 cho thấy, trong 10 họ đa dạng nhất ở Khu BTTN Pù Luông thì ít nhất mỗi họ cũng có 15 loài trở lên. Mặc dù chỉ chiếm 6,57% tổng số họ của toàn hệ thực vật nhưng lại có số loài chiếm tới 22,9% tổng số loài của Khu BTTN.

- Đa dạng về chi thực vật

Với 10 chi đa dạng nhất của hệ thực vật (từ 9 - 21 loài) chiếm 2,23%, tổng số chi nhưng chiếm 13% tổng số loài, được thể hiện qua bảng 3.3

Bảng 3.3: Đa dạng các chi của hệ thực vật rừng tại Khu BTTN Pù Luông

STT Tên khoa học Số loài Tỷ lệ (%)

1 Liparis 21 1,89 2 Ficus 17 1,53 3 Begonia 16 1,44 4 Asplenium 15 1,35 5 Bulbophyllum 13 1,17 6 Dendrobium 13 1,17 7 Selaginella 11 0,99 8 Eria 11 0,99 9 Balanophora 10 0,9 10 Ardisia 9 0,8

10 chi đa dạng nhất (2,23% tổng số chi)

Tổng 145

(Nguồn: Điều tra thực vật rừng Khu BTTN Pù Luông, tổ chức FFI, Dự án lập danh lục động thực vật rừng, 2012)

-Các loài thực vật quý hiếm

Dựa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007, phần Thực vật), IUCN 2009, NĐ 32- CP, hệ thực vật Khu BTTN Pù Luông có 28 loài thực vật quý hiếm chiếm 2,52% tổng số loài (Chi tiết tại phụ biểu số 01). Đây là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất ở Việt Nam. Vì những loài thực vật này sử dụng làm thuốc, lấy gỗ cho nên nó bị khai thác quá mức dẫn đến trong tự nhiên đang bị

cạn kiệt dần và có nguy cơ tuyệt chủng. Do vậy, cần có những chính sách hợp lý để bảo vệ và nhân giống nuôi trồng trong tự nhiên.

3.4. Đặc điểm khu hệ động thực vật

Hệ động vật hiện có 598 loài, thuộc 130 họ, 31 bộ, bao gồm 162 loài chim, 55 loài cá, 28 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư, 24 loài dơi, 62 loài thú, 158 loài côn trùng, 96 loài ốc cạn. Có 51 loài động vật quý hiếm và đặc hữu xếp trong SĐVN (2000) và Sách Đỏ Thế giới (2003) như: Voọc mông trắng

(Trachypithecus delacouri), Voọc xám (Trachypithecusphayrei), Báo gấm

(Pardofelis nebulosa), Beo lửa (Catopuma temminckii), Sơn dương

(Capricornis sumatraensis),Gấu đen châu Á (Ursus thibetanus) và các loài thú nhỏ hơn như Cầy vằn Bắc (Hemigalus owstoni) và Nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura).

Bảng 3.4: Khu động hệ vật ở Khu BTTN Pù Luông

TT Taxon Số bộ Số họ Loài 1 Thú 8 20 62 2 Chim 13 41 162 3 Bò sát 2 15 28 4 Lưỡng cư 1 7 13 5 Côn trùng 1 10 158 6 Ốc cạn 1 13 96 7 Dơi 1 6 24 8 Cá 4 18 55 Tổng số 31 130 598

(Nguồn: Điều tra thực vật rừng Khu BTTN Pù Luông, tổ chức FFI, Dự án lập danh lục động thực vật rừng, 2012)

3.5 Đặc điểm kinh tế xã hội

Dân cư thuộc KBTTN Pù Luông phân bố, tập trung sinh sống thành các thôn bản. Trong tổng 9 xã trên, qua điều tra cho thấy trên địa bàn giáp ranh với Khu BTTN có 48 thôn/bản thuộc vùng đệm với tổng số 4.201 hộ và 18.309 khẩu trong đó có 10.067 khẩu trong độ tuổi lao động. Huyện Bá

Thước có 39 thôn/bản thuộc 4 xã gồm: 3.385 hộ, 14.650 khẩu và 8.010 khẩu trong độ tuổi lao động; huyện Quan Hóa có 10 thôn/bản, 816 hộ, 3.659 khẩu và 2.057 khẩu trong độ tuổi lao động.

Trong bản thuộc vùng đệm cho thấy tỷ lệ nam là 48%, nữ là 52%, số người đang trong độ tuổi lao động chiếm 40%.

Kết quả điều tra cho thấy nguồn thu chủ yếu của các hộ dân trong Khu BTTN là từ chăn nuôi và trồng trọt. Hiệu quả sản xuất còn hạn chế, giá trị sản phẩm rất thấp, bình quân đầu người mới chỉ đạt khoảng 500.000 đồng/tháng, dưới mức đói nghèo theo tiêu chí mới. Để duy trì cuộc sống người dân địa phương có xu hướng vào rừng để phát nương làm rẫy, khai thác lâm sản và săn bắn động vật rừng trái phép, điều này gây tác động tiêu cực đối với công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng bộ cánh nửa cứng (hemiptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, tỉnh thanh hóa​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)