Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng bộ cánh nửa cứng (hemiptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, tỉnh thanh hóa​ (Trang 60)

Qua quá trình điều tra, kết quả thu được với côn trùng thì côn trùng gây hại chiếm tỉ lệ lớn nhưng mức độ bắt gặp nhỏ, chưa có khả năng phát triển thành dịch hại. Tuy nhiên, việc đưa ra biện pháp quản lý côn trùng gây hại và bảo tồn côn trùng thiên địch là rất cần thiết.

Để không làm mất đi sự đa dạng về hệ sinh thái rừng, đảm bảo hiệu quả kinh tế, môi trường, không mất đi sự cân bằng sinh học giữa thiên địch và sâu hại, tôi xin đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp, nhằm tác động vào các yếu tố của hệ sinh thái để khống chế sự phát triển của các loài gây hại.

Quản lý côn trùng gây hại

- Qua kết quả điều tra nghiên cứu tại khu vực thì cho thấy loài Bọ xít hại nhãn vải Tessaratoma papilosa (Drury) là loài mà có mức độ hại lớn nhất tại khu vực do vậy cần chú ý có những biện pháp phòng trừ kịp thời và hiệu quả như:

+ Vệ sinh rừng, tỉa cành các cây nhãn, vải hay các cây ăn quả khác để các hoa và đọt non ra tập trung.

+ Kiểm tra thường xuyên để ngắt bỏ ổ trứng, thu bắt trưởng thành đem đốt.

+ Bảo vệ thiên địch, tạo điều kiện cho ong ký sinh phát triển: ong ký sinh trứng bọ xít như Anastatus sp. và Ooencyrtus sp.

+ áp dụng các loại thuốc diệt trừ thích hợp. Có thể sử dụng một số loại thuốc sau Trebon 0,2%, Sherpa 25EC 0,2-0,3%, Dipterex nồng độ 0,3%, hoặc Fastax 50EC nồng độ 0,1%.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Cần chọn giống cây có khả năng chống chịu sâu hại tại khu vực như các loại Bọ xít hút dịch cây, đồng thời phải thích hợp với các điều kiện đất đai, khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa… Để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, không tạo môi trường cho sâu hại phát triển.

- Thường xuyên tiến hành công tác điều tra để thu thập thông tin về các loài côn trùng gây hại có thể gây ra dịch và thiên địch của chúng, nhằm cung cấp thông tin cho dự tính dự báo và các nghiên cứu cơ bản khác. Thống kê số liệu điều tra qua nhiều năm, tìm ra quy luật phát dịch, thiên địch để tìm ra quy luật của côn trùng gây hại chính xác hơn, chủ động xây dựng kế hoạch phòng trừ hợp lý.

- Các biện pháp phòng trừ và tiêu diệt được tiến hành như sau:  Cần sử dụng chất dẫn dụ sinh học để bẫy sâu trưởng thành.  Thu thập, bắt và tiêu hủy.

 Tỉa thưa cây, dọn vệ sinh và đốt để tiêu diệt mầm bệnh

 Kết hợp việc chăm sóc rừng trồng với tiêu diệt trứng hay sâu non các loài trên thân và lá cây.

 Quản lý và bảo tồn côn trùng thiên địch

Để phát huy vai trò khống chế các loài côn trùng gây hại, sử dụng có hiệu quả côn trùng thiên địch là biện pháp vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí.

Các loài thiên địch ưu tiên trong công tác quản lý và bảo tồn bao gồm các loài trong họ Bọ xít ăn sâu (Reduviidae), và các loài trong họ Bọ xít đỏ (Pyrrhocoridae).

Cụ thể như sau:

- Với các loài gây hại như sâu non hại thông, sâu non hại các loại cây trồng khác bao gồm cả nông lâm nghiệp thì đều có thể sử dụng các loài Bọ xít ăn sâu như loài Sycanus croceovittatus Dohrn và loài Rhynocoris fuscipes Fabricius làm thiên địch.

- Việc phát triển nhân nuôi các loài Bọ xít làm thiên địch của sâu hại đem lại nhiều lợi ích đối với ngành trồng trọt. Trong tương lai, đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp hạ giá thành sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính của người nông dân và thấp hơn so với chi phí mua thuốc trừ

sâu, giải quyết được áp lực ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do sử dụng thuốc trừ sâu ngày càng nhiều và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Trước khi sâu hại bùng nổ, cần bảo vệ, giữ mật độ thiên địch luôn ổn định bằng các biện pháp bảo vệ tầng cây bụi thảm tươi, bổ sung nguồn thức ăn, làm tổ nhân tạo cải tạo nơi ở. Khi sâu hại xuất hiện với số lượng lớn, có nguy cơ xảy ra dịch hại, cần ngừng cung cấp thức ăn bổ sung để thiên địch tập trung vào sâu hại chính. Khi nguồn thức ăn không được cung cấp nữa, các loài thiên địch sẽ ăn các loài côn trùng gây hại. Biện pháp sinh học này làm số lượng, mật độ quần thể sâu hại giảm một cách nhanh chóng, đẩy lùi sự phát triển thành dịch của sâu hại. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến địa điểm, vị trí những khu vực cần ưu tiên.

Như vậy, côn trùng thiên địch mang lại lợi ích lớn cho việc phòng trừ sâu hại. Hơn thế nữa, các loài côn trùng có ích tại khu vực có điều kiện phát triển quanh năm. Điều đó làm giảm bớt sức lực và thời gian cho việc duy trì, gây và nhân giống, chỉ cần một số hoạt động như:

Điều tra nắm bắt số lượng, mật độ loài qua các pha.

Bảo vệ, ngăn cấm việc chặt phá tầng cây bụi, thảm tươi để chúng có điều kiện phát triển.

Tập trung, thu thập các ổ trứng để làm tăng mật độ thiên địch vào các ổ dịch sâu hại.

Gây nuôi một số loài thiên địch khi số lượng loài thiên địch quá ít không thể dập tắt dịch hại.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu về côn trùng bộ Cánh nửa cứng tại khu vực KBTTN Pù Luông – Thanh Hóa, đã thu được kết quả như sau:

- Xác định được 51 loài thuộc 10 họ trong bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera). Trong đó một số họ có thành phần loài nhiều nhưhọ Họ Bọ xít dài Alydidaecó 4 loài, họ Bọ xít năm cạnhPentatomidae gồm 14 loài, họ Bọ xít mép Coreidae gồm 10 loài, họ Bọ xít ăn sâu Reduviidae gồm có 8 loài.

- Có 7 loài côn trùng Cánh nửa cứng thường gặp là : Eocanthecona concinna (Walker, 1867), Eysarcoris guttiger (Thunberg, 1783), Tessaratoma papilosa (Drury), Prionolomiagigas Distant, Dindymus rubiginosus

(Fabricius), Physopelta cincticollis Stål, 1863, Rhynocoris fuscipes Fabricius. - Sự phân bố của côn trùng phụ thuộc vào dạng sinh cảnh. Với 4 dạng sinh cảnh chính: rừng tự nhiên (43 loài) , rừng phục hồi sau nương rẫy (37 loài) , rừng phục hồi sau khai thác chọn (33 loài), làng bản nương rẫy (18 loài). Đánh giá tính đa dạng về hình thái, tập tính và sinh thái của côn trùng bộ Cánh nửa cứng tại khu vực nghiên cứu.

- Đặc điểm sinh học, sinh thái của một số họ có thành phần loài lớn và các loài thường gặp cũng như đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài ưu tiên trong công tác quản lý đã được xác định qua quan sát và kế thừa tài liệu. Mô tả được một số loài như: Loài Tessaratoma papilosa (Drury), Sycanus croceovittatus Dohrn, Eocanthecona concinna (Walker, 1867).

- Đề xuất một số biện pháp quản lý côn trùng có hại và bảo tồn các loài thiên địch tại khu vực nghiên cứu. Đặc biệt quan tâm là loài Bọ xít hại nhãn vải là loài gây hại chính và các loài Bọ xít ăn sâu cần chú ý sử dụng làm thiên địch.

2. Tồn tại

Trong quá trình nghiên cứu đã thu bắt được một số loài có kích thước nhỏ nhưng do điều kiện về thời gian và tài liệu tham khảo ít lên chưa định danh được.

Chỉ nghiên cứu được đặc điểm sinh học của một số loài trong khu vực nghiên cứu.

-Thu bắt được một số mẫu côn trùng có kích thước nhỏ, nhưng do điều kiện về thời gian và tài liệu tham khảo ít nên không tra cứu được hết.

-Chưa nghiên cứu đặc điểm sinh học của các loài, các pha phát triển của nó, mới chỉ dừng lại ở phương pháp kế thừa.

-Còn thiếu kinh nghiệm trong việc bảo quản và thu bắt mẫu.

3. Kiến nghị

Nên tiến hành điều tra vào đúng mùa hoạt động của các loài côn trùng bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) để xác định, thu thập mẫu đa dạng hơn, đồng thời đánh giá đúng sự phân bố cũng như sự tác động của chúng đến khu vực nghiên cứu.

Cần đi sâu vào nghiên cứu đặc tính sinh vật học của các loài Cánh nửa cứng, xác định vòng đời của chúng và các mối quan hệ của chúng từ đó có phương pháp quản lý tốt hơn.

Cần tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và các loài côn trùng Cánh nửa cứng nói riêng để có sự phát triển đa dạng hơn.

Cần thời gian dài hơn để nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm sinh học của các loài côn trùng thu được của bộ Cánh nửa cứng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Vũ Quang Côn, Trương Xuân Lam (2001), Đa dạng thành phần loài của nhóm bọ xít ăn thịt trên một số cây trồng ở miền Bắc Việt Nam, Hội thảo Sinh học Quốc Tế tháng 7/2001, tập 1. Tr: 48-56.

2.Hsiao (1963), New Coreidae (bộ cánh nửa, Heteroptera) từ Trung Quốc I. Acta Zoologica Sinica 15: 618-620, 623.

3.Hsiao T. Y., 1977, 1981. Sổ tay phân loại côn trùng (bộ Cánh nửa Heteroptera) tập I. NXB. Khoa học Trung Quốc (tiếng Trung Quốc): 268-279.

4.Jerzy A. L., 1994. A revision of Oriental burrower bugs (Heteroptera: Cydnidae). Bytom: 349.

5.Jerzy A. L., 1999. A catalog of the burrower bugs of the old world (Hemiptera: Heteroptera:Cydnidae). Wroclaw, 10 (2): 165-249.

6.Đặng Đức Khương, 2000. Họ Coreidae, Động vật chí Việt Nam, tập 7, NXB. KHKT, Hà Nội. 170-323.

7.Đặng Đức Khương, Trương Xuân Lam (2000). Bước đầu xác định các loài bọ xít ăn thịt thuộc giống Sycanus thuộc họ Reduviidae ở Việt nam. Tuyển tập các công trình nguyên cứu Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Tr: 287-295.

8.Phạm Văn Lầm, Bùi Hải Sơn và ctv (1993). Một số kết quả nghiên cứu thiên địch của rầy nâu. Báo cáo khoa học hội nghị khoa học bảo vệ thực vật, 24-25/1993, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 38-39.

9.Trương Xuân Lam (2002a). Bước đầu nghiên cứu sinh học của loài bọ xít ăn thịt cổ ngỗng đen Sycanus croceovittatus Dohrn (Heteroptera, Reduviidae, Harpactorinae). Hội nghị côn trùng toàn quốc tháng 4/2002, tr. 57-63.

10. Trần Văn Mão, Nguyễn Thế Nhã, 2002. Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp. Giáo trình trường ĐH Lâm Nghiệp. NXB Nông Nghiệp.

11. Cao Thị Quỳnh Nga, Đặng Đức Khương, 2009. Ghi nhận các loài Bọ xít (Insecta: Heteroptera) dọc đường Hồ Chí Minh đoạn từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh. Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 3. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 235-242.

12. Cao Thị Quỳnh Nga, Đặng Đức Khương, 2011. Kết quả khảo sát thành phần loài bọ xít (Insecta: Heteroptera) ở khu vực Tây Nguyên. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ tư. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 223-231. ISSN 1859-4425. 13. Nguyễn Thế Nhã, 2009. Côn trùng học, NXB Nông Nghiệp.

14. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, 1997. Côn trùng rừng, NXB Nông Nghiệp.

15. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, 2002. Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích, NXB Nông Nghiệp.

16. Triệu Mai Quân, 2004. Bộ mẫu ảnh sinh thái 600 loài côn trùng Trung Quốc của NXB Khoa học Thượng Hải.

17. Lý Tương Tào, 2006. Bảo tàng côn trùng. NXB Thời sự.

18. Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc. 2012.Báo cáo kiểm kê hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực KBTTN Pù Luông.

19. Viện Bảo vệ thực vật (1976). Kết quả điều tra côn trùng 1967 – 1968. 20. Website http://bugguide.net/node/view/93/bgpage

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng bộ cánh nửa cứng (hemiptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, tỉnh thanh hóa​ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)