Phân bố của côn trùng cánh nửa cứng trong khu vực nghiên cứu theo sinh cảnh được thể hiện tại bảng 4.6 và hình 4.4 sau:
Bảng 4.6. Phân bố của côn trùng cánh nửa cứng theo sinh cảnh
STT Tên khoa học Các dạng sinh cảnh
SC1 SC2 SC3 SC4 1 Rhyparochromidae 1 1 1 2 Pentatomidae 11 12 10 7 3 Coreidae 8 7 7 3 4 Alydidae 5 4 4 2 5 Dinidoridae 1 1 6 Pyrrhocoridae 5 5 4 7 Scutelleridae 3 2 4 8 Gelastocoridae 1 1 1 9 Reduviidae 7 4 4 2 10 Cydnidae 1 1 1 Tổng số loài 43 37 33 18 Tổng số họ 10 9 6 8 % loài/tổng số loài 84,31 72,55 64,71 35,29 Ghi chú: 1 Rừng tự nhiên
2 Rừng phục hồi sau nương rẫy 3 Rừng phục hồi sau khai thác chọn 4 Làng bản, nương rẫy
Hình 4.2. Tỷ lệ phân bố của côn trùng cánh nửa cứng theo sinh cảnh
Từ số liệu và biểu đồ trên nhận thấy sự chênh lệch về số lượng loài giữa các sinh cảnh không cao ở SC1, SC2 và SC3. Sinh cảnh rừng tự nhiên có
số loài cao nhất với 43 loài chiếm 84,31% đây là sinh cảnh có nhiều loài nhất bởi nơi đây có sự đa dạng thực vật cao nhất cũng như có môi trường sống phù hợp với nhiều loài, nguồn thức ăn phong phú; tiếp đến là sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy có 37 loài chiếm 72,55% đây là sinh cảnh có sự đa dạng về thực vật khá cao vì còn có cả những cây trồng do hoạt động sản xuất nương rẫy; sinh cảnh rừng phục hồi sau khai thác chọn có 33 loài chiếm 64,71% và thấp nhất là sinh cảnh làng bản, nương rẫy có 18 loài chiếm 35,29%. Có một số loài bắt gặp ở cả 4 sinh cảnh như Tessaratoma papilosa (Drury), Dindymus rubiginosus (Fabricius), Physopelta cincticollis Stål, 1863. Nhưng cũng có loài chỉ bắt gặp xuất hiện tại một sinh cảnhnhư loài Zeluslongipes L.,
Menecles insertus (Say, 1832), Neottiglossa pusilla (Gmelin 1790).
Sự phân bố của côn trùng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường như: Độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, trạng thái rừng, mạng lưới thức ăn… Đối với mỗi loài côn trùng, thì tác động của các yếu tố này là khác nhau. Những loại côn trùng có hại hoạt động trên cây, lá thì dạng sinh cảnh rừng, mạng lưới thức ăn có ảnh hưởng rất lớn tới phân bố của chúng. Còn những loài côn trùng hoạt động bên dưới thì yếu tố độ ẩm, nhiệt độ, thảm thực bì lại có ảnh hưởng quan trọng. Vì vậy côn trùng nói chung và côn trùng bộ Cánh nửa cứng nói riêng luôn có sự đa dạng về phân bố theo các dạng sinh cảnh.
Côn trùng thuộc bộ Cánh nửa cứng chiếm một số lượng lớn với nhiều dạng sống khác nhau trong hệ sinh thái rừng nói chung và hệ sinh thái rừng ở KBTTN Pù Luông nói riêng nên chúng có vai trò quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất. Vai trò của chúng thể hiện ở cả hai mặt có ích và có hại.
- Côn trùng là loài động vật có ích ngoài những ý nghĩa tích cực của côn trùng trong hệ sinh thái, côn trùng còn mang lại những lợi ích kinh tế rất lớn cho con người. Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới nuôi và sử dụng Bọ xít để làm thức ăn.
- Các loài Bọ xít ăn sâu thường được nhân nuôi để sử dụng làm thiên địch tiêu diệt các loài sâu hại trong nông, lâm nghiệp.
- Ngoài những mặt tích cực mà côn trùng Cánh nửa cứng đem lại, thì những tác hại mà chúng gây ra cũng làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái như các loài Bọ xít hút dịch cây thì thường tập trung ở các chồi ngọn hút dịch làm cho đỉnh sinh trưởng của cây bị chết ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh trưởng của cây. Nhưng nhìn chung thì nhóm gây hại này mức độ gây hại nhỏ, vì vậy hiện tại chưa cần phải phòng trừ. Ngoài ra, các loài Bọ xít ăn sâu ngoài tiêu diệt các loài sâu hại thì chúng cũng tiêu diệt ngay cả những loài có ích khác, nhưng số lượng cũng rất nhỏ không gây ảnh hưởng nhiều tới hệ sinh thái.