- Kiểm tra mức độ chấp nhận của mô phỏng Biểu 4.4 Kết quả kiểm tra phân bố ND
4.3.4.1. Tổ chức đơn vị kinh doanh rừng
Diện tích của đối tượng tiến hành đưa vào xây dựng phương án kinh doanh rừng tương đối lớn; nó thường là một đơn vị quản lý kinh doanh, cũng là một thể hoàn chỉnh về kinh doanh; ý nghĩa kinh tế, tổ thành và kết cấu của tài nguyên rừng trong các bộ phận của đối tượng xây dựng phương án kinh doanh rừng thường rất phức tạp. Cho nên phương châm kinh doanh của chúng và chế độ kinh doanh thích ứng với phương châm kinh doanh đó (tổng hợp của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng trong toàn bộ thời gian sinh trưởng của rừng) cũng khác nhau.
Nhiệm vụ tổ chức đơn vị kinh doanh trong xây dựng phương án kinh doanh rừng đầu tiên là xác định ranh giới giữa các bộ phận có tính chất khác nhau để xác định mục đích kinh doanh khác nhau và áp dụng những biện pháp kinh doanh thích hợp; hơn nữa kết hợp hữu cơ các bộ phận khác nhau đó thành một thể hoàn chỉnh không thể chia cắt được. Như vậy đối với từng bộ phận có tính chất khác nhau ta có thể lập nên những chế độ kinh doanh phù hợp với phương châm kinh doanh đã định, để thuận tiện cho việc phân phối sức sản xuất, đảm bảo cho sản xuất lâm nghiệp phát triển theo hướng đã định.
Trong lâm nghiệp đối tượng kinh doanh là rừng và đất rừng. Trong thực tế, có nhiều loại rừng khác nhau phân bố xen kẽ. Một bộ phận rừng nào đó có ý nghĩa khai thác lợi dụng, còn bộ phận khác lại có ý nghĩa giữ nước, phòng hộ, cải thiện không khí môi trường. Cho nên mỗi bộ phận đều cần một chế độ kinh doanh đặc biệt của nó. Đồng thời do điều kiện tự nhiên khác nhau nên cấu trúc lâm phần và tình hình rừng cũng có sự khác nhau. Cho nên trong các lâm phần cụ thể hoặc các loại đất rừng khác nhau cũng yêu cầu có biện pháp kinh doanh khác nhau.
Nhiệm vụ của xây dựng phương án kinh doanh rừng là phải căn cứ vào sự khác nhau đó để xác định mục đích kinh doanh, định ra chế độ kinh doanh và biện pháp kinh doanh tương ứng. Còn tổ chức đơn vị kinh doanh là một hình thức để thống nhất mục đích kinh doanh với biện pháp kinh doanh.
Do các bộ phận tài nguyên rừng trong đối tượng xây dựng phương án sản xuất kinh doanh rừng có tính chất khác nhau, cho nên nó yêu cầu chế độ kinh doanh khác nhau, cần phải tổ chức thành những đơn vị kinh doanh khác nhau. Những đơn vị kinh doanh độc lập này có sự khác nhau về phương hướng sản xuất lâm nghiệp, phương hướng kinh doanh lợi dụng và nội dung kinh doanh lợi dụng. Những đơn vị kinh doanh độc lập này gọi là khu kinh doanh.
Cùng với sự phân chia khu kinh doanh, phương hướng kinh doanh và chế độ kinh doanh của khu kinh doanh cũng được xác định rõ rệt. Từ đó ta thấy phân chia khu kinh doanh đồng thời cũng là xác định hình thức tổ chức kinh doanh rừng.
Trong một khu kinh doanh, tuy phương hướng kinh doanh lợi dụng rừng đã thống nhất, nhưng tổ thành loài cây của lâm phần, tình hình rừng và đặc điểm lâm học thì vẫn khác nhau, cho nên không thể xác định mục đích kinh doanh và biện pháp kinh doanh thống nhất cho toàn bộ rừng trong khu kinh doanh được.
Sau khi phân chia khu kinh doanh, trong phạm vi khu kinh doanh phải căn cứ vào sự khác nhau của lâm phần mà tổ chức thành những đơn vị kinh doanh cơ bản, trong đó chúng giống nhau về biện pháp kinh doanh, đơn vị đó gọi là loại hình kinh doanh.
Qua các phân tích trên, căn cứ vào hiện trạng tài nguyên rừng; cấu trúc tăng trưởng và tái sinh rừng; mục đích kinh doanh rừng; nhu cầu sản phẩm gỗ; năng lực và trình độ sản xuất kinh doamh của Công ty. Đề tài đã phân chia và tổ chức các đơn vị kinh doanh rừng tại Công ty lâm nghiệp Con Cuông thành các khu vực kinh doanh và các loại hình kinh doanh như sau: