Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường 1 Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản xây dựng phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại công ty lâm nghiệp con cuông, huyện con cuông, tỉnh nghệ an​ (Trang 110 - 113)

- Xác định diện tích khai thác hàng năm:

b. Khai thác rừng Nứa,Mét

4.5.2. Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường 1 Hiệu quả kinh tế

4.5.2.1. Hiệu quả kinh tế

Sản phẩm lâm nghiệp sau 10 năm : + Trồng mới 87,8 ha rừng nguyên liệu. + Làm giàu rừng : 863,3 ha + Nuôi dưỡng rừng: 667,4 ha + Bảo vệ rừng: 4.554,4 ha + Khai thác: 7.751,6 m3gỗ lớn; 1.291,9 m3gỗ tận dụng; 1.626.000 cây Nứa; 263.200 cây Mét. +Chế biến: -Gỗ xẻ 1.500 m3, bình quân 150 m3/năm. - Gỗ bóc 1.500 m3 bình quân 150 m3/năm. - Bột giấy 4.000 tấn, bình quân 400 tấn/năm.

4.5.2.2. Hiệu quả về xã hội

- Tạo đủ công ăn việc làm cho 61 cán bộ công nhân của Công ty. Đảm bảo thu nhập bình quân từ 1.200.000 đồng/người/tháng đến 1.500.000 đồng/người/tháng.

- Thu hút thêm hàng ngàn công lao động tại địa phương, từ đó góp phần tăng thu nhập cho người dân, nâng cao trì độ dân trí trong việc bảo vệ và quản lý rừng bền vững.

- Qua việc xây dựng các phương án kinh doanh rừng bền vững giúp người dân đổi mới tư duy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sản xuất. Từ đó làm thay đổi toàn diện về bộ mặt kinh tế - xã hội của khu vực. Mặt khác còn nâng cao trình độ quản lý chỉ đạo sản xuất cho lực lượng cán bộ trẻ trong vùng qua việc đào tạo tại chỗ cho địa phương một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế được nâng lên về mặt số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, lâm nông nghiệp nông thôn

4.5.2.3. Hiệu quả về môi trường

- Bảo vệ được diện tích rừng hiện có của Công ty, nâng độ che phủ của rừng 98,3% lên 99,4% trong khu vực quản lý của Công ty.

- Góp phần giảm nhẹ và hạn chế các hiểm hoạ thiên tai như hạn hán, lũ lụt, hạn chế xói mòn rửa trôi bề mặt.

- Đảm bảo được chức năng phòng hộ của rừng như phòng hộ môi trường sinh thái, phòng hộ vùng biên.

- Đảm bảo được bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực vùng đệm của vườn Quốc gia Pù Mát. Bên cạnh đó cũng ngăn chặn được các hành vi xâm phạm đến vùng lõi của vườn Quốc gia.

Chương 5

Kết luận và kiến nghị

5.1. Kết luận.

Qua thời gian thực hiện đề tài đã đạt được mục tiêu và hoàn thành các nội dung đặt ra, phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực nghiên cứu, cụ thể như sau:

* Các cơ sở về pháp lý, kinh tế, xã hội liên quan đến QLRBV đã tạo ra hành lang pháp lý hợp pháp tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty lâm nghiệp Con Cuông thực hiện xây dựng phương án kinh doanh rừng theo hướng QLRBV.

* Trong giai đoạn vừa qua các hoạt động của Công ty cũng đã phần nào thực hiện được các tiêu chí trong 10 tiêu chuẩn QLRBV của Hội đồng quản trị rừng Việt Nam.

* Thông qua đánh giá các mô hình trồng rừng và mô hình rừng tự nhiên cho thấy các phương án kinh doanh rừng của Công ty đạt được hiệu quả về kinh tế cũng như hiệu quả về môi trường, xã hội.

* Xác định được các cơ sở kỹ thuật của phương án kinh doanh rừng theo tiêu chí QLRBV cho Công ty thông qua cấu trúc và tăng trưởng của các trạng thái rừng IIIA2, IIIA3.

* Xác định được các nội dung phương án kinh doanh rừng theo tiêu chí QLRBV cho Công ty giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017:

- Quy hoạch bố trí sử dụng đất lâm nghiệp trên khu vực quản lý của Công ty.

- Xác định các phương án kinh doanh rừng (nội dung mỗi phương án bao gồm: Đối tượng, diện tích, địa danh, giải pháp kỹ thuật, tiến độ thực hiện, nguồn vốn), cụ thể:

+ Trồng mới: 87,8 ha rừng nguyên liệu. + Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh : 567,3 ha + Nuôi dưỡng rừng: 2.589,7 ha

+ Bảo vệ rừng: 3.205,5 ha

+ Khai thác: 7.751,6 m3 gỗ lớn; 1.291,9 m3gỗ tận dụng; 1.626.000 cây Nứa; 263.200 cây Mét.

* Đưa ra các giải pháp và xác định được nhu cầu về vốn, tiến độ thực hiện chi phí và nguồn vốn cho các phương án kinh doanh rừng.

5.2. Kiến nghị

Xây dựng phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững là một vấn đề còn mới và nhiều khó khăn, phức tạp, phải thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó thời gian, nhân lực cũng như kinh nghiệm của bản thân có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, những nghiên cứu tiếp theo cần tập trung vào giải quyết những vấn đề sau:

- Nghiên các giải pháp thực hiện kinh doanh quản lý rừng bền vững. - Kiểm tra và đánh giá một số giải pháp kỹ thuật đã và đang được ứng dụng trong các hệ canh tác của địa phương thông qua các chỉ tiêu đo đếm định lượng.

- Điều tra, phân tích triệt để vai trò của kiến thức bản địa, sử dụng tổng hợp vào các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm góp phần nâng cao nhận thức và năng lực của các tổ chức và người dân trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản xây dựng phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại công ty lâm nghiệp con cuông, huyện con cuông, tỉnh nghệ an​ (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)