Hệ thực vật rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản xây dựng phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại công ty lâm nghiệp con cuông, huyện con cuông, tỉnh nghệ an​ (Trang 30 - 31)

Theo số liệu điều tra của Viện Điều tra Quy hoạch rừng (Bộ Nông nghiệp & PTNT) thì ở Công ty lâm nghiệp Con Cuông đã phát hiện được 153 họ, 522 chi, 986 loài thực vật bậc cao có mạch. Đây là hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, là kho gen lớn của thực vật nhiệt đới ảnh hưởng gió Lào và cũng là kho tài nguyên rừng lớn của tỉnh Nghệ An.

- Các nhóm cây như sau:

+ Nhóm cây lấy gỗ: Gồm 291 loài cho gồm trong đó có nhiều loài gỗ quý trong nước mà cả đối với thị trường thế giới như: Pơ Mu, Dáng Hương (quả lớn), Gụ Lau, Lát Hoa, Trầm Hương, Đinh, Lim, Sến, Táu ... .

+ Nhóm cây thuốc: Có tới 220 loài được coi là làm được thuốc ở các mức độ khác nhau, chiếm 22,3% tổng số loài đã được ghi nhận. Một số loài cây thuốc quý có triển vọng như: Trầm Hương, Chân chim, Hà Thủ Ô (trắng), Hy Thiêm, Trường Sơn, Lá Khôi, Dạ cẩm, Thiên Niên Kiện, Củ Mài, Thổ Phục Linh, Sa Nhân, Ba Kích... có trữ lượng rất khác nhau.

+ Nhóm cây cảnh: Đã thống kê được 60 loài thuộc 36 họ trong đó có 17 loài thường được trồng làm cảnh ở các các công sở, nhà cửa. Trong số 60 loài này có hơn một nửa thuộc cây thân gỗ, vừa trồng làm cảnh ở công viên vừa làm cây bóng mát ở đường phố, còn lại là các cây nhỏ, cây leo, cây bụi. Các loài cây cảnh lớn ở đây thuộc các họ Lan, Cau Dừa, Tuế.

+ Nhóm cây lấy dầu béo: Nhiều nhất là họ Thầu Dầu, họ Sến ... . Đã thống kê được 37 loài thuộc 19 họ thực vật cho dầu ở đây.

+ Nhóm cây làm thực phẩm: Gồm 39 loài nằm trong 26 họ; loại ăn lá có 31 loài; loại ăn quả: 4 loài; loại ăn củ: 2 loài; loại ăn thân: 2 loài. Đặc biệt có cả loài rau Sắng Chùa Hương.

+ Nhóm cây có chứa chất độc: Có 30 loài thuộc 21 họ trong đó có 17 loài lá và thân cây có độc, 8 loài quả và hạt có độc, 5 loài có vỏ độc, 2 loài có củ độc.

+ Nhóm Tre Nứa- Song Mây: Gồm hơn 10 loài như Giang, Nứa, Mây Mật, Mây Nếp, Song, Hèo....

+ Nhóm các loài cây quý hiếm: Gồm 33 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam, Điển hình về số lượng là: Xoay, Lim Xanh, Trai, Mộc Leo, Ba Kích, Lát Hoa, Trầm Hương, Kim Giao,...

- Các kiểu rừng chính như sau:

+ Rừng nhiệt đới mưa ẩm lá rộng thường xanh:

Phân bố ở độ cao từ 200m đến 800m, có các họ thực vật chiếm ưu thế sinh thái là: họ Re, Dẻ, Ba Mảnh Vỏ, họ Đậu, họ Cà Phê, họ Dầu. Dưới tán các loài ưu thế, có các loài cây gỗ nhỡ điển hình như: Đái Bò, Lời Bời, Bộp, Chắp, Lòng Trứng, Côm, Bồ Hòn, Máu Chó, Bứa, Đẻn, Nhọc. Nhưng phân bố rộng khắp dễ thấy và có mặt trong tất cả các ô đo đếm là các loài họ Re và Dẻ như : Dẻ Đen, Dẻ Bạc, Cà ổi, Re Tàu, Re Gừng.

+ Rừng hỗn giao gỗ, Tre Nứa:

Phân bố ở độ cao dưới 500m, đây là kiểu phụ thứ sinh nhân tác của rừng thường xanh sau khai thác, rừng bị mở tán và bị Tre Nứa xen vào. Loài cây gỗ chủ yếu là: Ràng Ràng, Hu Đay, Bời Lời, Côm, Lòng Mang ... .

+ Rừng Tre Nứa:

Tre Nứa xuất hiện từ độ cao dưới 500m trở xuống và phân bố thành từng quần thể rộng từ 15 đến 30 ha nằm rải rác.Tuy gọi là rừng Tre Nứa, nhưng có một số loài cây thân gỗ mọc rải rác như: Ràng Ràng, Hu Đay, Bời Lời, Côm, Lòng Mang ... .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản xây dựng phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại công ty lâm nghiệp con cuông, huyện con cuông, tỉnh nghệ an​ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)