Những thuận lợi:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản xây dựng phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại công ty lâm nghiệp con cuông, huyện con cuông, tỉnh nghệ an​ (Trang 44 - 48)

- Tình hình chế biến và tiêu thụ Lâm sản

3.5.1. Những thuận lợi:

+ Đất đai trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu là đất Fera lít, đất còn mang tính chất đất rừng, điều kiện lập địa thích nghi với sinh trưởng và phát triển của cây rừng.

+ Tổng tích nhiệt trong năm tương đối cao là điều kiện môi trường cần thiết cho sự nảy mầm của hạt giống cây rừng. Lượng mưa tương đối cao thuận lợi cho công tác trồng rừng.

+ Độ che phủ của thực vật cao, trên 98,7% diện tích đất có rừng đã tạo nên hoàn cảnh tiểu khí hậu ảnh hưởng đến đất đai khu vực như độ ẩm, chế độ nước ngầm, xói mòn, rửa trôi đất……

+ Tài nguyên sinh vật rừng phong phú đa dạng về dạng sống, cấu trúc tổ thành loài là nét đặc trưng cơ bản của rừng mưa nhiệt đới, có nhiều loài cây, con có giá trị về mặt kinh tế, dược liệu và bảo tồn đa dạng sinh học….Điều kiện tái sinh khá thuận lợi đa dạng về thành phần loài nên thuận lợi cho việc ổn định lại rừng sau khai thác.

+ Dân cư trên địa bàn sống tập trung, các hộ dân ở ngoài diện tích rừng của Công ty quản lý không có hiện tượng đốt nương làm rẫy.

+ Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở NN &PTNT Nghệ An, các ban ngành chức năng, sự hỗ trợ đắc lực của dự án FSNC, dự án 661...

+ Công tác quản lý bảo vệ rừng đã có nề nếp, hệ thống tiểu khu đã hoàn thiện, ranh giới Công ty đã được đóng mốc phân định rõ ràng. Diện tích rừng và đất rừng đã được giao khoán đến tận hộ gia đình CBCNV trong Công ty.

+ Có truyền thống gần 50 năm xây dựng và phát triển rừng. + Cơ sở vật chất của Công ty khá đầy đủ.

+ Việc đầu tư, xây dựng phát triển rừng được quan tâm thường xuyên, do đó độ che phủ, chất lượng rừng ngày một tăng và cải thiện. Tài nguyên rừng còn giàu về diện tích và trữ lượng, phong phú về chủng loại, khả năng tái sinh phục hồi rừng trên đất trống diễn ra khá tốt.

Với những thuận lợi đã nêu ở trên giai đoạn 2003-2006 Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:

+ Trồng rừng mới 277.3 ha. + Làm giầu rừng 217,9 ha.

+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 331,2 ha.

+ Diện tích rừng, đất rừng khoán cho hộ gia đình công nhân được ổn định với diện tích 8.459 ha.

+ Sản xuất 100.000 cây giống trồng rừng và cây ăn quả cho các xã trên địa bàn.

+ Sản lượng khai thác hàng năm từ 1.200 - 1.500 m3. + Chế biến gỗ xẻ 300 m3/năm, dăm giấy 2.000 tấn/năm.

+ Thực hiện các chương trình dự án đúng mục tiêu, tiến độ và đạt kết quả khá, hàng năm công tác thiết kế các giải pháp lâm sinh cho từng đối tượng rừng đã thực hiện nghiêm túc, đúng yêu cầu kỹ thuật.

+ Tổ chức sửa chữa thường xuyên hàng năm 39 km, đường vận chuyển và đường dân sinh. Đã xây dựng mới được 50 m2nhà trạm tại khe Nóng 2, xưởng chế biến bột giấy công suất 1.500 tấn/năm. Ngoài ra Công ty còn tham gia dự án dãn dân nội vùng 168 hộ, đầu tư chăn nuôi 117 con trâu bò, trồng cây ăn quả 11,5 ha và 41,6 ha cây công nghiệp.

+ Đầu tư mua sắm trang thiết bị, sữa chữa nhà ở, cở sở hạ tầng, vườn ươm, đang phát huy hiệu quả tốt.

+ Thu nhập của CBCNV Công ty bình quân đạt 7- 8 triệu đồng/người/năm. Nhìn chung diện tích, chất lượng rừng được tăng lên, đời sống của cán bộ công nhân viên và nhân dân, cơ sở hạ tầng trong vùng từng bước cải thiện và nâng lên rõ rệt. Đồng thời góp phần phát triển tài nguyên rừng vùng đệm và vùng nghiêm ngặt Vườn quốc gia Pù Mát, thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển.

3.5.2. Khó khăn

Tuy có những thuận lợi như trên, song Công ty vẫn còn một số khó khăn cơ bản như sau:

+ Địa hình địa thế khó khăn, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng trong khu vực chưa phát triển, nên việc vận chuyển lâm sản, hàng hoá và đời sống của công nhân viên, nhân dân trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn.

+ Nhận thức của người dân đang còn nhiều mặt hạn chế, mặt khác do đời sống kinh tế eo hẹp, người dân chỉ mới coi kinh phí bảo vệ, trồng, chăm sóc rừng như là tiền cứu đói lúc giáp hạt. Vì vậy hiệu quả của việc bảo vệ và phát triển rừng chưa cao.

+ Do phong tục tập quán thả rông trâu bò của bà con các dân tộc chưa được chấm dứt nên còn gây không ít khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Đặc biệt là công tác trồng và khoanh nuôi rừng.

+ Cán bộ chỉ đạo kỹ thuật còn thiếu và hạn chế về nghiệp vụ lâm nghiệp xã hội.

+ Cơ chế chính sách về nghề rừng chưa đồng bộ, vốn đầu tư cho bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng thấp, thời gian ngắn, nên người dân chưa an tâm đầu tư vốn xây dựng, phát triển rừng.

+ Mặc dù ranh giới của công ty đã được đóng mốc, nhưng trên thực tế người dân địa phương vẫn còn hiện tượng xâm lấn nên sẽ gây ra nhiều khó khăn cho Công ty trong việc kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn QLRBV.

Chương 4

Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản xây dựng phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại công ty lâm nghiệp con cuông, huyện con cuông, tỉnh nghệ an​ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)