- Tình hình chế biến và tiêu thụ Lâm sản
4.1.2. Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt Nam thực hiện tại Công ty.
theo pháp luật Việt Nam mà chưa có sự lồng ghép giữa pháp luật và hệ thống các công ước Quốc tế. Dẫn đến sự không đồng bộ về hệ thống quản lý giữa pháp luật Nhà nước và công ước Quốc tế.
4.1.2. Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt Nam thực hiện tại Côngty. ty.
Đã có sự nhất trí rộng rãi rằng tài nguyên rừng và đất rừng phải được quản lý tốt để đáp ứng những nhu cầu khác nhau về xã hội, kinh tế, sinh thái, văn hoá và tinh thần của thế hệ hiện nay và tương lai. Hiện nay, sự hiểu biết ngày càng sâu hơn của xã hội về sự tác hại của sự mất và suy thoái rừng làm cho những người tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi là việc sản xuất ra những sản phẩm rừng bằng gỗ hoặc không gỗ, không được làm hại mà phải giúp duy trì tài nguyên rừng cho các thế hệ tương lai. Để đáp ứng đòi hỏi này, những chương trình chứng chỉ và tự chứng chỉ các sản phẩm gỗ đã phát triển mạnh trên thương trường.
Hội đồng Quản trị rừng (FSC) là một tổ chức quốc tế uỷ quyền cho các tổ chức khác thực hiện chứng chỉ rừng để dẩm bảo tính đích thực của những tổ chức đó. Trong mọi trường hợp, việc chứng chỉ thực hiện trên cơ sở các chủ rừng và các nhà quản lý rừng tự nguyện đề nghị cơ quan chứng chỉ phục vụ. Mục tiêu của FSC là khuyến khích quản lý rừng trên cơ sở vừa đảm bảo an toàn môi trường, vừa đáp ứng được các mục tiêu kinh tế và xã hội bằng
cách đề ra chuẩn mực cho những nguyên tắc quản lý rừng được công nhận rộng rãi trên thế giới [7].
Tài liệu “Tiêu chuẩn quốc gia quản lý rừng bền vững” đã được (PCI Việt Nam) tổ công tác FSC Việt Nam biên soạn trên cơ sở điều chỉnh , bổ sung các tiêu chí và chỉ số của FSC quốc tế, có sủ dụng những ý kiến đóng góp của nhiều nhà quản lý và sản xuất Lâm nghiệp trong nước và quốc tế để vừa đảm bảo được các nguyên tắc quản lý rừng quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng bộ tiêu chuẩn QLRBV và chứng chỉ rừng. Trong đó bao gồm 10 tiêu chuẩn, 54 tiêu chí và 132 chỉ số, cụ thể các tiêu chuẩn và tình hình thực hiện các tiêu chuẩn này ở Công ty lâm nghiệp Con Cuông như sau:
+ Tiêu chuẩn 1: Tuân theo pháp luật và FSC Việt Nam: Chủ rừng tuân theo pháp luật, những quy định hiện hành khác của Nhà nước và những Hiệp định quốc tế mà Nhà nước đã ký kết đồng thời tuân theo những tiêu chuẩn và tiêu chí của FSC Việt Nam.
Thực hiện tại Công ty: Các hoạt động sản xuất kinh doanh rừng của Công ty luôn luôn tuân thủ tất cả luật pháp của Nhà nước, của địa phương và cả những yêu cầu của chính quyền; đóng góp đầy đủ các khoản phí, thuế và các khoản thu hợp pháp khác; những diện tích rừng quản lý đã được bảo vệ chống khai thác bất hợp pháp, lấn chiếm và những hoạt động trái phép khác (Mặc dù trong công tác bảo vệ còn nhiều hạn chế nên kết quả đạt được chưa cao); chưa thực hiện quản lý rừng theo các hệ thống công ước Quốc tế do chưa được tiếp cận, tập huấn.
+ Tiêu chuẩn 2:Những quyền và trách nhiệm trong sử dụng đất: Quyền và trách nhiệm sử dụng lâu dài đất và tài nguyên rừng được xác lập rõ ràng, tài liệu hoá và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thực hiện tại Công ty: Công ty lâm nghiệp Con Cuông đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ranh giới đã được đóng mốc.
+ Tiêu chuẩn 3: Những quyền của nhân dân địa phương: Những quyền hợp pháp và theo phong tục của nhân dân sở tại về QLSDR và đất của họ được công nhận và tôn trọng.
Thực hiện tại Công ty: Quản lý rừng tại Công ty không lấn chiếm, xâm lấn hoặc làm giảm tài nguyên rừng ở những nơi đất rừng được giao cho nhân dân sở tại; đối với những diện tích đất lâm nghiệp của người dân khi họ hợp đồng với Công ty hoặc uỷ quyền thì mới tiến hành tổ chức các biện pháp kinh doanh.
+ Tiêu chuẩn 4: Mối quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân: Những hoạt động kinh doanh rừng có tác động duy trì hoặc tăng cường phúc lợi kinh tế xã hội lâu dài của người lao động lâm nghiệp và các cộng đồng địa phương.
Thực hiện tại Công ty: Trong công tác quản lý kinh doanh rừng, Công ty luôn chú trọng tới lợi ích kinh tế cho công nhân cũng như người dân địa phương tham gia theo các hợp đồng giao khoán đất rừng; Luôn chú trọng tới Lâm nghiệp cộng đồng như : tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho người dân trong vùng…
+ Tiêu chuẩn 5: Những lợi ích từ rừng: Những hoạt động quản lý rừng, kinh doanh rừng có tác dụng khuyến khích sử dụng có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ từ rừng để đảm bảo tính bền vững, tính đa dạng của những lợi ích môi trường và xã hội.
Thực hiện tại Công ty: Sản xuất kinh doanh rừng trong giai đoạn vừa qua, Công ty đã hướng tới mục tiêu quản lý rừng bền vững về kinh tế cũng như môi trường, xã hội. Nhưng do cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nên trong quá trình khai thác, chế biến còn gây ra nhiều tổn hại cho những nguồn sản phẩm khác của rừng.
+ Tiêu chuẩn 6: Tác động môi trường: Chủ rừng thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và những giá trị của đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, đất đai, những hệ sinh thái, sinh cảnh đặc thù dễ bị tổn thương duy trì các chức năng sinh thái và vẹn toàn của rừng.
Thực hiện tại Công ty: Diện tích rừng của Công ty quản lý chủ yếu là rừng tự nhiên, nằm trong vùng đệm của vườn Quốc gia Pù Mát nên trong quá trình quản lý rừng Công ty cũng đã chú trọng và thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học, không gây ra các tác động xấu ảnh hưởng tới môi trường và cộng đồng. Chưa có các bản hướng dẫn thực hiện các biện pháp chống xói mòn, giảm tác hại do khai thác và bảo vệ nguồn nước.
+ Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý: Có kế hoạch quản lý phù hợp với phạm vi và cường độ hoạt động lâm nghiệp, với những mục tiêu rõ ràng và những biện pháp thực thi cụ thể, và được thường xuyên cập nhật.
Thực hiện tại Công ty: Đã xây dựng được các mục tiêu, nhiệm vụ các giải pháp trong từng giai đoạn, trong từng phương án tổ chức kinh doanh rừng. Mặc dù vậy, Công ty vẫn chưa xây dựng được các chuyên đề cụ thể trong việc nghiên cứu khoa học.
+ Tiêu chuẩn 8: Kiểm tra đánh giá: Thực hiện kiểm tra và đánh giá định kỳ tương ứng với cường độ sản xuất kinh doanh để nắm được tình hình rừng, sản lượng các sản phẩm, chuỗi hành trình, các hoạt động quản lý rừng và những tác động môi trường, xã hội của những hoạt động ấy.
Thực hiện tại Công ty: Việc thu thập những thông tin cần thiết cho việc kiểm tra còn sơ sài nên công tác kiểm tra đánh giá chưa được sát thực. Bên cạnh đó do hạn chế về mặt chuyên môn nên việc đánh giá tác động đến môi trường và xã hội chưa được đầy đủ và chính xác.
+ Tiêu chuẩn 9: Duy trì các khu rừng có giá trị bảo tồn cao: Những hoạt động quản lý rừng ở những rừng có giá trị bảo tồn cao có tác dụng duy trì hoặc tăng cường các thuộc tính của những rừng đó. Những quyết định liên
quan đến rừng có giá trị bảo tồn cao luôn được cân nhắc cẩn thận trên cơ sở một giải pháp phòng ngừa.